Thời hạn tạm giữ hành chính là bao nhiêu lâu

thời hạn tạm giữ hành chính là bao nhiêu lâu

Khi nào ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính? thời hạn tạm giữ hành chính là bao nhiêu lâu? Có được kéo dài thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết trên.

Khi nào quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính?

Điều 19 Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định trường hợp có đủ căn cứ tạm giữ người theo thủ tục hành chính theo quy định tại Điều 16 Nghị định này và xét thấy cần thiết phải áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính đối với người đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thì người có thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải ra ngay quyết định tạm giữ người. 

Điều 14 Nghị định này quy định, việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong các trường hợp sau:

– Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác.

– Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

– Để thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, Luật sư hình sự giỏi.

– Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

– Để xác định tình trạng nghiện ma túy đối với người sử dụng trái phép chất ma túy.

Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải được lập thành hai bản, một bản giao cho người bị tạm giữ, một bản lưu vào hồ sơ tạm giữ và phải ghi rõ các nội dung sau:

a) Số quyết định; giờ, phút, ngày, tháng, năm ra quyết định;

b) Họ, tên, cấp bậc (nếu có), chức vụ, cơ quan, đơn vị của người ra quyết định;

c) Căn cứ ra quyết định tạm giữ, điều, khoản văn bản pháp luật được áp dụng; lý do tạm giữ;

d) Họ tên, ngày, tháng năm sinh, nơi sinh, nơi đăng ký thường trú (hoặc tạm trú), nghề nghiệp, nơi công tác, học tập, số định danh cá nhân, số Căn cước công dân (hoặc số Chứng minh nhân dân) của người bị tạm giữ; họ tên cha, mẹ hoặc người giám hộ của người bị tạm giữ (nếu người bị tạm giữ là người chưa thành niên);

đ) Quốc tịch, số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu (nếu người bị tạm giữ là người nước ngoài);

e) Thời hạn tạm giữ (tạm giữ trong thời gian bao lâu; bắt đầu từ thời điểm nào); nơi tạm giữ;

g) Quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về việc ra quyết định tạm giữ và việc thực hiện biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật;

h) Chữ ký, dấu cơ quan của người ra quyết định tạm giữ.

Khi có căn cứ cho rằng hành vi vi phạm pháp luật của người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính có dấu hiệu tội phạm, người ra quyết định tạm giữ phải chuyển ngay hồ sơ và người bị tạm giữ kèm theo tang vật, phương tiện vi phạm (nếu có) cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Trong mọi trường hợp, việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền. Nghiêm cấm việc tạm giữ người không có quyết định bằng văn bản.

Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính là bao lâu?

Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 122 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Cụ thể như sau:

3. Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không quá 12 giờ; trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không quá 24 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm; trường hợp tạm giữ người vi phạm hành chính ở khu vực biên giới hoặc vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ được tính từ thời điểm người vi phạm được áp giải đến nơi tạm giữ.

Đối với trường hợp tạm giữ để xác định tình trạng nghiện ma túy theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều này thì thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không quá 05 ngày, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.

Đối với người bị tạm giữ trên tàu bay, tàu biển thì phải chuyển ngay cho cơ quan có thẩm quyền khi tàu bay đến sân bay, tàu biển cập cảng.

Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải được ghi cụ thể trong quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính.

Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính đối với trường hợp bị tạm giữ ở khu vực biên giới hoặc vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ được tính từ thời điểm người vi phạm được áp giải đến nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính.

Có được kéo dài thời gian tạm giữ người theo thủ tục hành chính không?

Điều 20 Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định, trường hợp cần kéo dài thời gian tạm giữ theo quy định tại khoản 3 Điều 122 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì trước khi hết thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính ghi trong quyết định, người có thẩm quyền tạm giữ ra quyết định kéo dài thời gian tạm giữ.

Nội dung quyết định kéo dài thời gian tạm giữ phải ghi rõ các nội dung sau:

a) Số quyết định; giờ, phút, ngày, tháng, năm ra quyết định; tư vấn luật hình sự chi tiết

b) Họ, tên, cấp bậc (nếu có), chức vụ, cơ quan, đơn vị của người ra quyết định;

c) Căn cứ ra quyết định kéo dài thời gian tạm giữ người, điều, khoản văn bản pháp luật được áp dụng; lý do kéo dài thời gian tạm giữ;

d) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, giới tính, nơi đăng ký thường trú (hoặc tạm trú), nghề nghiệp, nơi công tác, học tập, số định danh cá nhân, số Căn cước công dân (hoặc số Chứng minh nhân dân) của người bị kéo dài thời gian tạm giữ; họ tên cha, mẹ hoặc người giám hộ của người bị kéo dài thời gian tạm giữ (nếu người bị tạm giữ là người chưa thành niên);

đ) Quốc tịch, số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu (nếu người bị tạm giữ là người nước ngoài);

e) Thời hạn kéo dài thời gian tạm giữ người;

g) Quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về việc ra quyết định kéo dài thời gian tạm giữ người và việc thực hiện biện pháp này theo quy định của pháp luật;

h) Chữ ký, dấu cơ quan của người ra quyết định tạm giữ.

Quyết định kéo dài thời gian tạm giữ được lập thành hai bản, một bản giao cho người bị tạm giữ, một bản lưu vào hồ sơ tạm giữ.

Hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính

Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 142/2021/NĐ-CP, việc hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính được thực hiện khi:

a) Hết thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính;

b) Người bị tạm giữ bị bệnh theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định này;

c) Có căn cứ cho rằng hành vi vi phạm pháp luật của người bị tạm giữ hành chính theo thủ tục hành chính có dấu hiệu của tội phạm;

d) Các căn cứ để tạm giữ người theo thủ tục hành chính đã chấm dứt nhưng chưa hết thời hạn tạm giữ ghi trong quyết định tạm giữ.

Người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ phải ra quyết định hủy bỏ áp dụng việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính đối với người bị tạm giữ. Quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính được lập thành hai bản, một bản giao cho người bị tạm giữ, một bản lưu hồ sơ.

Nội dung quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải ghi rõ các nội dung sau:

a) Số quyết định; địa danh, giờ, phút, ngày, tháng, năm ra quyết định;

b) Họ, tên, cấp bậc (nếu có), chức vụ, cơ quan, đơn vị của người ra quyết định;

c) Căn cứ pháp lý để ban hành quyết định; điều, khoản văn bản pháp luật được áp dụng;

d) Lý do hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người;

đ) Họ tên, ngày, tháng năm sinh, nơi sinh, nơi đăng ký thường trú (hoặc tạm trú), nghề nghiệp, nơi công tác, học tập, số định danh cá nhân, số Căn cước công dân (hoặc số Chứng minh nhân dân) của người được hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ;

e) Họ tên cha, mẹ hoặc người giám hộ của người bị tạm giữ là người chưa thành niên;

g) Quốc tịch, số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu (nếu người bị tạm giữ là người nước ngoài);

h) Quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về việc ra quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ và việc thực hiện biện pháp này theo quy định của pháp luật;

i) Họ tên, chữ ký của người ra quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ.

thời hạn tạm giữ hành chính là bao nhiêu lâu
thời hạn tạm giữ hành chính là bao nhiêu lâu

Quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải được ghi vào Sổ theo dõi người bị tạm giữ hành chính và có chữ ký xác nhận của người được hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ.

Trường hợp người được hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ từ chối ký xác nhận thì người ra quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải lập biên bản hoặc phân công cho người đang trực tiếp thi hành nhiệm vụ tạm giữ người theo thủ tục hành chính lập biên bản và ghi rõ lý do vào biên bản. Biên bản phải có chữ ký của người chứng kiến (nếu có), người lập biên bản và người ra quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính.

Người ra quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ phải chuyển hồ sơ và bàn giao người bị tạm giữ cùng tang vật, phương tiện vi phạm (nếu có) cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

Giải quyết trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị bệnh hoặc chết trong thời gian tạm giữ

Trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị bệnh hoặc chết trong thời gian tạm giữ giải quyết theo quy định tại Điều 29 Nghị định 142/2021/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Xử lý đối với người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị bệnh:

a) Trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính mà bị bệnh trong thời gian tạm giữ thì được điều trị tại chỗ;

b) Trường hợp tình trạng bệnh cần cấp cứu thì cơ quan, đơn vị và người quản lý trực tiếp người bị tạm giữ có trách nhiệm đưa họ đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để điều trị, đồng thời thông báo ngay cho gia đình, thân nhân của họ biết để chăm sóc;

c) Trường hợp gia đình, thân nhân, gia đình của người bị tạm giữ có đơn đề nghị đưa về nhà để chăm sóc và xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giữ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11, điểm a, b và điểm d khoản 1 Điều 21 Nghị định này thì người có thẩm quyền tạm giữ có thể quyết định hủy bỏ việc tạm giữ và cho họ về gia đình để chữa bệnh. Việc hủy bỏ biện pháp tạm giữ được thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 21 Nghị định này;

d) Trường hợp người bị tạm giữ không có nơi cư trú nhất định hoặc gia đình, thân nhân của họ ở xa, không kịp thời đến để chăm sóc thì cơ quan, đơn vị nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính trực tiếp chịu trách nhiệm chăm sóc người bị tạm giữ.

Xử lý đối với trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị chết trong thời gian tạm giữ:

a) Trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính mà bị chết trong thời gian bị tạm giữ thì người ra quyết định tạm giữ phải báo ngay cho cơ quan điều tra, viện kiểm sát có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật, đồng thời, lập biên bản về việc người tạm giữ bị chết và thông báo ngay cho gia đình, thân nhân của người chết biết; gia đình người chết có trách nhiệm mai táng người chết; Luật sư bào chữa hình sự chi tiết. 

b) Trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính chết mà không có gia đình, thân nhân thì việc mai táng do cơ quan, đơn vị nơi tạm giữ phối hợp với chính quyền địa phương nơi tạm giữ giải quyết việc mai táng; kinh phí mai táng trong trường hợp này do ngân sách nhà nước chi trả theo quy định của pháp luật;

c) Trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính chết là người nước ngoài thì người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải báo cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền cấp trên biết để thông báo ngay cho Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phối hợp với cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao của nước mà người chết có quốc tịch để phối hợp giải quyết.

Biên bản về việc người tạm giữ theo thủ tục hành chính bị chết trong thời gian tạm giữ phải ghi rõ các nội dung:

a) Họ tên người bị tạm giữ; ngày, tháng, năm sinh của người bị tạm giữ;

b) Số định danh cá nhân, số Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/các giấy tờ cá nhân có liên quan; địa điểm tạm giữ;

c) Tình trạng sức khỏe của người tạm giữ khi tiếp nhận;

d) Quá trình xử lý người tạm giữ từ khi tiếp nhận tới khi người bị tạm giữ chết;

đ) Lý do người tạm giữ bị chết.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua địa chỉ hotline của Công ty luật để được giải đáp và tư vấn hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139