Pháp luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn đã ghi nhận rõ công ty có vốn đầu tư nước ngoài ( Hay thương nhân nước ngoài) được phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam. Nhưng nội dung hoạt động, quyền và nghĩa vụ của Văn phòng đại diện công ty nước ngoài như nào thì nhiều quý vị chưa nắm được và thủ tục thành lập Văn phòng đại diện cho công ty nước ngoài thực hiện như nào thì nhiều quý vị cũng nắm chưa rõ nên với bài viết này, Luật Trần và Liên danh xin gửi tới nội dung bài viết nhằm đem lại những thông tin căn bản về thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại quận Tân Bình để quý vị có thể nắm được.
Quy định con dấu của văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài?
Trả lời: Sau khi được cấp giấy chứng nhận thành lập văn phòng đại diện, văn phòng đại diện sẽ liên hệ với bên Công ty khắc dấu để tiến hành khắc dấu cho văn phòng.
Để được sử dụng dấu hợp pháp, văn phòng đại diện cần tiến hành thủ tục công bố mẫu dấu trước khi sử dụng.
Quyền và nghĩa vụ của Trưởng văn phòng đại diện công ty?
Trả lời: Trưởng văn phòng đại diện công ty là người đứng đầu văn phòng đại diện, chịu trách nhiệm đối với hoạt động của văn phòng đại diện. Về cơ bản quyền và nghĩa vụ của trưởng văn phòng đại diện được quy định chi tiết tại Điều 32 Nghị định số 07/2016. Quý khách hàng có thể tham khảo chi tiết quyền và nghĩa vụ của trưởng văn phòng đại diện theo nội dung nghị định trên.
Quy định về văn phòng đại diện của Doanh nghiệp như thế nào?
Trả lời: Quý khách hàng có thể tham khảo một số quy định sau về văn phòng đại diện. Cụ thể:
– Văn phòng đại diện không có tư cách pháp nhân;
– Một doanh nghiệp có thể thành lập nhiều văn phòng đại diện;
– Doanh nghiệp tại Việt Nam có thể thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài và tuân thủ theo quy định của pháp luật quốc gia đó.
Hồ sơ cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện
Hồ sơ 01 bộ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
b) Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài;
c) Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện;
d) Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;
đ) Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Văn phòng đại diện;
e) Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện bao gồm:
– Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Văn phòng đại diện;
– Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện theo quy định tại Điều 28 Nghị định này và quy định pháp luật có liên quan.
Tài liệu quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm d và Điểm đ (đối với trường hợp bản sao hộ chiếu của người đứng đầu Văn phòng đại diện là người nước ngoài) Khoản 1 Điều này phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tài liệu quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này phải được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện
- Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép nơi dự kiến đặt Văn phòng đại diện.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.
- Trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.
- Trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 7 Nghị định này và trường hợp việc thành lập Văn phòng đại diện chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Cơ quan cấp Giấy phép, Bộ quản lý chuyên ngành có văn bản nêu rõ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cấp phép thành lập Văn phòng đại diện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp không cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.
Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại quận Tân Bình như thế nào?
Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài/văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài bao gồm:
Số lượng hồ sơ: 01
Thành phần hồ sơ thành lập văn phòng đại diện gồm những giấy tờ tài liệu sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài/thương nhân nước ngoài tại Việt Nam (theo mẫu);
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận kinh doanh hoặc các giấy tờ khác tương đương của công ty nước ngoài;
- Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của pháp nhân nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận;
- Văn bản bổ nhiệm/cử người đứng đầu Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài;
- Các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh;
- Tài liệu về địa điểm đặt trụ sở chính:
- Hợp đồng thuê văn phòng sao y chứng thực;
- Bản công chứng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bên cho thuê (nếu thuê của doanh nghiệp cần cung cấp thêm Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chức năng kinh doanh bất động sản);
- Ngoài ra, địa điểm đặt trụ sở văn phòng đại diện công ty nước ngoài phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện an ninh, trật tự, an toàn vệ sinh lao động và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
- Lưu ý:
- Trường hợp người đại diện văn phòng là công dân Việt Nam: cần cung cấp bản sao chứng minh nhân dân/ căn cước công dân hoặc hộ chiếu. Nếu người đại diện là công dân nước ngoài: cần bảo sao hộ chiếu và công chứng bản dịch ra tiếng Việt.
- Các giấy tờ do tổ chức nước ngoài cấp phải hợp pháp hóa lãnh sự, công chứng bản dịch ra tiếng Việt
- Toàn bộ hồ sơ cấp phép thành lập văn phòng đại diện do công ty mẹ ký và đóng dấu hồ sơ. Trường hợp công ty mẹ ở nước ngoài không có dấu thì toàn bộ hồ sơ phải hợp pháp hoá lãnh sự.
Thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại quận Tân Bình như thế nào?
Thủ tục thành lập văn phòng đại diện nước ngoài/công ty nước ngoài gồm 3 bước sau:
Bước 1: Thương nhân nước ngoài tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật Việt Nam về thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Bước này bao gồm các công việc chính như sau:
- Quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện
- Quy định bảo hiểm xã hội đối với nhân viên văn phòng đại diện
- Quy định về thuế thu nhập cá nhân đối với nhân viên văn phòng đại diện
- Quy định về giấy phép lao động, thẻ tạm trú đối với nhân viên là người nước ngoài
- Quy định về quản lý hồ sơ của văn phòng đại diện
- Quy định về báo cáo hoạt động hàng năm của văn phòng đại diện
- Thời hạn hoạt động và gia hạn hoạt động của văn phòng đại diện
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại quận Tân Bình
Các giấy tờ do công ty mẹ cấp (phải được hợp thức hóa lãnh sự và dịch sang tiếng Việt), bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương (bản sao)
- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện
- Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình trạng thực hiện nghĩa vụ thuế trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương
Các giấy tờ khác có thể thu thập tại Việt Nam, bao gồm:
- CMND/CCCD hoặc hộ chiếu của người đứng đầu văn phòng đại diện
- Giấy tờ liên quan đến địa điểm trụ sở văn phòng đại diện:
- Hợp đồng thuê văn phòng (hoặc Biên bản ghi nhớ)
- Bản sao giấy tờ về địa điểm dự kiến đặt văn phòng đại diện
Bước 3: Nộp hồ sơ và theo dõi việc xử lý hồ sơ, cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại quận Tân Bình
Nộp hồ sơ thành lập văn phòng đại diện:
- Nộp tại Sở Công Thương hoặc Ban quản lý Khu công nghiệp, nơi định đặt trụ sở văn phòng đại diện: Có thể nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến (đối với các nơi có đủ điều kiện áp dụng).
- Bộ phận một cửa tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy biên nhận.
Theo dõi việc xử lý hồ sơ và thời hạn cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.
- Trường hợp phải xin ý kiến cấp trên:
- Cơ quan cấp Giấy phép gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Cơ quan cấp Giấy phép, Bộ quản lý chuyên ngành có văn bản nêu rõ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cấp phép thành lập Văn phòng đại diện.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp không cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.
- Lưu ý: Thời hạn cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện: 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ.
Trên đây là bài viết tư vấn về thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại quận Tân Bình của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.