Hoàn thuế giá trị gia tăng được hiểu là một khoản thuế được Nhà nước trả lại cho người nộp thuế sau khi họ đã nộp vào ngân sách nhà nước. Vậy doanh nghiệp muốn hoàn thuế gtgt của tài sản cố định thì cần những điều kiện gì? Luật Trần và Liên Danh xin được gửi tới bạn đọc bài chia sẻ giúp các bạn hiểu thêm về vấn đề trên.
Tài sản cố định là gì, phân loại như thế nào?
Hiện nay, trong các quy định pháp luật không có khái niệm chung về tài sản cố định nhưng để được xác định là tài sản cố định thì tài sản phải có thời gian sử dụng trên 01 năm và có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên và chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. Tuy nhiên, theo Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC có quy định cách hiểu cụ thể về từng loại tài sản cố định như sau:
Tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…
Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả…
Vai trò cuả thuế giá trị gia tăng trong lưu thông hàng hoá:
Luật thuế doanh thu quy định doanh thu phát sinh là cơ sở để thực hiện chế độ thu nộp thuế. Do đó Nhà nước đánh thuế trên toàn bộ doanh thu phát sinh của sản phẩm qua mỗi lần chuyển dịch từ khâu sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Nếu các sản phẩm, hàng hoá chịu thuế càng qua nhiều khâu thì số thuế Nhà nước thu cũng tăng thêm qua các khâu nên việc áp dụng thuế doanh thu dẫn đến tình trạng thuế thu trùng lặp đối với phần doanh thu đã chịu thuế ở công đoạn trước. Ðiều đó mang tính bất hợp lý, tác động tiêu cực đến sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Với tính ưu điểm của thuế giá trị gia tăng là Nhà nước chỉ thu thuế đối với phần giá trị tăng thêm cuả các sản phẩm ở từng khâu sản xuất, lưu thông mà không thu thuế đối với toàn bộ doanh thu phát sinh như mô hình thuế doanh thu.
Nếu như không có các sự kiện biến động về tài chính, tiền tệ, sản xuất và lưu thông giảm suất, yếu kém, kinh tế suy thoái và các nguyên nhân khác tác động thì việc áp dụng thuế giá trị gia tăng thay cho thuế doanh thu sẽ không ảnh hưởng gì đến giá cả các sản phẩm tiêu dùng, mà trái lại giá cả càng hợp lý hơn, chính xác hơn vì tránh được thuế chồng lên thuế.
Theo nghiên cứu và thống kê cuả ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thì phần lớn các nước trong đó có cả Việt Nam sau khi áp dụng thuế giá trị gia tăng, giá cả các loại hàng hoá, dịch vụ đều không thay đổi hay chỉ thay đổi một tỷ lệ không đáng kể và mức sản xuất cuả các doanh nghiệp, mức tiêu dùng cuả dân chúng không sút giảm, hay chỉ suất giảm một tỷ lệ nhỏ trong thời gian đầu, kể cả các trường hợp tăng thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với một số mặt hàng trong định kỳ điều chỉnh.
Như vậy ta có thể kết luận rằng thuế giá trị gia tăng không phải là một nhân tố gây ra lạm phát, gây khó khăn trở ngại cho việc phát triển sản xuất, lưu thông hàng hoá mà trái lại, việc áp dụng thuế giá trị gia tăng đã góp phần ổn định giá cả, mở rộng lưu thông hàng hoá, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu.
Cơ chề hoạt động của thuế giá trị gia tăng:
Cơ sở của thuế giá trị gia tăng chính là phần giá trị tăng thêm cuả sản phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh mới sáng tạo ra chưa bị đánh thuế. Nói cách khác, cơ sở cuả thuế giá trị gia tăng là khoản chênh lệch giữa giá mua và giá bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ. Do đó cơ chế hoạt động cuả thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:
– Một trong những nguyên tắc cơ bản cuả thuế giá trị gia tăng là sản phẩm, hàng hoá dù qua nhiều khâu hay ít khâu từ sản xuất đến tiêu dùng, đều chịu thuế như nhau.
– Thuế giá trị gia tăng có điểm cơ bản khác với thuế doanh thu là chỉ có người bán hàng (hoặc dịch vụ) lần đầu phải nộp thuế giá trị gia tăng trên toàn bộ doanh thu bán hàng (hoặc cung ứng dịch vụ).
Còn người bán hàng (hoặc dịch vụ) ở các khâu tiếp theo đối với hàng hoá (hoặc dịch vụ) đó, chỉ phải nộp thuế trên phần giá trị tăng thêm. Nói cách khác, thuế giá trị gia tăng là loại thuế duy nhất thu theo phân đoạn chia nhỏ, trong quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá (hoặc dịch vụ) từ khâu đầu tiên đến người tiêu dùng, khi khép kín một chu kỳ kinh tế.
Ðến cuối chu kỳ sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ, tổng số thuế thu được ở các công đoạn sẽ khớp với số thuế tính trên giá bán hàng hoá hoặc giá dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng.
– Thuế giá trị gia tăng không chịu ảnh hưởng bởi kết qủa sản xuất, kinh doanh của đối tượng nộp thuế, không phải là yếu tố của chi phí mà chỉ đơn thuần là một khoản được cộng thêm vào giá bán của đối tượng cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
– Thuế giá trị gia tăng do người tiêu dùng chiụ nhưng không phải do người tiêu dùng trực tiếp nộp mà là do người bán sản phẩm (hoặc dịch vụ) nộp thay vào kho bạc, do trong giá bán hàng hoá (hoặc trong dịch vụ) có cả thuế giá trị gia tăng. Vì qua từng công đoạn, thuế giá trị gia tăng đã được người bán đưa vào giá hàng hoá, dịch vu,ỷ cho nên thuế này được chuyển toàn bộ cho người mua hàng hoá hoặc sử dụng dịch vụ cuối cùng chịu.
Ðể áp dụng thuế giá trị gia tăng cho đúng đắn, công bằng, có hiệu quả, đáp ứng được chủ trương ” góp phần thúc đẩy sản xuất, khuyến khích phát triển nền kinh tế quốc dân, động viên một phần thu nhập cuả người tiêu dùng vào ngân sách nhà nước”, cần phải giải quyết trước hết một số vấn đề sau:
– Các hoạt động sản xuất kinh doanh, mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lớn và vừa phải thực hiện đầy đủ chế độ hoá đơn, chứng từ hợp lệ tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, xác định doanh thu tính thuế và khấu trừ thuế đối với từng cơ sở kinh doanh.
– Công tác kế toán doanh nghiệp, nhất là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải được hướng dẫn thực hiện thật tốt, đảm bảo được giá thành sản phẩm phản ảnh trung thực các chi phí thực tế phát sinh đã cấu tạo ra sản phẩm lưu thông trên thị trường đến tay người tiêu dùng.
Hệ thống bán lẽ (các cửa hàng, cửa hiệu, các siêu thị) cũng được hướng dẫn chế độ sổ sách kế toán hợp lệ, thực hiện nghiêm chỉnh và được kiểm tra chặt chẽ. Chỉ số giá cả lên xuống từng thời kỳ phải được quy định rõ để tiến hành điều chỉnh giá bán lẽ, đảm bảo giá trị tăng thêm hợp lý.
– Trình độ cán bộ quản lý thu thuế phải được nâng cao về chế độ hoá đơn, chứng từ, sổ kế toán, thông thạo về chế độ quản lý, tính thuế, khấu trừ thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng. Hơn nữa, khi áp dụng thuế giá trị gia tăng thì vai trò cuả người thu thuế đồng thời cũng là người trả thuế (thoái thu) và vai trò cuả người nộp thuế cũng là người thu thuế (được cơ quan thuế khấu trừ hoặc hoàn lại).
Người thu thuế phải có khả năng tính được mức thuế phải thu, mức thuế khấu trừ cho đúng, đũ, kịp thời. Về khả năng thì có thể đào tạo được, nhưng vấn đề quan trọng nhất là người thu thuế nếu kém phẩm chất sẽ có điều kiện để tiêu cực, đó là việc tính mức khấu trừ, mức thoái thu cao hơn mức chính xác, làm thiệt hại cho ngân sách nhà nước hoặc khấu trừ không đủ, hoàn thuế chậm trễ làm thiệt hại cho các chủ thể đã chịu thuế trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Ðối với người nộp thuế, tất nhiên ngoài khả năng tính toán đầy đủ số thuế mình còn phải nộp sau khi được khấu trừ, còn phải có đầy đủ phẩm chất cuả một nhà kinh doanh lương thiện xem việc nộp thuế đầy đủ, kịp thời là một nghĩa vụ hợp lý và công bằng.
– Mở rộng diện thanh toán mua bán hàng hoá thông qua các tài khoản ngân hàng, tạo điều kiện cho việc xác định doanh thu bán hàng, làm căn cứ cho việc tính thuế được chính xác.
– ý thức tự nguyện, tự giác chấp hành các luật thuế cuả các doanh nghiệp từng bước được nâng lên, gắn liền với việc xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về thuế.
– Hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện và đưa dần việc thực hiện pháp luật vào nề nếp, kỷ cương, cả trong nhận thức tư tưởng và trong hành động thực tế.
Các trường hợp được hoàn thuế GTGT tài sản cố dịnh
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT, thì:
Thuế GTGT đầu vào của TSCĐ sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ
Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được khấu trừ phải đảm bảo các điều kiện về Hợp đồng xuất khẩu, Tờ khai hải quan, Chứng từ thanh toán qua ngân hàng và Hóa đơn bán hàng.
Do vậy, trường hợp người nộp thuế đã được cơ quan thuế giải quyết hoàn thuế đối với trường hợp trong 3 tháng trở lên có số thuế GTGT đầu vào chưa khấu trừ hết, trong đó bao gồm thuế GTGT đầu vào của hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa bán trong nước và tài sản cố định.
Qua thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế, cơ quan thuế phát hiện người nộp thuế có một phần hàng hóa xuất khẩu chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng theo quy định không đủ điều kiện hoàn thuế thì số thuế GTGT đầu vào hàng hóa, dịch vụ phục vụ sản xuất hàng hóa xuất khẩu tương ứng với phần hàng hóa xuất khẩu vi phạm nêu trên bị thu hồi; thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định sử dụng đồng thời cho sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ theo quy định.
Điều kiện để hoàn thuế GTGT tài sản cố định
– Phải là cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ;
– Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền,
– Có con dấu theo đúng quy định của pháp luật,
– Lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán;
– Có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của cơ sở kinh doanh.
Hồ sơ hoàn thuế GTGT tài sản cố định
– Tờ khai đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh quân trang phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh thực hiện theo Mẫu 01 Phụ lục ban hành
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy và Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường do cấp có thẩm quyền cấp.
– Báo cáo tài chính đã được kiểm toán 03 năm gần nhất và các tài liệu chứng minh năng lực tài chính.
– Tài liệu xác nhận nghĩa vụ nộp thuế đã gửi cơ quan thuế và văn bản xác nhận nghĩa vụ nộp thuế của cơ quan thuế trong 03 năm liên tiếp gần nhất tại thời điểm đề nghị cấp
– Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh quân trang phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
– Danh sách người đại diện theo pháp luật, người quản lý quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này kèm theo hồ sơ của người quản lý gồm: Bản khai lý lịch có xác nhận của cấp có thẩm quyền; bản sao bằng tốt nghiệp chứng minh trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật.
– Bản kê khai lao động và tóm tắt lý lịch, trình độ chuyên môn của từng lao động.
– Bản kê khai hệ thống nhà xưởng, kho, khu vực cất giữ, bảo quản quân trang, quân dụng; bản sao thiết kế mặt bằng công nghệ dây chuyền sản xuất; quy trình công nghệ sản xuất; danh mục máy móc, thiết bị trong dây chuyển, nhà máy sản xuất chính.
Thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng
Căn cứ Thông tư 156/2013/TT-BTC, hoàn thuế GTGT được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hoàn thuế
Hồ sơ hoàn thuế gồm:
– Giấy đề nghị hoàn trả Khoản thu ngân sách nhà nước theo Mẫu 01/ĐNHT (ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC),
– Các tài liệu liên quan đến yêu cầu hoàn thuế (với mỗi trường hợp được hoàn thuế GTGT là tài sản cố định thì có giấy tờ liên quan tới tài sản cố định).
Bước 2: Nộp hồ sơ hoàn thuế
Hồ sơ hoàn thuế được nộp một bộ tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc tại cơ quan hải quan có thẩm quyền hoàn thuế. Người nộp thuế được gửi hồ sơ hoàn thuế điện tử hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc gửi qua đường bưu chính.
Bước 3: Xử lý yêu cầu hoàn thuế GTGT
Khoản 1 Điều 59 Thông tư 156/2013/TT-BTC, Cục Thuế căn cứ Quyết định hoàn thuế, lập Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước; căn cứ Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước, lập Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước gửi Kho bạc nhà nước đồng cấp.
Thời hạn giải quyết hoàn thuế
Căn cứ Thông tư 99/2016/TT-BTC, thời hạn giải quyết yêu cầu hoàn thuế được chia thành 02 trường hợp:
*) Đối với hồ sơ hoàn thuế thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau
Nếu hồ sơ hoàn thuế không thuộc đối tượng và trường hợp được hoàn hoặc chưa đủ thông tin để xác định thì cơ quan thuế gửi thông báo cho người nộp thuế trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Nếu đủ điều kiện hoàn thuế thì cơ quan thuế ban hành quyết định hoàn thuế trong thời hạn không quá 06 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
*) Đối với hồ sơ hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau
Cơ quan thuế tiến hành kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và ban hành quyết định hoàn thuế trong thời hạn không quá 40 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hoàn thuế.
Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh chi hoàn thuế cho người nộp chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước.
Như vậy, thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng được thực hiện qua 03 bước. Trong đó, quan trọng nhất là tổ chức, cá nhân được hoàn thuế phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về hoàn thuế gtgt của tài sản cố định Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.