Thành lập công ty phân phối có vốn nước ngoài, đang là dịch vụ được nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tại Việt Nam, một thị trường mới nổi với hơn 90 triệu dân hơn 50% dân số trẻ dưới 35 tuổi. Việt Nam cho tới nay đã tham gia vào nhiều điều ước quốc tế lớn như WTO, AFAS,…Với mục đích hỗ trợ nhà đầu tư tiến hành thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh phối bán lẻ (tới tận tay người tiêu dùng) tại Việt Nam, công ty Luật Trần và Liên Danh xin tư vấn thủ tục pháp lý như sau:
Cơ sở pháp lý:
Điều ước quốc tế: WTO, AFAS, FTAs, VKFTA;
Luật đầu tư năm 2020:
Luật doanh nghiệp năm 2020
Luật Thương mại năm 2005;
Nghị định 35/2006/NĐ-CP ngày 31/03/2006;
Nghị định 08/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 sửa đổi Nghị định 35/2006/NĐ-CP;
Nghị định 09/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018.
Khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư của một quốc gia đầu tư toàn bộ hoặc một phần vốn thành lập trên lãnh thổ của một quốc gia khác để tiến hành hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận.
“Nhiều nước trên thế giới không phân biệt vốn đầu tư trong nước với vốn đầu tư nước ngoài và bởi vậy, không có khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; họ gọi các doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở góp vốn của các nhà đầu tư nước ngoài theo hình thức tổ chức pháp lí của chúng, ví dụ: công tỉ trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần…
Thuật ngữ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chính thức được sử dụng trong Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 (trước đó gọi là xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Theo đó thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có các đặc trưng sau: 1) Doanh nghiệp thuộc sở hữu hoàn toàn hoặc một phần của nhà đầu tư nước ngoài; 2) Được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam trên cơ sở giấy phép đầu tư do cơ quan quản lí nhà nước về đầu tư nước ngoài cấp; 3) Có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam; 4) Được tổ chức dưới hình thức công ti trách nhiệm hữu hạn. Hiện nay, Việt Nam đang thí điểm chuyển một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành công ti cổ phần.
Luật Đầu tư 2020 không đề cập trực tiếp loại hình doanh nghiệp này mà chỉ định nghĩa một cách khái quát tại Khoản 17 Điều 3 như sau: ” Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.”
Như vậy, theo quy định này, ta có thể hiểu một cách cơ bản, doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài bao gồm:
– Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
– Doanh nghiệp có cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đầu tư (góp vốn thành lập, mua vốn góp).
Điều kiện đầu tư thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn đầu tư kinh doanh:
Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định (WTO, AFAS, FTAs, VKFTA):
Phạm vi hoạt động của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài gồm:
Đại lý hoa hồng (CPC 621, 61111, 6113, 6121);
Bán buôn (CPC 622, 61111, 6113, 6212);
Bán lẻ (CPC 631 + 632, 61112, 6113, 6212) (bao gồm cả hoạt động bán hàng đa cấp);
Nhượng quyền thương mại (CPC 8929).
Không được thực hiện nhượng quyền phân phối đối với: thuốc lá và xì gà, sách, báo và tạp chí, vật phẩm đã được ghi hình, kim loại quý và đá quý, dược phẩm, thuốc nổ, dầu thô và dầu đã qua chế biến, gạo, đường mía và đường củ cải.
Điều kiện lập cơ sở bán lẻ: Việc thành lập các cơ sở bán lẻ (ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất) của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được xem xét trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT).
Pháp luật Việt Nam:
Điều kiện thành lập cơ sở bán lẻ:
Có kế hoạch về tài chính để lập cơ sở bán lẻ;
Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã được thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên;
Địa điểm lập cơ sở bán lẻ phù hợp với quy hoạch có liên quan tại khu vực thị trường địa lý.
Điều kiện lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất
Trường hợp không phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế: Áp dụng điều kiện như đối với lập cơ sở bán lẻ thứ nhất
Trường hợp phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế:
Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;
Đáp ứng tiêu chí Kiểm tra nhu cầu kinh tế bao gồm: Quy mô của khu vực thị trường địa lý chịu ảnh hưởng khi cơ sở bán lẻ hoạt động; Số lượng các cơ sở bán lẻ đang hoạt động trong khu vực thị trường địa lý; Tác động của cơ sở bán lẻ tới sự ổn định của thị trường và hoạt động kinh doanh của các cơ sở bán lẻ, chợ truyền thống trong khu vực thị trường địa lý; Ảnh hưởng của cơ sở bán lẻ tới mật độ giao thông, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy trong khu vực thị trường địa lý; Khả năng đóng góp của cơ sở bán lẻ đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực thị trường địa lý.
Đối với hoạt động nhượng quyền thương mại:
Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm”.
Thủ tục Thành lập tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh phân phối bán lẻ
Bước 1: Nhà đầu tư xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư
Hồ sơ bao gồm:
Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư: bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu (nếu là cá nhân); bản sao giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương và hộ chiếu của người quản lý vốn (nếu là tổ chức);
Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu, quy mô và vốn đầu tư, phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế xã hội của dự án;
Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có);
Giấy ủy quyền cho Luật Trần và Liên Danh.
Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi dự kiến đặt trụ sở chính.
Trình tự xử lý: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp thì Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 2: Thành lập công ty kinh doanh có vốn nước ngoài tại Việt Nam
Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:
Giấy đề nghị đăng ý doanh nghiệp;
Điều lệ công ty;
Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu là công ty cổ phần); Danh sách thành viên (nếu là công ty TNHH hai thành viên);
Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu (nếu là cá nhân); quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương và thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu kèm văn bản ủy quyền cho người quản lý vốn tại Việt Nam (nếu là tổ chức);
Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp;
Giấy ủy quyền cho Luật Trần và Liên Danh;
Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Thời hạn: 03 – 06 ngày làm việc.
Công bố nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp:
Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:
Ngành, nghề kinh doanh;
Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đăng ký đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).
Phí công bố: Việc đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp và nộp phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp được thực hiện tại thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp không được cấp đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ được hoàn trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Mức lệ phí công bố là 100.000 đồng theo qui định tại Thông tư 47/2019/TT-BCT.
Dấu của doanh nghiệp:
Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh, giấy phép lập cơ sở bán lẻ
Hồ sơ gồm:
Đơn đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
Bản giải trình có nội dung:
Địa điểm lập cơ sở bán lẻ
Kế hoạch kinh doanh tại cơ sở bán lẻ
Kế hoạch tài chính cho việc lập cơ sở bán lẻ
Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.
Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ (nếu có), Giấy phép kinh doanh.
Bản giải trình các tiêu chí ENT theo quy định, trong trường hợp phải thực hiện ENT gồm:
Tác động của cơ sở bán lẻ tới sự ổn định của thị trường và hoạt động kinh doanh của các cơ sở bán lẻ, chợ truyền thống trong khu vực thị trường địa lý;
Ảnh hưởng của cơ sở bán lẻ tới mật độ giao thông, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy trong khu vực thị trường địa lý;
Khả năng đóng góp của cơ sở bán lẻ đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực thị trường địa lý, cụ thể:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh phối bán lẻ. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline Công ty luật để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.