Tiêu chuẩn lấy mẫu bê tông

Tiêu chuẩn lấy mẫu bê tông

Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia nào về hỗn hợp bê tông và bê tông, việc lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử được quy định như thế nào? tiêu chuẩn lấy mẫu bê tông?

Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 3105:2022 về hỗn hợp bê tông và bê tông – Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử. Theo đó, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 3105:2022 có những nội dung đáng chú ý sau đây:

Đúc mẫu bê tông Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 3105:2022

(i) Hình dạng và kích thước viên mẫu sử dụng để xác định các tính chất khác nhau của bê tông được quy định tại Hình 1 và Bảng 1.

(ii) Mẫu hỗn hợp bê tông sau khi lấy theo Điều 5 được đúc thành các viên mẫu với kích thước cạnh nhỏ nhất quy định trong Bảng 2 phụ thuộc vào kích thước hạt lớn nhất của cốt liệu.

(iii) Các chỉ tiêu khối lượng thể tích, độ hút nước và độ rỗng có thể được xác định trên viên mẫu theo quy định tại Bảng 1, hoặc trên viên mẫu có hình dạng bất kỳ với điều kiện thể tích của viên mẫu không nhỏ hơn thể tích của viên mẫu lập phương tương ứng có kích thước cạnh theo quy định tại Bảng 2.

Kích thước hạt lớn nhất của cốt liệu,

mm

Kích thước cạnh nhỏ nhất của viên mẫu (cạnh mẫu lập phương, cạnh tiết diện mẫu lăng trụ, đường kính mẫu trụ),

mm

≤ 20

40

70

100

100

150

200

300

Chú thích 1: Với bê tông cốt liệu nhẹ cách nhiệt, cách nhiệt – kết cấu cấp cường độ chịu nén B5 hoặc thấp hơn, cần sử dụng mẫu có kích thước cạnh nhỏ nhất 150 mm.

Chú thích 2: Để đúc mẫu có kích thước cạnh nhỏ nhất bằng 70 mm, kích thước hạt lớn nhất của cốt liệu phải không lớn hơn 20 mm.

(iv) Sai số hình dạng mẫu:

Sai số về hình dạng mẫu cần đáp ứng các yêu cầu sau:

– Độ không phẳng của các mặt chịu lực không lớn hơn 0,001 × a (hoặc 0,001 × d);

– Độ cong vênh của đường sinh mẫu trụ dùng xác định cường độ chịu kéo khi bửa không lớn hơn ± 0,2 mm;

– Độ lệch góc vuông tạo bởi mặt chịu lực và mặt liền kề của mẫu lập phương, mẫu lăng trụ (trừ trường hợp mặt liền kề là mặt hở khi đổ bê tông) hoặc tạo bởi đáy và đường sinh mẫu trụ dùng để thử nén không lớn hơn ± 1 mm.

Chú thích 1: Xác định sai số hình dạng mẫu thực hiện theo Phụ lục B.

Chú thích 2: Cần kiểm tra sai số về hình dạng mẫu đúc khi thay đổi bộ khuôn đúc mẫu bê tông hoặc không ít hơn một lần trong 6 tháng khi sử dụng liên tục một bộ khuôn.

(v) Quy trình đổ và đầm hỗn hợp bê tông trong khuôn phụ thuộc vào mác hỗn hợp bê tông theo tính công tác như sau:

– Sử dụng các khuôn đã được lắp ráp cẩn thận, đảm bảo các yêu cầu về hình dạng kích thước (xem 4.1) để đúc mẫu bê tông.

– Các mặt khuôn tiếp xúc với hỗn hợp bê tông phải được quét chất chống dính để bê tông không dính vào khuôn khi tháo. Chất chống dính phải được quét sao cho hình thành một lớp mỏng mà không tạo giọt trên mặt khuôn.

– Với hỗn hợp bê tông có độ sụt (xác định theo TCVN 3106:2022) từ 100 mm trở lên, đổ hỗn hợp bê tông vào khuôn theo từng lớp, mỗi lớp không cao quá 100 mm. Dùng thanh đầm chọc đều từng lớp, một lần chọc cho 1000 mm², từ ngoài vào trong theo đường xoáy trôn ốc. Sau khi chọc xong, dùng bay gạt bỏ hỗn hợp bê tông thừa và xoa phẳng mặt mẫu đối với lớp cuối cùng.

Chú thích: Khi chọc lớp đầu tiên, tránh chọc mạnh xuống đáy khuôn. Khi chọc các lớp trên, tránh chọc xuyên xuống lớp dưới.

– Với hỗn hợp bê tông có độ sụt từ 10 mm đến 90 mm hoặc độ cứng (xác định theo TCVN 3107:2022) từ 5 s đến 10 s, đổ hỗn hợp bê tông vào khuôn và làm chặt như quy định tại 6.5.3. Sau đó, đưa khuôn chứa mẫu lên bàn rung và rung cho đến khi hỗn hợp bê tông được làm chặt (khi hồ xi măng nổi đều và không còn bọt khí trên bề mặt). Sau khi hỗn hợp bê tông được làm chặt, dùng bay gạt bỏ hỗn hợp bê tông thừa và xoa phẳng mặt mẫu.

Chú thích: Khi rung cần kẹp chặt khuôn mẫu vào bàn rung.

– Với hỗn hợp bê tông có độ cứng lớn hơn 10 s, đổ hỗn hợp bê tông vào khuôn và làm chặt như quy định tại 6.5.3. Sau đó, đưa khuôn chứa mẫu lên bàn rung, đặt vật nặng tạo áp lực (0,004 ± 0,0005) MPa lên trên mặt mẫu và rung mẫu cho đến khi hỗn hợp bê tông được làm chặt (vật nặng thôi không lún) và rung thêm khoảng từ 5 s đến 10 s. Sau khi hỗn hợp bê tông được làm chặt, dùng bay gạt bỏ hỗn hợp bê tông thừa và xoa phẳng mặt mẫu.

Chú thích 1: Khi rung cần kẹp chặt khuôn mẫu vào bàn rung.

Chú thích 2: Đối với lớp cuối cùng, nên đổ hỗn hợp bê tông cao hơn thành khuôn để sau khi làm chặt có thể gạt bỏ hỗn hợp bê tông thừa.

– Khi đúc mẫu tại hiện trường, cho phép đầm hỗn hợp bê tông trong khuôn bằng các thiết bị thi công hoặc các thiết bị phù hợp sao cho hỗn hợp bê tông trong khuôn được làm chặt như hỗn hợp bê tông trong khối đổ.

Chú thích: Nếu sử dụng đầm dùi để làm chặt hỗn hợp bê tông, đường kính của đầu dùi phải nhỏ hơn 1/4 kích thước cạnh nhỏ nhất của mẫu. Khi đầm, đầu dùi phải được đưa vào hỗn hợp bê tông theo chiều thẳng đứng sao cho không chạm vào đáy hoặc thành khuôn.

– Nếu kết cấu, cấu kiện được tạo hình bằng phương pháp khác với đầm rung thì việc đúc mẫu cần thực hiện theo quy trình riêng.

(vi) Làm phẳng mặt mẫu trụ trước khi thí nghiệm xác định cường độ chịu nén.

Tiêu chuẩn lấy mẫu bê tông
tiêu chuẩn lấy mẫu bê tông

– Với hỗn hợp bê tông chưa đóng rắn hoàn toàn, làm phẳng mặt mẫu trụ thực hiện như sau:

+ Sau khi đúc mẫu khoảng từ 2 h đến 4 h (khi mặt mẫu đã se), phủ lớp hồ xi măng (được chuẩn bị trước với tỷ lệ nước trên xi măng từ 0,32 đến 0,36 lên trên mặt mẫu;

+ Đặt tấm kính lên trên lớp hồ xi măng. Loại bỏ hồ xi măng thừa bằng cách ấn và day tấm kính cho đến khi không có bọt khí dưới đáy tấm kính và mặt dưới tấm kính tiếp xúc toàn bộ mép trên của khuôn.

– Với bê tông đã đóng rắn, làm phẳng mặt mẫu trụ được thực hiện theo quy định trong Phụ lục A của tiêu chuẩn.

Bảo dưỡng mẫu bê tông

– Mẫu dùng để lựa chọn thành phần bê tông, kiểm tra chất lượng, giao nhận hỗn hợp bê tông, sau khi đúc được phủ ẩm và đặt trong phòng thí nghiệm cho tới khi tháo khuôn. Sau khi tháo khuôn, mẫu được bảo dưỡng trong điều kiện nhiệt độ (27 ± 2) °C và độ ẩm (95 ± 5) %.

– Mẫu dùng để kiểm tra, đánh giá cường độ xuất xưởng và cường độ truyền ứng lực của cấu kiện bê tông đúc sẵn được bảo dưỡng trong cùng điều kiện đóng rắn của cấu kiện đó. Để kiểm tra đánh giá cường độ ở tuổi thiết kế, tiếp tục bảo dưỡng các mẫu trên trong điều kiện nhiệt độ (27 ± 2) °C và độ ẩm (95 ± 5) % cho đến ngày thử nghiệm.

– Mẫu dùng để kiểm tra đánh giá chất lượng bê tông đổ tại chỗ được bảo dưỡng trong điều kiện giống như điều kiện bảo dưỡng kết cấu hoặc trong điều kiện khác theo thỏa thuận giữa các bên.

– Mẫu thử cường độ chịu nén của bê tông cần được giữ trong khuôn không dưới 24 h và được tháo khỏi khuôn không muộn hơn 72 h. Mẫu thử cường độ chịu kéo của bê tông cần được giữ trong khuôn không dưới 72 h và được tháo khỏi khuôn không muộn hơn 96 h. Trong quá trình vận chuyển, phải giữ mẫu không bị mất ẩm và hư hại.

– Để kiểm tra chất lượng cấu kiện được gia công nhiệt, khuôn chứa mẫu bê tông được đặt trong thiết bị gia công nhiệt ở cùng điều kiện áp dụng cho cấu kiện hoặc theo quy trình riêng. Sau khi kết thúc gia công nhiệt, dỡ khuôn, thí nghiệm xác định tính chất của bê tông hoặc tiếp tục bảo dưỡng mẫu ở điều kiện như quy định tại 7.1.

Báo cáo lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử

– Báo cáo lấy mẫu hỗn hợp bê tông cần bao gồm ít nhất các thông tin sau:

+ Ngày, giờ lấy mẫu;

+ Ký hiệu mẫu;

+ Vị trí lấy mẫu;

+ Số mẫu cục bộ và tổng thời gian lấy mẫu;

+ Viện dẫn tiêu chuẩn này;

+ Người thí nghiệm.

– Báo cáo chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử các tính chất cơ lý của bê tông cần bao gồm ít nhất các thông tin sau:

+ Ngày, giờ đúc mẫu;

+ Ký hiệu mẫu;

+ Phương pháp đầm, điều kiện bảo dưỡng mẫu;

+ Cách thức vận chuyển mẫu;

+ Viện dẫn tiêu chuẩn này;

+ Người thí nghiệm.

Tiêu chuẩn lấy mẫu bê tông tươi

Chất lượng sản phẩm:

Bê tông trộn sẵn theo yêu cầu đặt hàng và mác đạt tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành (TCVN 3118:1995). 1.2 Bê tông đựơc lấy mẫu theo tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành: TCVN 4453-1995 và TCVN 326-2004 chi tiết như sau :

+ Đối với bêtông khối lượng lớn, nếu khối đổ >1.000 m3 cứ 500 m3 lấy 01 tổ mẫu, nếu khối đổ <1.000 m3 cứ 250 m3 lấy 01 tổ mẫu. + Đối với bêtông móng cứ 100 m3 lấy 01 tổ mẫu nhưng không ít hơn 01 tổ mẫu cho moät khoái moùng. + Đối với móng bệ máy nếu khối đổ >50 m3 lấy 01 tổ mẫu, nhưng vẫn lấy 01 tổ mẫu khi khối đổ <50 m3.

+ Đối với khung và kết cấu móng (cột, dầm, bảng vòm) cứ 20 m3 lấy 01 tổ mẫu.

+ Bê tông nền, mặt đường (đường ôtô, đường băng) cứ 200 m3 lấy 01 tổ mẫu nhưng nếu khối lượng nhỏ hơn 200 m3 vẫn lấy 01 tổ mẫu.

+ Bê tông cọc nhồi, khoan nhồi: mỗi cọc 03 tổ mẫu lấy cho 03 phần đầu, giữa và mỗi cọc mỗi tổ mẫu.

+ Một tổ mẫu gổm 03 viên có kích thuớc theo tiêu chuẩn Việt Nam (150mm x 150mm x 150mm).

Tất cả các mẫu thử độ sụt, mẫu thử cường độ, mẫu thử chống thấm sẽ do nhân viên kiểm tra chất lượng của bên A đảm nhận tại công trường của bên B và được lưu giữ tại phòng thí nghiệm của bên A, bên A sẽ không tính các chi phí thí nghiệm này. Tất cả các mẫu thử về cường độ và chống thấm không phải do nhân viên của bên A thực hiện và không được bên A bảo dưỡng thì bên A không chịu trách nhiệm. Khi các mẫu thí nghiệm được nén tại một phòng thí nghiệm khác do đơn vị Chủ đầu tư hoặc đơn vị Tư vấn giám sát yêu cầu thì trách nhiệm của các bên được qui định tài điều 5.1 của Hợp đồng này.
Quy cách mẫu: Mẫu được xác định căn cứ theo mẫu lập phương (150 x 150 x 150) mm đúc tại công trình, mỗi tổ gồm 03 viên.

Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi công ty luật Trần và Liên Danh về tiêu chuẩn lấy mẫu bê tông? Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139