Thủ tục làm lý lịch tư pháp nhanh tại Lâm Đồng

thủ tục làm lý lịch tư pháp nhanh tại Lâm Đồng

Phiếu lý lịch tư pháp là giấy tờ bắt buộc phải có trong rất nhiều hồ sơ như bổ nhiệm công chứng viên, luật sư; nhận con nuôi… Vậy, lý lịch tư pháp là gì? Thủ tục xin cấp Phiếu này hiện nay tiến hành thế nào? Cùng Luật Trần và Liên danh tìm hiểu về thủ tục làm lý lịch tư pháp nhanh tại Lâm Đồng trong bài viết dưới đây.

Phiếu lý lịch tư pháp là gì?

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp hiện hành: “Phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.”

Có thể thấy, mục đích các nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp là nhằm giúp đánh giá được ứng viên là người như thế nào, hiện đang có án tích hay không.

Theo Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp hiện hành, Phiếu lý lịch tư pháp gồm có:

– Phiếu lý lịch tư pháp số 1: Cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu;

– Phiếu lý lịch tư pháp số 2: Cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.

Lý lịch tư pháp là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp thì:

Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Để hiểu rõ hơn về quy định này, bạn cần hiểu thêm về định nghĩa của án tích:

Án tích là đặc điểm xấu (hậu quả) về nhân thân của người bị kết án và áp dụng hình phạt được ghi, lưu lại trong lý lịch tư pháp trong thời gian luật định. Án tích chỉ đặt ra khi một người vi phạm pháp luật hình sự, có bản án về tội phạm mà mình thực hiện.

Hồ sơ xin lý lịch tư pháp

Hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp theo quy định của Luật lý lịch tư pháp và các văn bản hướng dẫn bao gồm:

– Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp  theo các mẫu số 03, 04, 05a, 05b được ban hành kèm theo Thông tư 16/2013/TT – BTP;

– Bản sao Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, Hộ chiếu của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp;

– Bản sao Sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp;

– Giấy ủy quyền và giấy tờ nhân thân của người được ủy quyền khi yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1.

Người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp có thể nộp trực tiếp tại trụ sở của Sơ tư pháp, gửi qua đường bưu điện hoặc ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, con nộp hồ sơ.

Lưu ý, cá nhân có yêu cầu cấp phiêu lý lịch số 2 sẽ không được ủy quyền cho các chủ thể nêu trên thực hiện thủ tục này.

Mẫu tờ khai lý lịch tư pháp mới nhất

Mẫu tờ khai lý lịch tư pháp bao gồm 4 mẫu được chia theo các đối tượng yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp. Cụ thể:

– Mẫu 03: Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 dành cho cá nhân có yêu cầu.

– Mẫu 04: Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 trong trường hợp ủy quyền và phiếu số 02 trong trường hợp cá nhân là cha, mẹ của người chưa thành niên.

– Mẫu 05a: Văn bản yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị – xã hội.

– Mẫu 05b: Văn bản yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp của cơ quan tiến hành tố tụng.

Các chủ thể có nhu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp có thể tải Thông tư 16/2013/TT – BTP về máy và sử dụng mẫu tờ khai ban hành kèm theo Thông tư đó.

Nếu các chủ thể không nắm được cách tải và lấy mẫu tờ khai từ Thông tư thì có thể đến trực tiếp  Sở Tư pháp và yêu cầu cung cấp mẫu tờ khai. Các chủ thể hoàn thiện tờ khai và nộp trực tiếp cho Sở Tư pháp.

thủ tục làm lý lịch tư pháp nhanh tại Lâm Đồng
thủ tục làm lý lịch tư pháp nhanh tại Lâm Đồng

Phân biệt phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 như thế nào?

Có thể phân biệt phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 bằng các nội dung như sau:

Tiêu chí

Phiếu lý lịch tư pháp số 1

Phiếu lý lịch tư pháp số 2

Cấp cho đối tượng nào?

Cấp cho người nước ngoài đang hoặc đã cư trú tại Việt Nam; cấp cho công dân Việt Nam theo yêu cầu của cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền như tổ chức chính trị, cơ quan nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng,…

Cấp theo nhu cầu cá nhân, cấp cho bên cơ quan tiến hành tố tụng

Mục đích

–Cấp cho cá nhân: nhằm phục vụ nhu cầu của mỗi cá nhân trong đời sống để làm hồ sơ xin việc hay giấy phép lao động nhất là những trường hợp muốn xuất khẩu lao động sang nước ngoài.

– Cấp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: để các cơ quan này có thể quản lý nhân sự và dự vào đó để xem xét các hoạt động đăng ký kinh doanh cũng như thành lập hay quản lý hợp tác xã, doanh nghiệp.

–Cấp cho cơ quan tố tụng: mục đích là để sử dụng trong công tác điều tra, xét xử cá nhân, tổ chức,…

– Cấp theo yêu cầu của các cá nhân: để các cá nhân nắm được lý lịch tư pháp của mình.

Nội dung của phiếu

– Phần án tích của phiếu chỉ được ghi những án tích chưa được xóa.

– Các thông tin về chức vụ, khả năng thành lập cũng như quản lý hợp tác xã, doanh nghiệp chỉ được ghi vào khi cá nhân hoặc các tổ chức, cơ quan có yêu cầu.

–Phần án tích của phiếu phải ghi đầy đủ các án tích đã xóa và các án tích chưa được xóa.

– Nội dung phải có đầy đủ nội dung về chức vụ bị cấm đảm nhiệm, cấm thành lập và quản lý hợp tác xã, doanh nghiệp.

Ủy quyền

–Người khác có thể làm thủ tục xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 nếu có ủy quyền của cá nhân.

–Cá nhân phải trực tiếp xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 mà không được ủy quyền cho người khác.

Hướng dẫn ghi tờ khai phiếu lý lịch tư pháp

Trong mẫu tờ khai đã có những mục lưu ý, ghi chú để hướng dẫn điền thông tin tờ khai, Luật Trần và Liên danh sẽ không nói lại mà chỉ lưu ý một số nội dung như sau:

– Xác định đúng đối tượng, đúng trường hợp yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp: cá nhân hay cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội hay cơ quan tiến hành tố tụng và tự yêu cầu hay yêu cầu thông qua ủy quyền;

– Thông tin của người được cấp về họ tên, ngày sinh, nơi sinh, quốc tịch, giới tính, dân tộc, chứng minh nhân dân, họ tên cha, mẹ, họ tên vợ, chồng phải ghi đúng theo giấy tờ nhân thân của người đó;

– Thông tin về nơi cư trú, tạm trú phải viết đúng nội dung trong sổ hộ khẩu, giấy xác nhận thường trú, sổ tạm trú nộp kèm theo hồ sơ;

– Tờ khai cấp phiếu lý lịch tư pháp của cá nhân chỉ có 01 mẫu áp dụng cho cả cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2 nên cần chọn đúng mẫu phiếu để tránh tình trạng Sở Tư pháp từ chối hồ sơ hoặc cấp sai mẫu lý lịch tư pháp;

– Mục đích yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp là mục mà các chủ thể không được bỏ qua khi điền thông tin tờ khai.

Thủ tục làm lý lịch tư pháp nhanh tại Lâm Đồng gồm các bước nào?

Có 3 cách làm Lý lịch tư pháp, bao gồm:

  • Làm lý lịch tư pháp trực tiếp tại cơ quan cấp Lý lịch tư pháp,
  • Làm lý lịch tư pháp online;
  • Làm Lý lịch tư pháp qua bưu điện.

Trong phần này, chúng tôi sẽ hướng dẫn thủ tục xin lý lịch tư pháp trực tiếp, tức là trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan cấp lý lịch tư pháp.

Thủ tục cấp lý lịch tư pháp theo cách này bao gồm 3 bước như sau:

– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo checklist ở trên. Lưu ý chuẩn bị hồ sơ theo đúng quy định, để tránh phải chuẩn bị lại;

– Bước 2: Nộp hồ sơ:

  • Bạn mang các giấy tờ đã chuẩn bị lên cơ quan cấp lý lịch tư pháp để nộp.
  • Lưu ý thời gian làm việc của các cơ quan này để tránh phải đi lại nhiều lần. Ví dụ, thời gian làm việc của Sở tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh là thứ 2 đến thứ 6, Sáng 7h30 đến 11h30, Chiều 13h00 đến 17h00, Thứ 7 Sáng 7h30 đến 11h30; thời gian làm việc của Sở tư pháp Hà Nội là sáng từ thứ 2 đến thứ 6, sáng từ 8h00 đến 11h30 và chiều từ 13h00 đến 16h30.
  • Khi hồ sơ đầy đủ, bạn sẽ đóng phí và nhận được phiếu hẹn kết quả.

– Bước 3: Nhận kết quả:

  • Vào ngày hẹn nêu trong giấy hẹn, bạn đến cơ quan cấp lý lịch tư pháp để nhận kết quả lý lịch tư pháp của mình.
  • Khi đó, bạn phải đọc kỹ thông tin trong Lý lịch tư pháp, và hỏi ngay cán bộ trả hồ sơ nếu có thông tin chưa khớp.

Làm thủ tục làm lý lịch tư pháp nhanh tại Lâm Đồng cần những giấy tờ gì?

Để yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp, bạn sẽ cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Tờ khai yêu cầu cấp giấy lý lịch tư pháp (Mẫu số 03/2013/TT-LLTP (xem ở mục dưới) nếu tự xin hoặc Mẫu 04/2013/TT-LLTP (xem ở mục dưới) nếu ủy quyền xin)
  • Bản sao chứng minh thư hoặc hộ chiếu
  • Bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú/tạm trú
  • Mẫu giấy ủy quyền làm lý lịch tư pháp có chứng nhận của Ủy ban nhân dân phường/xã nếu là công dân Việt Nam đang sinh sống trong nước hoặc cơ quan ngoại giao, lãnh sự của Việt Nam tại nước ngoài nếu là công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài (trừ trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp) và bản sao chứng minh thư của người được ủy quyền, trong trường hợp cá nhân uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1. Đối với phiếu lý lịch tư pháp số 2, cá nhân không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục.

Thời hạn của lý lịch tư pháp là bao lâu?

Hiện nay, Luật Lý lịch tư pháp hiện hành hay các văn bản hướng dẫn thi hành chưa có bất kỳ quy định nào về thời hạn lý lịch tư pháp.

Tuy nhiên, tùy theo tính chất, lĩnh vực mà thời hạn của lý lịch tư pháp được quy định khác nhau tại các văn bản. Ví dụ, để xin giấy phép lao động cho người nước ngoài, người lao động nước ngoài bắt buộc phải xin Lý lịch tư pháp và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ nhận các Phiếu lý lịch tư pháp còn thời hạn 06 tháng tính từ ngày nộp hồ sơ.

Do đó, khi chuẩn bị hồ sơ tương ứng có yêu cầu lý lịch tư pháp, bạn cần tìm hiểu về thời hạn lý lịch tư pháp để chuẩn bị cho đúng.

Thủ tục làm lý lịch tư pháp nhanh tại Lâm Đồng qua bưu điện

Đối với hình thức làm Lý lịch tư pháp qua bưu điện, bạn có thể chọn:

  • Nộp hồ sơ trực tiếp và nhận kết quả qua bưu điện, hoặc
  • Nộp hồ sơ qua bưu điện và nhận kết quả trực tiếp, hoặc
  • Nộp hồ sơ và nhận kết quả Phiếu lý lịch tư pháp qua bưu điện.

Trong phần này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn hình thức làm lý lịch tư pháp qua bưu điện tiện nhất, đó chính là: Nộp hồ sơ và Nhận kết quả qua đường bưu điện.

Với hình thức này, bạn sẽ cần thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (Mẫu số 03/2013/TT-LLTP),
  • Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu đang còn giá trị sử dụng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
  • Phiếu đăng ký nhận kết quả Phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính (Mẫu số 01/2014/LLTP)

Bước 2: Nộp hồ sơ và Nhận kết quả

Sau đó, bạn mang hồ sơ đến bưu điện để nộp, và sẽ được trả kết quả về tận nhà. 

Hình thức này đã khá tiện, đặc biệt cho những người ở xa các cơ quan cấp Lý lịch tư pháp. Tuy nhiên, với hình thức này, bạn  vẫn phải làm một công việc mà khá nhiều người ngại làm, đó chính là hoàn thành tờ khai xin Phiếu lý lịch tư pháp bằng tay. 

Để tránh bất tiện này, đồng thời không phải đi lại nhiều, nhiều người lựa chọn hình thức làm Lý lịch tư pháp online, hay còn gọi là Làm lý lịch tư pháp trực tuyến.

Thủ tục làm lý lịch tư pháp nhanh tại Lâm Đồng online

Làm lý lịch tư pháp online là một hình thức được khá nhiều cá nhân lựa chọn trong thời điểm mọi người đều có thiết bị kết nối mạng internet.

Để làm Lý lịch tư pháp online, bạn sẽ cần thực hiện 03 bước sau:

Bước 1: Đăng ký lý lịch tư pháp online

Đây chính là bước bạn khai lý lịch tư pháp online. Trước khi thực hiện bước này, bạn cần đảm bảo thiết bị kết nối internet ổn định, để tránh phải làm đi làm lại nhiều lần, vì lượng thông tin điền trong tờ khai xin cấp lý lịch tư pháp trực tuyến này cũng khá nhiều.

Để hoàn tất bước này, bạn truy cập https://lltptructuyen.moj.gov.vn/home và hoàn tất mọi thông tin yêu cầu, bao gồm:

  • Thông tin cá nhân
  • Thông tin về quá trình cư trú từ khi đủ 14 tuổi,
  • Thông tin về yêu cầu cấp Lý lịch tư pháp,
  • Thông tin về đăng ký dịch vụ dịch thuật, và
  • Thông tin về phương thức nộp hồ sơ và nhận kết quả.

Sau khi hoàn thành tờ khai lý lịch tư pháp online, bạn in tờ khai ra để kẹp vào bộ hồ sơ nộp tới cơ quan cấp phiếu Lý lịch tư pháp tại địa phương, đồng thời lưu mã số đăng ký lý lịch tư pháp trực tuyến để để nhận phiếu hẹn trả kết quả cũng như để tra cứu lý lịch tư pháp online.

Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận kết quả

Sau khi có bản in tờ khai thực hiện tại bước 1, bạn sẽ chuẩn bị:

  • Bản sao công chứng CMND/CCCD/Hộ chiếu
  • Phiếu đăng ký nhận kết quả Phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính nếu chọn (Mẫu số 01/2014/LLTP);
  • Tờ khai đã in;
  • Phí cấp lý lịch tư pháp cũng như phí chuyển phát (nếu có).

Sau đó, bạn nộp hồ sơ và nhận kết quả theo hình thức đã đăng ký khi khai báo online. 

Lưu ý: Bạn phải nộp hồ sơ trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày đăng ký lý lịch tư pháp online. Nếu không, bạn sẽ phải khai báo lại.

Trên đây là bài viết tư vấn về thủ tục làm lý lịch tư pháp nhanh tại Lâm Đồng của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139