Khi chúng ta bị người khác buôn ra những lời nói sĩ nhục hay hạ thấp nhân phẩm, danh dự, thì chúng ta có thể tố cáo người xúc phạm mình để nhờ vào sự can thiệp của pháp luật lấy lại danh dự cho bản thân. Các tội danh và hình phạt liên quan đến tội danh làm nhục người khác đã được quy định rõ trong luật pháp. Hãy cùng với luật hình sự tìm hiểu tội danh làm nhục người khác qua bài viết dưới đây.
Khái niệm tội làm nhục người khác
Làm nhục người khác là hành vi liên quan đến việc xúc phạm nghiêm trọng về vấn đề nhân phẩm, danh dự của con người.
Người phạm tội phải là người có hành động (bằng lời nói hoặc hành vi) xúc phạm nghiêm trọng đến vấn đề về nhân phẩm, danh dự của người khác, như: thực hiện lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, hành động lột quần áo giữa đám đông… Để tiến hành việc làm nhục người khác, người phạm tội còn có những hành vi vũ lực hoặc tiến hành đe dọa dùng vũ lực như thực hiện bắt trói, hay tra khảo, vật lộn, dùng đấm đá hoặc các phương tiện gây nguy hiểm để khống chế, tiến hành đe dọa, và buộc người bị hại phải làm theo các mong muốn của mình.
Tất cả các hành vi, thủ đoạn đó chỉ với mục đích cụ thể là làm nhục mà không nhằm mục đích nào khác. Nếu hành vi làm nhục người khác lại tiếp tục cấu thành một tội danh độc lập thì tùy vào các trường hợp cụ thể mà người phạm tội sẽ bị truy cứu các trách nhiệm liên quan đến hình sự về tội làm nhục và các tội danh tương ứng với hành vi đã thực hiện. Có thể kể đến là tội vu khống và tính chất nghiêm trọng hơn là tội hiếp dâm.
Quy định chi tiết của pháp luật về tội làm nhục người khác
Theo điều 155, Bộ luật hình sự 2017 quy định về tội làm nhục người khác như sau:
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên; Luật sư hình sự giỏi.
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Các dấu hiệu pháp lý của tội làm nhục người khác
Về mặt chủ thể của tội phạm – Điều 155 Bộ luật hình sự
Chủ thể liên quan của tội phạm này là bất kỳ người nào có đầy đủ các năng lực về trách nhiệm hình sự và từ đủ độ tuổi 16 trở lên. Các cá nhân 14 đến dưới 16 tuổi sẽ không phải chịu các trách nhiệm về hành vi này do không nằm trong các trường hợp được quy định cụ thể tại Điều 12 của Bộ luật Hình sự về các hành vi liên quan mà người ở độ tuổi này phải thực hiện trách nhiệm.
Khách thể của tội phạm – Điều 155 Bộ luật hình sự
Hành vi phạm tội đã được nêu trên có liên quan đến xâm phạm về danh dự, nhân phẩm của người khác.
Mặt chủ quan của tội phạm – Điều 155 Bộ luật hình sự
Người phạm tội đã thực hiện việc tội phạm của mình với lỗi cố ý. người phạm tội đã biết rõ về hành vi của mình là hành vi liên quan đến xúc phạm về danh dự, nhân phẩm người khác nhưng vẫn cố tình thực hiện hành vi phạm tội. Ý thức chủ quan của người phạm tội là muốn làm cho người bị hại phải bị hạ thấp về danh dự, hay nhân phẩm với nhiều nguồn động cơ khác nhau, có thể là động cơ trả thù chính người bị hại hoặc cũng có thể xem động cơ là trả thù người thân của người bị hại…
Động cơ hay mục đích không phải dấu hiệu có tính bắt buộc nằm trong khuôn khổ của tội làm nhục người khác.
Mặt khách quan của tội phạm – Điều 155 Bộ luật hình sự
Mặt khách quan này được thể hiện cụ thể với các hành vi liên quan đến việc xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác. Những hành vi này còn có thể được thực hiện bằng lời nói hoặc có những hành động khác với mục đích là tiến hành hạ thấp nhân cách, hay xúc phạm về danh dự, nhân phẩm của người khác, cụ thể như sau:
+ Thể hiện bằng những lời nói co tính sỉ nhục, chửi bới một cách đầy thô bỉ… nhằm vào nhân cách và danh dự với các tính chất hạ thấp về nhân cách, danh dự của người bị hại, bên cạnh đó làm cho người bị hại cảm thấy bị nhục nhã hay mất mặt trước mọi người.
+ Thể hiện cụ thể bằng việc làm: có những hành vi gây ra hành động xấu, bỉ ổi với người bị hại trước mặt những đám đông để thỏa mãn việ bêu rếu. Ví dụ: nhổ nước bọt thẳng vào mặt, hay dụng phân ném, hoặc trứng thối vào cơ thể người, xe cộ…nhằm mục địch xúc phạm nghiêm trọng về nhân phẩm của người khác.
Luật sư hình sự tư vấn các quy định pháp luật trước đây về tội làm nhục người khác
Tùy theo các tính chất, hay các mức độ nghiêm trọng khác nhau của hành vi mà người xúc phạm nhân phẩm, danh dự người khác đều bị xử phạt về hành chính hoặc tiến hành nặng hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Xử phạt về hành chính:
Căn cứ tại các điểm d, e khoản 1 nằm trong Điều 5 thuộc Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ liên quan đến vấn về quản lý, cung cấp, hay thực hiện việc sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng xã hội quy định: nghiêm cấm các hành vi như: “Đưa những thông tin gây xuyên tạc, hay vu khống, và xúc phạm đến uy tín của tổ chức, danh dự và cả nhân phẩm của cá nhân”; “Giả mạo các tổ chức, cá nhân và phát tán đi những thông tin liên quan giả mạo, thông tin sai sự thật nhằm xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp được quy định của tổ chức, cá nhân”.
Đồng thời, người vi phạm sẽ bị xử phạt cụ thể theo quy định tại Điều 66, Nghị định số 174/2013/NĐ-CP về việc sử dụng các thông tin số nhằm vào các mục đích liên quan đến xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác. Cụ thể, việc làm này sẽ bị xử phạt với số tiền tương ứng từ 10 triệu đồng cho đến 20 triệu đồng tùy vào hành vi như: Cung cấp, hay thực hiện trao đổi, truyền đưa hoặc tiến hành lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm thực hiện việc đe dọa, gây quấy rối, xuyên tạc, hay vu khống, và còn có thể xúc phạm đến uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.
Điều 5. Vi phạm các quy định cụ thể về trật tự công cộng
Tiến hành Phạt cảnh cáo hoặc thực hiện việc phạt tiền từ 100.000 đồng cho đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi như: Có cử chỉ hay lời nói thô bạo, hoặc thực hiện việc khiêu khích, trêu ghẹo, và xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
Quy định pháp luật hiện nay về tội làm nhục người khác
Về vấn đề liên quan đến các chế tài hình sự, Điều 155 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định rõ ràng:
– Tiến hành Phạt cảnh cáo, hay phạt tiền từ 10.000.000 đồng cho đến 30.000.000 đồng hoặc sử dụng phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Nếu các hành vi này có tính chất nghiêm trọng, và có đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm.
– Thực hiện Phạt tù từ 03 tháng cho đến 02 năm, áp dụng cụ thể đối với một trong các trường hợp phạm tội như: Phạm tội có mức độ từ 02 lần trở lên; Đối với số lượng từ 02 người trở lên; có Lợi dụng về chức vụ, quyền hạn; Đối với người đang trong thời gian thi hành công vụ; Đối với người đang thực hiện việc dạy dỗ, nuôi dưỡng, hay chăm sóc, tiến hành chữa bệnh cho mình; Sử dụng mạng máy tính hoặc các mạng viễn thông, phương tiện điện tử để thực hiện quá trình phạm tội; Gây ra rối loạn về vấn đề tâm thần và hành vi khác của nạn nhân mà tỷ lệ gây tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
– Tiến hành Phạt tù từ 02 năm cho đến 05 năm, áp dụng cụ thể đối với trong các trường hợp phạm tội có tính chất và mức độ sau: Gây rối về vấn đề loạn tâm thần và các hành vi của nạn nhân mà trong đó thì tỷ lệ tổn thương của cơ thể đạt 61% trở lên; Làm cho nạn nhân phải tự sát, tư vấn luật hình sự chi tiết
Bên cạnh việc phải chịu một trong số những hình phạt chính ở trên, thì người phạm tội còn phải chịu các hình phạt bổ sung như: Cấm đảm nhiệm các chức vụ, hay cấm hành nghề hoặc làm công việc nào đó cụ thể từ một năm cho đến năm năm.
Xử lí đối với tội làm nhục người khác trên mạng xã hội
Tùy thuộc vào các tính chất của hành vi vi phạm, và nếu chưa đến mức phải chịu trách nhiệm liên quan đến vấn đề về hình sự thì người thực hiện hành vi làm nhục người khác ngay trên mạng xã hội cũng có thể bị phạt hành chính với các mức độ tương ứng có liên quan.
Trong đó, tại điểm a nằm trong khoản 1 thuộc Điều 101 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP
Phạt số tiền mức từ 10 – 20 triệu đồng đối với những hành vi về lợi dụng mạng xã hội để thực hiện các công việc như cung cấp, chia sẻ các thông tin giả mạo, các thông tin sai sự thật, hay các vấn đề xuyên tạc, vu khống, cũng có thể là xúc phạm uy tín của cơ quan, các tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
Lưu ý: Mức phạt này sẽ được áp dụng cụ thể đối với hành vi vi phạm về hành chính của các tổ chức. Đối với các trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như hành vi của tổ chức thì có thể mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền mà các tổ chức phải chịu (Căn cứ Điều 4 Nghị định 15).
Phân biệt tội danh vu khống và tội danh làm nhục người khác
Tội danh vu khống và Tội danh làm nhục người khác là 02 Tội danh độc lập được quy định trong Bộ luật hình sự – Do đó chỉ có một hành vi thực hiện tội phạm, thì hành vi này chỉ có thể cấu thành 01 trong hai Tội danh là vu khống hoặc làm nhục người khác, mà không thể cùng lúc cấu thành cả hai Tội danh này. Tuy nhiên, thực tiễn có không ít Người lại hay dùng 02 hành vi của 02 Tội danh này trong cùng lúc đi liền với nhau để mô tả về một hành vi xảy trên thực tế – Ví dụ: “Ông N đã bị Bà M vu khống và làm nhục (Hoặc Ông N đã bị Bà M vu khống, làm nhục)”; Trong khi đúng ra chỉ có thể là một trong hai hoặc vu khống hoặc làm nhục mà thôi.
Xét dưới góc độ tâm lý học: Sở dĩ có sự nhầm lẫn như vừa nêu bởi một phần, đúng là về góc độ tâm lý con người khi bị người khác bịa đặt thông tin sai sự thật (Vu khống) sẽ kéo theo hệ quả là làm cho người đó cảm thấy bị làm nhục, nên đôi khi người ta hay dùng cùng lúc vu khống, làm nhục là như thế! Tuy nhiên, không thể vì vậy mà cho rằng có thể dùng chung như vừa nêu, vì có những hành vi có yếu tố làm nhục, nhưng lại không liên quan gì đến vu khống – Ví dụ: Trong lúc cãi nhau, Ông L bị Ông H nhổ nước bọt vào mặt trước sự chứng kiến của nhiều Người, thì hành vi này chỉ có thể là hành vi làm nhục người khác, mà không thể là hành vi vu khống.
Xét dưới góc độ khoa học hình sự – Sở dĩ có sự nhầm lẫn như vừa nêu bởi một phần, trong cả hai Tội danh đều có chi tiết “Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm” người khác. Cho nên khi bị bất kỳ ai đó xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm, là nhiều Người sẽ cho rằng đã bị vu khống hoặc làm nhục. Ngay cả một số Người có chuyên ngành, đôi khi cũng không phân biệt được sự khác nhau của chi tiết “Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm” trong Tội vu khống và Tội làm nhục người khác, từ đó dẫn đến những nhầm lẫn.
Rõ ràng – Nếu như “Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm” trong Tội làm nhục Người khác là dấu hiệu hành vi (Đã có hành vi “Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm” người khác) – Thì trong Tội vu khống, việc “Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm” người khác lại là dấu hiệu mục đích hướng đến (Đã có hành vi bịa đặt hoặc loan truyền thông tin sai sự thật NHẰM “Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm” người khác).
Chính vì vậy – Để phân biệt hai Tội danh trên, cần phải xác định và khẳng định: Trong Tội danh vu khống luôn bắt buộc phải có yếu tố [Sai sự thật] điều không bắt buộc trong Tội làm nhục Người khác, cho nên nếu không có yếu tố sai sự thật trong tất cả các hành vi thì không bao giờ cấu thành Tội vu khống – Đó là điều chắc chắn. Ví dụ: Ông A nói Cô B “làm gái bán dâm” và sự thật đúng như thế, thì đó không phải là hành vi vu khống.
Hiện nay, tội danh làm nhục người khác có rất ít các trường hợp bị xử lý hình sự mà chỉ thực hiện xử lý hành chính.
Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của tội làm nhục người khác Điều 155 Bộ luật hình sự
Theo tại Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức; Luật sư bào chữa hình sự chi tiết.
l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
m) Phạm tội do lạc hậu;
n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
r) Người phạm tội tự thú;
s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
x) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.
2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
Như vậy, nếu có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên theo quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 nêu trên, người thực hiện hành vi phạm tội có thể được xem xét giảm nhẹ hình phạt và tòa án sẽ xem xét và quyết đinh mức hình phạt cuối cùng.
Khi làm việc với cơ quan chức năng, người phạm tội phải thành khẩn khai báo và hợp tác để được hưởng chính sách khoan hồng của nhà nước. Bên cạnh đó, cần có sự tham gia của Luật sư bào chữa cho bị cáo. Việc góp mặt của luật sư khi tham gia vụ án với tư cách người bào chữa không chỉ xác định chính xác tội danh mà còn khai thác tối đa các tình tiết giảm nhẹ hình phạt cho bị can, bị cáo.
Đối với các trường hợp làm nhục người khác thì chúng ta cần xử lí và có những biện pháp răn đe để bảo vệ cho người bị xâm phạm và giáo dục người thực hiện hành vi đe dọa, làm nhục. Để có một môi trường văn minh và thân thiện chúng ta cần tích cực đẩy lùi và tránh xa vấn nạn này.
Trên đây là toàn bộ nội dung về hình phạt của tội làm nhục người khác. Qua bài viết này chúng tôi mong rằng sẽ giúp bạn dễ hình dung hơn về vấn đề này. Nếu còn điều gì chưa rõ, cần hỗ trợ, các bạn có thể liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự trực tuyến của Công ty luật Trần và Liên Danh để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.