Tạm ngưng hoạt động

tạm ngưng hoạt động

“Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Do đó, khi công việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động thì tạm ngừng kinh doanh là một lựa chọn đáng cân nhắc nếu doanh nghiệp chưa muốn giải thể. Về tổng quát, quy trình thực hiện việc tạm ngừng kinh doanh đơn giản về dễ tiến hành hơn so với việc dừng kinh doanh hoàn toàn (giải thể). Bài viết sau đây sẽ giới thiệu cụ thể hơn về những tài liệu doanh nghiệp cần chuẩn bị và các bước thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh như sau:

Doanh nghiệp là gì?

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản riêng và có trụ sở giao dịch ổn định, doanh nghiệp được đăng ký kinh doanh theo đúng quy định, trình tự, thủ tục hồ sơ của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Thực tế trong hoạt động hiện nay, các doanh nghiệp khi thành lập đều thực hiện và hướng đến một quá trình kinh doanh liên tục trong việc thúc đẩy sản xuất hoặc cung cấp các dịch vụ thế mạnh trên thị trường để sinh lời, kiếm lợi nhuận cao.

Như vậy có thể hiểu đa phần các doanh nghiệp khi thành lập được xem là một tổ chức kinh tế vị lợi. Tuy nhiên cũng có một số các doanh nghiệp hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà hoạt động vì các yếu tố an sinh xã hội, vì cộng đồng và môi trường.

Đặc điểm của doanh nghiệp?

Doanh nghiệp là gì đã có câu trả lời, Luật Trần và Liên Danh xin cung cấp thông tin về các đặc điểm của doanh nghiệp.

Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam vốn rất đa dạng, phong phú nên với mỗi loại hình sẽ có những đặc điểm khác nhau. Song bên cạnh những đặc điểm riêng nổi bật thì chúng đều mang những đặc điểm chung của doanh nghiệp như:

Thứ nhất: Doanh nghiệp có tính hợp pháp. Tính hợp pháp ở đây thể hiện thông qua việc Doanh nghiệp muốn thành lập công ty phải nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để đăng ký và nhận được giấy phép đăng ký thành lập.

Khi nhận được sự giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp đồng nghĩa với việc doanh nghiệp được nhà nước công nhận sự tồn tại và trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm cho các hoạt động bằng chính tài sản riêng của mình.

Thứ hai: Doanh nghiệp khi hoạt động đều có hoạt động kinh doanh phần lớn đều hướng đến lợi nhuận hoặc thực hiện cung ứng dịch vụ thường xuyên, lâu dài. Ví dụ đa số các doanh nghiệp khi thành lập đều hướng đến mục đích sinh lời tạo lợi nhuận qua việc mua bán, sản xuất, kinh doanh hàng hóa hoặc cung ứng để phục vụ người tiêu dùng.

 Song cũng có một số doanh nghiệp xã hội hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà hướng đến yếu tố vì cộng đồng, vì xã hội và môi trường như các doanh nghiệp về điện, nước, vệ sinh,….

Cuối cùng là doanh nghiệp hoạt động có tính tổ chức. Tính tổ chức thể hiện qua cơ bộ máy tổ chức điều hành, cơ cấu nhân sự rõ ràng. Đồng thời doanh nghiệp thành lập luôn có trụ sở giao dịch, đăng ký theo quy định và có tài sản riêng để quản lý kèm theo tư cách pháp nhân trừ loại hình doanh nghiệp tư nhân.

Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam

Theo luật doanh nghiệp hiện hành, hiện tại có các năm loại hình doanh nghiệp được nhà nước công nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi hoàn tất hồ sơ thủ tục như sau:

– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được viết tắt là Công ty TNHH một thành viên;

– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được viết tắt là Công ty TNHH hai thành viên trở lên;

– Công ty cổ phần được viết tắt là Công ty CP;

– Công ty hợp danh;

– Doanh nghiệp tư nhân

Lưu ý: Để có thể chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu định hướng phát triển của doanh nghiệp thì chủ sở hữu doanh nghiệp khi có dự định thành lập cần nắm vững các ưu điểm cũng như các nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp.

Ngoài ra Khách hàng chú ý là chúng tôi thấy rất nhiều khách hàng bị nhầm lẫn các loại hình kinh doanh như Hộ kinh doanh, hay mô hình hợp tác xã là doanh nghiệp nhưng trong bài viết này chúng tôi cũng khẳng định luôn đây không phải là loại hình doanh nghiệp.

Hồ sơ thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp

Thông báo tạm ngừng kinh doanh (mẫu tham khảo tại Phụ lục số II-19 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);

Quyết định tạm ngừng kinh doanh (của chủ sở hữu công ty TNHHmột thành viên, của Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Hội đồng quản trị công ty cổ phần…);

Bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạnhai thành viên trở lên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.

Trình tự thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp

Doanh nghiệp phải gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký chậm nhất là 03 ngày trước khi tiến hành tạm ngừng kinh doanh. Nội dung thông báo bao gồm:

Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệphoặc giấy tờ tương đương khác đối với doanh nghiệp.

Thời hạn tạm ngừng kinh doanh: ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng.

Lý do tạm ngừng.

Sau khi nhận được hồ sơ của doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ xử lý hồ sơ trong vòng 03 ngày làm việc để đưa ra kết quả:

Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh nếu hồ sơ hợp lệ;

Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ chưa hợp lệ.

Không thu lệ phí cho thủ tục này.

Thời hạn tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp

Thời hạn tạm ngừng kinh doanh không quá một năm. Trước khi thời hạn tạm ngừng kết thúc, doanh nghiệp có thể gia hạn tạm ngừng, số lần gia hạn không hạn chế. Đây là điểm mới ưu việt nhất của Luật doanh nghiệp 2020 về tạm ngừng doanh nghiệp.

Lưu ý khi tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp đồng thời gửi Thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanhnơi chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã đăng ký.

Về nghĩa vụ thuế năm 2021:

Trường hợp người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh trọn năm dương lịch 2021 (từ 1/1/2021 đến 31/12/2021) không phải nộp thuế môn bài của năm 2021. Trường hợp tạm ngừng không trọn năm dương lịch phải nộp thuế môn bài của cả năm 2021 vào trước ngày 31/01/2021.

Người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh và không phát sinh nghĩa vụ thuế thì không phải nộp hồ sơ khai thuế của thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Trường hợp người nộp thuế nghỉ kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính của năm thì vẫn phải nộp hồ sơ quyết toán thuế.

tạm ngưng hoạt động
tạm ngưng hoạt động

Hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế phải thực hiện kê khai thuế theo quy định.

Từ năm 2021 pháp luật doanh nghiệp không hạn chế tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp của doanh nghiệp như trước đây, do đó nếu doanh nghiệp chưa có nhu cầu hoạt động có thể tạm ngừng liên tục, nhưng sau trước khi hết hạn tạm ngừng doanh nghiệp phải làm thông báo tạm ngừng kinh doanh cho năm tiếp theo. Trường hợp hết thời hạn tạm ngừng không gia hạn thì doanh nghiệp được coi là mặc nhiên hoạt động trở lại, nếu doanh nghiệp không thực hiện kê khai thuếvà các nghĩa vụ liên quan sẽ rơi vào tình trạng đóng cửa mã số doanh nghiệp.

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp vẫn phải thanh toán các khoản nợ, hoàn thành các hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp cùng chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.

Trường hợp doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp và tình trạng của tất cả các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệpsang tình trạng tạm ngừng kinh doanh.

Trường hợp doanh nghiệp tiến hành kinh doanh lại trước khi hết thời hạn tạm ngừng trong thông báo tạm ngừng thì phải gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh ít nhất 03 ngày trước khi bắt đầu hoạt động trở lại.

Một số câu hỏi liên quan đến thủ tục tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp

Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động được bao lâu?

Pháp luật doanh nghiệp hiện hành không hạn chế tổng số lần tạm ngừng liên tiếp cũng như tổng thời gian tạm ngừng của doanh nghiệp. Do đó thời gian doanh nghiệp tạm ngừng theo nhu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, Doanh nghiệp muốn tạm ngừng phải gửi thông báo tới cơ quan quản lý đăng ký doanh nghiệp, thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm.

Trong thời gian tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp có được xuất hóa đơn không?

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp không được phép bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, do đó doanh nghiệp không được xuất hóa đơn khi đang tạm ngừng hoạt động.

Trong thời gian tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp có phải đóng bảo hiểm xã hội?

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp vẫn phải hoàn thành các hợp đồng đã ký với người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp và người lao động có thỏa thuận khác. Theo quy định của Luật bảo hiểm 2014, trường hợp tạm ngừng hoạt động doanh ngiệp chỉ được tạm ngừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất.  Do đó, trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng mà không có thỏa thuận khác với người lao động, doanh nghiệp phải tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Doanh nghiệp đang nợ thuế có được phép tạm ngừng hoạt động không?

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ. Do đó, có thể hiểu rằng doanh nghiệp đang nợ thuế vẫn được phép tạm ngừng hoạt động và có nghĩa vụ thực hiện nộp đủ số thuế còn nợ cho cơ quan thuế.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về thủ tục tạm ngưng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139