Công chứng mua bán xe

công chứng mua bán xe

Hầu hết trong mọi giao dịch, hợp đồng đều nên công chứng để đảm bảo tính pháp lý, tránh những tranh chấp không đáng có sau này. Nếu bạn đang mua bán xe và cần tiến hành thủ tục công chứng mua bán xe; hãy cùng Luật Trần và Liên Danh tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Công chứng là gì?

Theo Khoản 1, Điều 2 Luật công chứng năm 2014 thì “Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng; giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp; không trái đạo đức xã hội của bản dịch, giấy tờ văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài; hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch); mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân; tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.”

Đặc điểm của hoạt động công chứng

Hoạt động công chứng được thực hiện bởi hai loại chủ thể: Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng và cơ quan đại diện ngọai giao; hoặc lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.

Đối tượng của hoạt động công chứng gồm: hợp đồng, giao dịch dân sự bằng văn bản; bản dịch giấy tờ, văn bản từ Tiếng Việt sang tiếng nước ngoài; hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.

Nội dung của hoạt động công chứng là chứng nhận tính xác thực; tính hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của hợp đồng; giao dịch, tính xác thực, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ; văn bản tiếng Việt sang tiếng nước ngoài; hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.

Phạm vi công chứng là các loại việc được quy định tại Luật Công chứng năm 2014. Cụ thể là: công chứng hợp đồng thuê bất động sản; công chứng hợp đồng ủy quyền; công chứng di chúc; công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản; công chứng văn bản khai nhận di sản; công chứng bản dịch. Ngoài ra, công chứng còn được thực hiện trong các văn bản theo quy định của luật khác. Ví dụ như công chứng hợp đồng mua bán, tặng cho,….

Hoạt động công chứng được thực hiện đảm bảo an toàn pháp lý cho các hợp đồng; giao dịch. Ngăn ngừa tranh chấp, vi phạm pháp luật; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức,….

Chủ thể của hoạt động công chứng

Công chứng viên

Chủ thể thực hiện hoạt động công chứng là công chứng viên. Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014: “Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này; được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng”.

Công chứng viên là một chức danh tư pháp, có vị trí tương đương với thẩm phán, kiểm sát viên; hay chấp hành viên thi hành án dân sự.

Tổ chức hành nghề công chứng

Tổ chức hành nghề công chứng gồm Văn phòng công chứng và Phòng công chứng.

Tổ chức hành nghề công chứng có những đặc điểm sau:

Tổ chức hành nghề công chứng không phải là cơ quan hành chính nhà nước; mà là tổ chức cung ứng dịch vụ công; thực hiện cung ứng dịch vụ pháp lý về công chứng theo sự ủy nhiệm của Nhà nước.

Thành lập văn phòng công chứng phải theo quy định củ Luật Công chứng; chủ trương xã hội công chứng của từng địa phương. Việc thành lập phòng công chứng ngoài việc tuân thủ quy định của Luật Công chứng; còn phải tuân thủ yêu cầu về cải cách bộ máy các đơn vị sự nghiệp cung ứng dịch vụ công; pháp luật về thành lập, tổ chức, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng không phải là hoạt động hành chính; hay tư pháp mà là hoạt động bổ trợ tư pháp. Việc công chứng của các tổ chức hành nghề công chứng không phải là hoạt động phán xét các hợp đồng; giao dịch, bản dịch có hiệu lực pháp luật hay không; mà chỉ là hoạt động xác nhận để chứng nhận tính chính xác; trung thực và hợp pháp ý chí; nguyện vọng của các bên.

Hành vi công chứng không phải là một giao dịch dân sự; nhưng nó gắn chặt với các quan hệ tài sản; quan hệ nhân thân phi tài sản.

Hoạt động công chứng của các tổ chức hành nghề công chứng được thực hiện bởi công chứng viên. Ngoài công chứng viên, không một cá nhân nào khác của tổ chức hành nghề công chứng được quyền công chứng.

Khi hành nghề, các công chứng viên hoạt động độc lập; tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình; không bị chi phối hoặc áp đặt bởi người đứng đầu Tố chức hành nghề công chứng; hoặc cơ quan quản lý nhà nước.

Vai trò của hoạt động công chứng

Công chứng là một hoạt động quan trọng; một thể chế không thể thiếu của Nhà nước pháp quyền. Thông qua hoạt động công chứng và các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng; giao dịch cụ thể, được thực hiện hóa và các bên tham gia hợp đồng; giao dịch tự nguyện thục hiện quyền và nghĩa vụ đã xác định trước đó.

Công chứng là hoạt động góp phần giúp nhà nước quản lý xã hội tốt hơn; nhất là trong các lĩnh vực thương mại, dân sự,….Thông qua đó, đảm bảo an toàn pháp lý, phòng ngừa các tranh chấp có thể xảy ra cho các bên.

Hoạt động công chứng đáp ứng yêu cầu đòi hỏi phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; từng địa phương, góp phấn thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

Công chứng tạo và cung cấp chứng cứ cho hoạt động tố tụng; khi có tranh chấp xảy ra giữa các bên trong quan hệ dân sự, thương mại. Văn bản công chứng có giá trị chứng cứ, tình tiết; sự kiện trong vă bản công chứng không phải chứng minh; trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố vô hiệu.

Trường hợp nào phải công chứng?

Theo quy định của Luật Công chứng hiện nay không có điều luật nào quy định về các trường hợp bắt buộc phải công chứng. Tuy nhiên mỗi giao dịch khác nhau sẽ có quy định cụ thể về việc công chứng.

Ví dụ theo quy định tại Điều 122 của Luật nhà ở và Điều 430 của Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng mua bán nhà ở phải thực hiện công chứng theo quy định.

– Đối với các hợp đồng tặng cho tài sản là nhà ở, bất động sản trừ trường hợp tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương thì phải thực hiện công chứng theo quy định theo quy định tại Điều 122 Luật Nhà ở và Khoản 1 Điều 459 Bộ luật dân sự 2015.

– Các hợp đồng tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản và có công chứng theo quy định tại Khoản 1 Điều 459 Bộ Luật Dân sự 2015.

– Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất bắt buộc phải công chứng theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 167 của Luật Đất đai 2013.

công chứng mua bán xe
công chứng mua bán xe

– Ngoài ra di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữ phải được công chứng được quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều 630 Bộ Luật Dân sự 2015.

– Di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài bắt buộc phải thực hiện công chứng theo quy định tại Khoản 5 Điều 647 của Bộ Luật Dân sự 2015.

– Văn bản về lựa chọn người giám hộ bắt buộc phải công chứng theo quy định tại Khoản 2 Điều 48 Bộ luật Dân sự 2015.

Ngoài những trường hợp bắt buộc phải công chứng được quy định cụ thể trong một số Luật chuyên ngành cụ thể thì tùy theo nhu cầu của cá nhân, tổ chức cũng có thể thực hiện công chứng đối với các hợp đồng, giao dịch khác.

Hồ sơ công chứng hợp đồng mua bán xe

Hồ sơ công chứng bao gồm các loại giấy tờ sau đây:

Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ.

Dự thảo hợp đồng (đối với trường hợp hợp đồng đã được soạn thảo sẵn).

Bản sao giấy đăng ký xe.

Bản sao đăng kiểm xe (đối với ô tô).

Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng (CMND/CCCD của 02 vợ chồng bên bán, bên mua. Nếu độc thân thì có Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; Sổ hộ khẩu của 02 bên).

(Bản sao là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực).

Ngoài bản sao, cần mang tất cả giấy tờ bản chính để công chứng viên đối chiếu.

Thủ tục công chứng hợp đồng mua bán xe

Căn cứ Điều 40, 41 Luật Công chứng 2014, thủ tục công chứng hợp đồng mua bán xe được tiến hành như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người có nhu cầu công chứng cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ yêu cầu công chứng, gồm các giấy tờ sau đây:

– Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;

– Dự thảo hợp đồng (đối với trường hợp hợp đồng đã được soạn thảo sẵn);

– Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân của 02 vợ chồng bên bán, bên mua. Nếu độc thân thì có Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; Sổ hộ khẩu của 02 bên);

– Bản sao giấy đăng ký xe;

– Bản sao đăng kiểm xe (đối với ô tô);

(Bản sao là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực).

Ngoài bản sao, cần mang tất cả giấy tờ bản chính để công chứng viên đối chiếu.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Văn phòng công chứng nhận hồ sơ sẽ kiểm tra, nếu thấy đủ điều kiện thì sẽ nhận hồ sơ, nếu thiếu sẽ yêu cầu bổ sung hoặc chối từ tiếp nhận nếu không đủ điều kiện công chứng theo Luật định.

Bước 3: Tiến hành công chứng

Trường hợp hợp đồng do 02 bên soạn sẵn, công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng; nếu trong dự thảo có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.

Trường hợp văn phòng công chứng soạn thảo hợp đồng thì ngay sau khi nhận đủ hồ sơ, công chứng viên sẽ tiến hành soạn thảo hợp đồng.

Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.

Nếu người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng thì ký vào từng trang của hợp đồng. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ trong hồ sơ để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.

Bước 4: Nộp lệ phí và nhận hợp đồng công chứng

Người đề nghị công chứng hoặc một trong các bên nộp lệ phí, thù lao công chứng, nhận hợp đồng đã công chứng.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về công chứng mua bán xe Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139