Thủ tục ly hôn cần những giấy tờ gì

thủ tục ly hôn cần những giấy tờ gì

Ly hôn là hiện tượng ngày càng gia tăng trong xã hội hiện nay. Khi cuộc sống hôn nhân có những mâu thuẫn nghiêm trọng không thể hàn gắn, mục đích hôn nhân không còn đạt được thì ly hôn là lựa trọn không thể tránh khỏi. Tuy hiện tượng này đã trở nên phổ biến nhưng không phải ai cũng nắm rõ về các bước thực hiện cũng như thủ tục ly hôn cần những giấy tờ gì.

Sau đây Luật Trần và Liên Danh sẽ cung cấp cho các bạn về những giấy tờ cần thiết trong hồ sơ yêu cầu ly hôn căn cứ theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Điều kiện để được yêu cầu ly hôn

Theo phân tích ở trên, có hai hình thức ly hôn là ly hôn thuận tình và một bên gửi yêu cầu đơn phương ly hôn. Do đó, với mỗi loại hình thì sẽ yêu cầu điều kiện khác nhau. Cụ thể như sau:

Điều kiện để ly hôn thuận tình

– Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn

– Hai bên đã thỏa thuận về việc chia tài sản, quyền nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng…

Điều kiện để đơn phương ly hôn

– Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình

– Khi một người vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài;

– Vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích;

– Khi một người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do người còn lại gây nên.

Hồ sơ xin ly hôn gồm những giấy tờ gì?

Ly hôn đơn phương cần những giấy tờ gì?

Đển được Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương, người yêu cầu phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ như sau:

– Đơn xin ly hôn đơn phương được ban hành theo mẫu;

– Đăng ký kết hôn (bản chính); nếu không có thì có thể xin cấp bản sao…

– Bản sao có chứng thực Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân… của vợ và chồng; sổ hộ khẩu của gia đình;

– Bản sao chứng thực giấy khai sinh của con nếu có con chung;

– Nếu có tài sản chung và yêu cầu phân chia tài sản chung khi ly hôn thì chuẩn bị giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung này…

Hồ sơ cần có để thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình

Theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn được xác định là việc dân sự. Do đó, để được Tòa án giải quyết thì hai vợ chồng phải chuẩn bị các loại giấy tờ, hồ sơ như sau:

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính). Nếu không giữ hoặc không còn thì có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi đã đăng ký kết hôn trước đó để cấp bản sao;

– Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực). Nếu không có thì thực hiện theo hướng dẫn của Tòa án để nộp giấy tờ tùy thân khác;

– Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);

– Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);

– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực).

Đặc biệt, một trong những giấy tờ quan trọng là Đơn xin ly hôn thuận tình. Lưu ý, khi viết đơn xin ly hôn thuận tình, cả hai vợ chồng đều phải ký vào đơn.

thủ tục ly hôn cần những giấy tờ gì
thủ tục ly hôn cần những giấy tờ gì

Tư vấn chia tài sản theo công sức đóng góp khi ly hôn?

Kính chào luật sư, cho tôi hỏi là tài sản riêng của chồng là nhà ở nhưng trong thời kỳ hôn nhân có tu bổ sữa chữa thì khi ly hôn căn nhà đó có được chia cho người vợ không?

Mong được luật sư giải đáp. Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Theo quy định tại khoản 4 điều 59 Luật hôn nhân gia đình 2014 có quy định về nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn:

“Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

  1. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác”.

Trong trường hợp này của bạn thì ngôi nhà là tài sản riêng của chồng bạn nên về nguyên tắc nó sẽ thuộc về chồng bạn mà bạn không được quyền yêu cầu chia.

Tuy nhiên, trên theo quy định của pháp luật thì bạn vẫn có quyền yêu cầu thanh toán giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó hoặc là thanh toán phần mình có công sức trong việc sữa chữa, làm tăng giá trị của tài sản này lên.

Những điều cần lưu ý: Trong trường hợp này bạn và chồng bạn sẽ thỏa thuận, nếu không tự thỏa thuận được thì sẽ yêu cầu Tòa án.

Ly hôn bắt buộc phải hòa giải trên Tòa án?

Kính chào Luật Trần và Liên Danh tôi có một câu hỏi mong các quý luật sư giải đáp: Hai vợ chồng tôi lấy nhau từ năm 2000, hiện tại đã có hai đứa con (một trai, một gái).

Do mẫu thuẫn vợ chồng nên chúng tôi đã thống nhất sẽ ly hôn thuận tình với nhau. Để nhanh chóng, chúng tôi có thể bỏ qua giai đoạn hòa giải không?

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Điều 10 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định:

“Điều 10. Hòa giải trong tố tụng dân sự

Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này”.

Hai bạn đã thỏa thuận, thống nhất sẽ ly hôn thuận tình do đó trường hợp này được xác định là vụ việc dân sự. Điều 361 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định:

Phạm vi áp dụng:

Việc dân sự là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân không có tranh chấp, nhưng có yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.

Những quy định của Phần này được áp dụng để giải quyết việc dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27, các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29, các khoản 1, 2, 3 và 6 Điều 31, các khoản 1, 2 và 5 Điều 33 của Bộ luật này. Trường hợp Phần này không quy định thì áp dụng những quy định khác của Bộ luật này để giải quyết việc dân sự.

Điều 205 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định:

Nguyên tắc tiến hành hòa giải:

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:

Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;

Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Căn cứ vào những quy định pháp luật trên thì hòa giải vụ việc ly hôn là thủ tục bắt buộc tại phiên Tòa. Do đó, bạn không thể bỏ qua giai đoạn này được.

Vợ đã ký đơn ly hôn nhưng không chịu ra tòa có ly hôn được hay không?

Kính gửi văn phòng luật sư Luật Trần và Liên Danh Kính mong luật sư tư vấn giúp tôi trường hợp ly hôn của em trai tôi. Em trai tôi kết hôn từ năm 2010, có 1 cháu gái nhưng chưa đăng ký kết hôn. Đến năm 2013 mới đăng ký kết hôn và có thêm 1 cháu trai đến nay chưa được 36 tháng.

Do mâu thuẫn vợ chồng nên đã ly thân được gần 2 năm. Tháng 3/2015 em trai tôi đã xin ly hôn, vợ đã ký tên nhưng vắng mặt lúc toà triệu tập và không liên lạc được đến bây giờ. Bây giờ nếu em trai tôi muốn ly hôn thì phải làm sao? Có được đơn phương ly hôn không? Và giải quyết như thế nào là nhanh nhất?

Hiện giờ 2 cháu do bà ngoại nuôi dưỡng, mỗi tháng em trai tôi đều chu cấp 3 triệu đồng (50% thu nhập).

Xin chân thành cảm ơn sự tư vấn của Luật sư.

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Khoản 1 Điều 51 và khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình mới năm 2014 số 52/2014/QH13 quy định:

“Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

  1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn…”

“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

  1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được…”

Như vậy, nếu có căn cứ vợ em trai bạn có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của vợ làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án sẽ cho vợ chồng em trai bạn ly hôn.

Thông thường thời gian giải quyết ly hôn đơn phương sẽ kéo dài tối đa là 8 tháng.

Trên đây là bài viết của Luật Trần và Liên Danh liên quan đến thắc mắc thủ tục ly hôn cần những giấy tờ gì? Trường hợp có vướng mắc hoặc cần hỗ trợ về pháp lý bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi theo số điện thoại để được Luật sư ly hôn tư vấn và hỗ trợ.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139