Thuế thu nhập doanh nghiệp

thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Khái niệm và các quy định liên quan đến thuế TNDN hiện hành theo quy định pháp luật.

Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp

Hiện nay, chưa có một khái niệm cụ thể về thuế thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN). Tuy nhiên, dựa theo các quy định như luật thuế thu nhập doanh nghiệp, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành thì chúng ta có thể hiểu thuế TNDN như sau:

Thuế TNDN là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

Để tìm hiểu rõ về thuế TNDN chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm các khái niệm quan trọng liên quan tới loại thuế này. 

Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp?

Theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp các đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp gồm các đối tượng sau:

– Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế gồm:

Các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Chứng khoán, Luật Dầu khí, Luật Thương mại,…

Các doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú hay không có cơ sở thường trú ở Việt Nam;

Các đơn vị sự nghiệp công lập hoặc ngoài công lập sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định;

Tổ chức khác có hoạt động sản xuất kinh doanh và có thu nhập chịu thuế theo quy định.

– Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này doanh nghiệp tiến hành một phần hoặc toàn bộ các hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam như chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên tại Việt Nam.

Như vậy đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp không chỉ bao gồm các doanh nghiệp của Việt Nam có hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn bao gồm cả doanh nghiệp nước ngoài có hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.

Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp có những vai trò sau:

– Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội:

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta, tất cả các thành phần kinh tế đều có quyền tự do kinh doanh và bình đằng trên cơ sở pháp luật. Các doanh nghiệp với lực lượng lao động có tay nghề cao, năng lực tài chính mạnh thì doanh nghiệp đó sẽ có ưu thế và có cơ hội để nhận được thu nhập cao; ngược lại các doanh nghiệp với năng lực tài chính, lực lượng lao động bị hạn chế sẽ nhận được thu nhập thấp, thậm chí không có thu nhập. Ðể hạn chế nhược điểm đó, Nhà nước sử dụng thuế thu nhập doanh nghiệp làm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể có thu nhập cao, đảm bảo yêu cầu đóng góp của các chủ thể kinh doanh vào ngân sách Nhà nước được công bằng, hợp lý.

– Thuế thu nhập doanh nghiệp là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước:

Phạm vi áp dụng của thuế thu nhập doanh nghiệp rất rộng, gồm cá nhân, nhóm kinh doanh, hộ cá thể và các tổ chức kinh tế có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có phát sinh lợi nhuận. Nền kinh tế thị trường nước ta ngày càng phát triển và ổn định, tăng trưởng kinh tế được giữ vững ngày càng cao, các chủ thể hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận thì khả năng huy động nguồn tài chính cho ngân sách Nhà nước thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp ngày càng dồi dào.

– Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo chiều hướng kế hoạch, chiến lược, phát triển toàn diện của Nhà nước:

Nhà nước ưu đãi, khuyến khích đối với các chủ thể đầu tư, kinh doanh vào những ngành, lĩnh vực và những vùng, miền mà Nhà nước có chiến lược ưu tiên phát triển trong từng giai đoạn nhất định.

– Thuế thu nhập doanh nghiệp còn là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc thực hiện chứng năng điều tiết các hoạt động kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ phát triển kinh tế nhất định:

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế có vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật thuế của Việt Nam, song để phát huy một cách có hiệu qủa vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp, chúng ta cần phải xem xét nó dưới nhiều khía cạnh, kể cả những kinh nghiệm xử lý của nước ngoài.

thuế thu nhập doanh nghiệp
thuế thu nhập doanh nghiệp

Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 2 Luật thuế TNDN, người nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi là doanh nghiệp) bao gồm:

– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam

– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;

– Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;

– Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;

– Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.

Thu nhập chịu thuế TNDN

Theo quy định tại Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân 2008, Luật TNDN sửa đổi 2013, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các luật về thuế 2014. Các khoản thu nhập phải chịu thuế TNDN gồm:

Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ là những thu nhập đến từ hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng cho thị trường. Lưu ý hàng hoá, dịch vụ phải được đăng ký mã ngành nghề với cơ quan nhà nước và đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh (nếu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện).

Các khoản thu nhập khác

Về các khoản thu nhập khác, căn cứ vào điều 3 Nghị định 218/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 12/2015/NĐ-CP, thu nhập chịu thuế bao gồm:

– Thu nhập từ chuyển nhượng vốn

+ Thu nhập từ việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp, kể cả trường hợp bán doanh nghiệp, chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng quyền góp vốn 

+ Các hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật;

– Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, thu nhập từ chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, thu nhập từ chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản theo quy định tại Điều 13 và Điều 14 Nghị định 218/2013/NĐ-CP.

– Thu nhập từ quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ, thu nhập từ chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật.

– Thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản (trừ bất động sản), trong đó có các loại giấy tờ có giá khác.

– Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, bán ngoại tệ, bao gồm:

+ Lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, lãi cho vay vốn dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật bao gồm cả tiền lãi trả chậm, lãi trả góp, phí bảo lãnh tín dụng và các khoản phí khác trong hợp đồng cho vay vốn;

+ Thu nhập từ bán ngoại tệ;

+ Khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính;

+ Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ (riêng chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập mà tài sản cố định này chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính).

Đối với khoản nợ phải thu, khoản cho vay có gốc ngoại tệ phát sinh trong kỳ thì chênh lệch tỷ giá hối đoái của các khoản nợ phải thu, khoản cho vay này là khoản chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái tại thời điểm thu hồi nợ với tỷ giá hối đoái tại thời điểm ghi nhận khoản nợ phải thu hoặc khoản cho vay ban đầu;

– Các khoản trích trước vào chi phí nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hết theo kỳ hạn trích lập mà doanh nghiệp không hạch toán điều chỉnh giảm chi phí;

– Khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được;

– Khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ;

– Khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót phát hiện ra;

– Chênh lệch giữa thu về tiền phạt, tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng kinh tế hoặc thưởng do thực hiện tốt cam kết theo hợp đồng (không bao gồm các khoản tiền phạt, tiền bồi thường được ghi giảm giá trị công trình trong giai đoạn đầu tư) trừ (-) đi khoản bị phạt, trả bồi thường do vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật;

– Các khoản tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật nhận được;

– Chênh lệch do đánh giá lại tài sản theo quy định của pháp luật để góp vốn, điều chuyển khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nhận tài sản được hạch toán theo giá đánh giá lại khi xác định chi phí được trừ  theo quy định của pháp luật;

– Thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam;

– Các khoản thu nhập khác bao gồm cả thu nhập được miễn thuế quy định tại Khoản 6, Khoản 7 Điều 4 Nghị định này.

Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp

1. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo năm dương lịch hoặc năm tài chính, trừ trường hợp quy định đối với doanh nghiệp nước ngoài dưới đây.

2. Kỳ tính thuế TNDN theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với doanh nghiệp nước ngoài được quy định: 

– Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú;

– Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

– Thuế suất thuế TNDN hiện hành là 20% áp dụng chung cho các doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá hai mươi tỷ đồng áp dụng thuế suất 20%.

Doanh thu làm căn cứ xác đnh doanh nghithuđối tượng được ádụng thuế suất 20tạikhoản này là doanh thcnăm trước liền kề.

– Thuế suất thuế TNDN đối vhoạt động tìkiếmthăm khathác dầu, khí và tànguyên quý hiếm khác tViệt Nam từ 32đế50phù hvới từng dự ántừng cơ sở kinh doanh.

Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Công thức chung tính thuế TNDN như sau:

Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN

Nếu doanh nghiệp trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì thuế TNDN phải nộp được xác định như sau:

Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KHCN) x thuế suất thuế TNDN

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật mới nhất gửi đến bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139