Luật Trần và Liên Danh xin gửi tới bạn đọc bài viết quy trình kiểm toán trong báo cáo tài chính để bạn đọc cùng tham khảo. Quy trình kiểm toán trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm khảo sát, đánh giá khách hàng tiềm năng, thỏa thuận cung cấp dịch vụ, lập kế hoạch kiểm toán… Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp tại đây.
Kiểm toán báo cáo tài chính là gì?
Kiểm toán báo cáo tài chính là việc kiểm tra, xác nhận về tính chính xác và trung thực của số liệu, tài liệu kế toán và báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán nhằm phục vụ cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin trên bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trong đó, hệ thống chuẩn mực kế toán và kiểm toán chính là thước đo đánh giá kiểm toán báo cáo tài chính.
Thông thường, công việc kiểm toán báo cáo tài chính sẽ do các doanh nghiệp kiểm toán đảm nhận, phục vụ cho nhà quản lý, chính phủ, ngân hàng, nhà đầu tư…
Cụ thể:
Đối với nhà quản lý: Cho họ thấy những tồn tại, sai sót đang gặp phải nhằm khắc phục, nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị.
Đối với ngân hàng, hoặc các nhà đầu tư: Công việc này sẽ giúp nhà đầu tư xem xét lại việc cho vay vốn của mình dựa trên tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp.
Quy trình kiểm toán trong báo cáo tài chính
* Khảo sát, đánh giá KH tiềm năng:
KTV tiến hành thu thập các thông tin sơ bộ về KH (loại hình DN, lĩnh vực hoạt động, hình thức sở hữu, công nghệ sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý, thực tế hoạt động…).
Đánh giá khả năng chấp nhận KH.
– Mẫu giấy làm việc về khảo sát và đánh giá KH tiềm năng.
– Bảng câu hỏi đánh giá tính độc lập của Công ty kiểm toán. Bảng câu hỏi này được lập bởi những KTV có trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm làm việc lâu năm, được lập riêng cho từnh loại hình KH cụ thể.
– Yêu cầu về các thông tin, tài liệu cần cung cấp để đưa ra đề xuất kiểm toán và ước tính phí dịch vụ. Tùy theo mức độ đáp ứng của KH trưởng nhóm kiểm toán có thể có một vài thay đổi trong chương trình kiểm toán và đặc biệt khi đưa ra các kết luận kiểm toán.
* Thoả thuận cung cấp dịch vụ.
Khi có thông tin về việc cung cấp dịch vụ cho KH, Công ty thực hiện cung cấp bản chào hàng của Công ty cho KH. Bản chào hàng giới thiệu qua về Công ty, nghành nghề kinh doanh, sơ lược về hoạt động của Công ty trong thời gian hoạt động đến thời điểm chào hàng và đặc biệt là nội dung kiểm toán và phí dịch vụ kiểm toán cùng với hồ sơ pháp lý.
Sau khi quyết định chấp nhận KH, Công ty cùng với KH thực hiện ký kết Hợp đồng kiểm toán.
– Mẫu bảng kê các tài liệu quan trọng cần chuẩn bị cho cuộc kiểm toán. Công ty sẽ đưa ra bảng kê các tài liệu yêu cầu bên KH cung cấp để thuận tiện trong quá trình làm việc, gồm các tài liệu về kế toán và các tài liệu khác có liên quan đến hoạt động tài chính.
* Lập kế hoạch kiểm toán:
– Lập kế hoạch chiến lược: KTV tìm hiểu thông tin sơ bộ về KH qua thông tin đại chúng, qua các hồ sơ kiểm toán, qua các KTV tiền nhiệm…Trong bước này KTV thực hiện các công việc sau:
+ Đánh giá kiểm soát và xử lý rủi ro cuộc kiểm toán: Việc đánh giá hệ thống KSNB để xác minh tính hiện hữu của hệ thống KSNB và làm cơ sở cho việc xác định phạm vi thực hiện các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ của KH. Được thực hiện qua các bước sau: Thu thập hiểu biết về hệ thống KSNB của KH; Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát; Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và lập bảng đánh giá hệ thống KSNB.
Câu hỏi đánh giá hệ thống kế toán, thuế, chính sách kế toán áp dụng, chu trình…
+ Lập thảo luận và ký kế hợp đồng kiểm toán: sau khi chấp nhận KH, hai bên tiến hành thảo luận và ký kết hợp đồng kiểm toán.
+ Lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán: Đội ngũ nhân viên kiểm toán được lựa chọn là những nhân viên kiểm toán có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao.
– Kế hoạch tổng thể (chi tiết thêm phần khoanh vùng rủi ro, chỉ dẫn cụ thể cho công tác kế toán). Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng thể được chia làm các bước nhỏ sau:
+ Thu thập thông tin cơ sở của KH: Gồm các thông tin về bộ máy quản lý, ngành nghề và hoạt động kinh doanh, quy trình kế toán…
+ Các thủ tục phân tích đánh giá trọng yếu và rủi ro: KTV phân tích sơ bộ về trọng yếu và rủi ro kiểm toán. Đánh giá và khoanh vùng trọng yếu và rủi ro đối với từng phần hành, khoản mục để chuẩn bị cho chương trình kiểm toán.
– Chương trình kiểm toán: Trên cơ sở kế hoạch tổng thể, KTV xây dựng chương trình kiểm toán cụ thể cho từng phần hành kiểm toán. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, các KTV sẽ phải tuân theo quy trình kiểm toán và chỉ được thay đổi trong các trường hợp đặc biệt.
– Xác định và phân bổ mục trọng yếu: Việc xác định trọng yếu của Công ty dựa trên hai mặt là quy mô và tính hệ trọng của thông tin tài chính. Sau khi xác định được mục trọng yếu các KTV thực hiện phân bổ trọng yếu cho từng khoản mục làm căn cứ để thực hiện kiểm toán.
* Thực hiện kiểm toán:
– Mẫu giấy làm việc kiểm tra thực hiện các thủ tục kiểm soát.
– Khoanh vùng rủi ro: Rủi ro kiểm toán là khả năng mà KTV đưa ra ý kiến không xác đáng về đối tượng được kiểm toán, và rủi ro kiểm toán là điều không thể tránh khỏi trong bất cứ cuộc kiểm toán nào. Khi bắt đầu thực hiện kiểm toán, KTV cần thực hiện khoanh vùng rủi ro kiểm toán nhằm hạn chế và kiểm soát mức rủi ro có thể xảy ra trong một mức độ cho phép. Việc khoanh vùng rủi ro đòi hỏi rất nhiều ở kinh nghiệm và trình độ của KTV, điều này cũng cần căn cứ nhiều vào hệ thống KSNB của Công ty KH, quy trình kế toán và đặc điểm ngành nghề kinh doanh.
– Thực hiện chương trình kiểm toán: Chương trình kiểm toán gồm hai bước là quy trình phân tích và kiểm tra chi tiết, với nguồn dữ liệu lấy từ KH. Thông thường đối với bất kỳ một khoản mục nào, KTV cũng cần thực hiện xem xét qua hệ thống KSNB, kiểm tra số liệu tổng hợp, thực hiên thủ tục phân tích soát xét, và cuối cùng là đi đến kiểm tra chi tiết trên chứng từ kế toán.
– Quy trình phân tích.
Thực hiện phân tích biến động của các chỉ tiêu kế toán, xem xét các biến động bất thường từ đó tiến hành kiểm tra các khoản mục nghi ngờ sai phạm.
Trong tổ chức thực hiện thủ tục phân tích đòi hỏi nhiều ở trình độ và sự phán đoán, kinh nghiệm của KTV. Thông thường trong thủ tục phân tích đòi hỏi những giai đoạn như sau:
+ Phát triển mô hình: Kết hợp với các biến tài chính và hoạt động. Khi phát triển mô hình cần xác định các biến tài chính và hoạt động và nghiên cứu trong mối quan hệ của chúng. Khi kết hợp được những biến độc lập có liên quan, mô hình sẽ cho ta nhiều thông tin hơn và kết quả dự đoán sẽ chính xác hơn. Và nếu mô hình và dự đoán đơn giản hóa quá nhiều cũng đồng nghĩa với đơn giản hóa các phép so sánh và mức hạn của bằng chứng kiểm toán.
+ Xem xét các chỉ tiêu kế toán cần phân tích xem mức độ độc lập và tin cậy để đảm bảo mục tiêu phân tích: Tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ sử dụng trong mô hình có ảnh hưởng trực tiếp đến tính chính xác của dự đoán và tới bằng chứng thu được từ thủ tục phân tích.
+ Nguồn của dữ liệu: Những dữ liệu nào có nguồn gốc từ bên ngoài sẽ có độ tin cậy cao hơn những dữ liệu có nguồn gốc bên trong DN. Các dữ liệu từ bên trong DN chỉ có độ tin cậy cao hơn nếu chúng độc lập với người chịu trách nhiệm cho giá trị được kiểm toán. Những dữ liệu đã được kiểm toán có độ tin cậy cao hơn dữ liệu chưa được kiểm toán…
+ Tính kế thừa và phát triển của thủ tục kiểm toán dữ liệu trước đó. Đây là nội dung khá quan trọng trong cuộc kiểm toán, việc kế thừa và phát triển dựa trên các thủ tục kiểm toán trước đó sẽ làm giảm chi phí kiểm toán và tăng chất lượng cuộc kiểm toán lên nhiều.
– Kiểm tra chi tiết: là việc áp dụng trắc nghiệm tin cậy và trắc nghiệm trực tiếp số dư để kiểm toán từng khoản mục (nghiệp vụ) tạo nên số dư trên khoản mục, thực hiện kiểm tra chi tiết trên các TK, chứng từ kế toán và tài liệu khác có liên quan. KTV phải xem xét từ số tổng hợp, theo dõi các nghiệp vụ bất thường, phát sinh lớn, hay không bình thường, và dựa trên phương pháp chọn mẫu phù hợp để từ đó đi đến kiểm tra trên chứng từ.
– Mẫu các bảng biểu, chỉ tiêu phân tích: KTV áp dụng các mẫu bảng biểu để kiểm tra và phân tích các chỉ tiêu tài chính kế toán. Bao gồm: sơ đồ biến động của các chỉ tiêu cần phân tích trong kỳ phân tích; Sơ đồ biến động của chỉ tiêu phân tích giữa các kỳ phân tích với nhau…
* Kết thúc kiểm toán:
– Các kết luận kiểm toán đưa ra chịu sự soát xét của ba cấp quản lý gồm trưởng nhóm kiểm toán, trưởng phòng và cuối cùng là của Ban Giám đốc. Mục đích của các cấp soát xét là đảm bảo Báo cáo kiểm toán đưa ra không bị sai lệch, trình bày đúng với thực trạng của Công ty được kiểm toán.
– Ý kiến kiểm toán: được nêu ra sau khi cuộc kiểm toán kết thúc. Có thể là ý kiến chấp nhận toàn phần, chấp nhận từng phần hoặc từ chối đưa ra ý kiến, tùy thuộc vào bằng chứng kiểm toán thu được.
– Báo cáo kiểm toán và BCTC cùng các chỉ dẫn: Báo cáo kiểm toán được lập sau khi kết thúc cuộc kiểm toán, trong đó nêu ra kết luận của cuộc kiểm toán, những sai phạm và tồn tại của KH, ý kiến của KTV. BCTC trước khi kiểm toán và BCTC đã sửa đổi sau khi được kiểm toán.
Mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính
Mục tiêu tổng quát: Tìm kiếm bằng chứng để đưa ra các ý kiến về tính trung thực, hợp lý của thông tin trên bảng khai tài chính.
Mục tiêu kiểm toán chung: Xem xét, đánh giá tổng thể số tiền ghi trên các chu trình, trên cơ sở cam kết chung về trách nhiệm của nhà quản lý về những thông tin thu được qua khảo sát thực tế ở doanh nghiệp.
Nguyên tắc cơ bản của kiểm toán báo cáo tài chính
Có 4 nguyên tắc cơ bản mà các kiểm toán viên cần tuân theo khi làm kiểm toán báo cáo tài chính. Đó là:
Tuân thủ pháp luật
Tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp như: độc lập, chính trực, khách quan, năng lực chuyên môn và tính thận trọng, bảo mật.
Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn.
Kiểm toán viên cần có thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về quy trình kiểm toán báo cáo tài chính Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.