Trong kinh doanh, các doanh nghiệp thường hay hợp tác để cùng kinh doanh. Vậy quy định về Hợp đồng hợp tác kinh doanh quy định như thế nào? Trong bài viết dưới đây Luật Trần và Liên Danh xin chia sẻ cùng các bạn đọc nội dung liên quan đến quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Khái niệm hợp đồng BCC
Khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 quy định:
“14. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.”
Về bản chất, trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên vẫn giữ nguyên tư cách pháp lý của chính mình, nhân danh mình để thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng. Với cơ chế đám phán để chia sẻ nghĩa vụ trong hoạt động đầu tư, đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh có ưu điểm là tính linh hoạt do không có sự ràng buộc về tổ chức bằng một pháp nhân chung của các tổ chức, cá nhân có quan hệ đầu tư với nhau. Đặc trưng cơ bản của hợp đồng hợp tác kinh doanh là tính chất, chủ thể và nội dung quan hệ đầu tư.
Chủ thể hợp đồng BCC
Chủ thể của hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC là các nhà đầu tư bao gồm cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Hợp đồng có thể bao gồm đại diện của hai bên chủ thể hoặc nhiều bên, nó phụ thuộc vào số lượng đại diện muốn tham gia hợp tác kinh doanh, muốn trực tiếp được thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Nhà đầu tư (không phân biệt quốc tịch của họ) có thể trở thành chủ thể của hợp đồng hợp tác kinh doanh được quy định tại Khoản 18, Khoản 19 và Khoản 20 Điều 3 Luật đầu tư 2020 như sau:
“18. Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
- Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
- Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.”
Như vậy, mọi tổ chức, cá nhân là nhà đầu tư trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài, thuộc sở hữu Nhà nước hay sở hữu tư nhân đều có thể trở thành chủ thể của hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC. Đây là điểm khác biệt so với các quy định về hình thức đầu tư theo hợp đồng này theo pháp luật về đầu tư trước đây.
Nội dung hợp đồng BCC
Khoản 1 Điều 28 Luật đầu tư 2020 quy định hợp đồng BCC gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
“Điều 28. Nội dung hợp đồng BCC
- Hợp đồng BCC bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
- b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
- c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
- d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
- e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
- g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.”
Bên cạnh đó, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 28 Luật đầu tư 2020 quy định:
“2. Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
- Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.”
Như vậy, nội dung quan hệ đầu tư theo hợp đồng BCC là những thỏa thuận thể hiện tính “hợp tác kinh doanh” bao gồm các thỏa thuận bỏ vốn để cùng kinh doanh, cùng chịu rủi ro, cùng phân chia kết quả kinh doanh.
Đây chính là đặc thù của hợp đồng hợp tác kinh doanh trong sự so sánh với các hợp đồng khác trong thương mại (ở các hợp đồng này, thời điểm chuyển giao rủi ro được các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định là cơ sở xác định rõ lợi nhuận hay rủi ro thuộc về một trong các bên của hợp đồng).
Ngoài ra theo quy định tại Khoản 3, Điều 27 Luật Đầu tư 2020, các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập Ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban điều phối do các bên thảo thuận.
Việc lập ra ban điều phối nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp giữa các bên tham gia hợp đồng, cũng như đại diện cho các bên giám sát quá trình thực hiện hợp đồng.
Thực hiện dự án đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh BBC?
Kính gửi Luật sư! Tôi xin hỏi như sau: Tôi và một người nước ngoài có ký một hợp đồng hợp tác cá nhân mà không thành lập doanh nghiệp để mua một dự án tại Việt Nam, sau đó bán lại cho các chủ sở hữu. Tôi là người đại diện duy nhất trong hoạt động của dự án.
Hình thức này có gọi là Hợp đồng kiểu BCC không? Giá trị đối với Pháp Luật như thế nào? Cá nhân nước ngoài góp vốn cùng tôi có cần chứng minh nguồn tiền không? Ngoài ra cá nhân nước ngoài cần làm các thủ tục pháp lý gì để ký kết hợp đồng này?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Khoản 14 điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 quy định:
“14. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.”
Theo khoản 18 điều 3 Luật đầu tư năm 2020:
“18. Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.”
Tiếp đó, điều 27 Luật đầu tư quy định đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
“Điều 27. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
- Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
- Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38 của Luật này.
- Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.”
Như vậy, việc bạn hợp tác với cá nhân nước ngoài để thực hiện dự án tại Việt Nam mà không thành lập tổ chức kinh tế thuộc hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC. Hợp đồng này được điều chỉnh bởi Luật đầu tư, quy định Bộ luật dân sự và theo hợp đồng BCC (hợp đồng thỏa thuận giữa bạn và người nước ngoài).
Khi đầu tư vào Việt Nam thì cá nhân nước ngoài vẫn phải làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì mới được ký kết hợp đồng này. Về nguồn tiền đầu tư thì pháp luật đầu tư không quy định việc chứng minh nguồn gốc tiền.
Tư vấn soạn hợp đồng hợp tác kinh doanh?
Thưa Luật sư, mình đang có nhu cầu thuê dịch vụ soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa hai bên. Bên Luật sư có thể tư vấn và báo giá giúp em không ạ?
Trân trọng cám ơn!
Trả lời:
Căn cứ vào khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 quy định:
“14. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.”
Theo đó, khi lập hợp đồng hợp tác kinh doanh phải đảm bảo những nội dung theo Điều 28 quy định như sau:
Nội dung hợp đồng BCC
Hợp đồng BCC bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.
Tư vấn lập hợp tác kinh doanh khi nhận được vốn góp?
Xin kính chào Anh (Chị): Em là Ngọc Hiện em đang là trưởng phòng kinh doanh cho một công ty XNK tại hà nội. Tháng trước em có một lời mời hợp tác kinh doanh của một đối tác.
Em xin kể sơ lược về đối tác này ạ. Chú ấy là CTHĐQT của một công ty xây dựng lớn ở ninh bình. hiện nay chú ấy ngoài kinh doanh xây dựng ra còn 3 ngành kinh doanh nữa đó là: – Sân Bóng Đá (3 sân mini, 1 sân 11 người) 1 Dây chuyền Sản xuất kem Của Ý. Một Nhà Hàng Cao Cấp Đang đã xây xong phần thô. (nguyên nhân vì sao có những hạng mục đó là vì. chú ấy có một người bạn thân cùng nhau làm ăn bên đức từ xưa.
Năm 2014 chú bạn ấy phá sản và từ đức về việt nam. vì thương bạn và có rất nhiều đất ở thành phố ninh bình nên chú ấy đã đầu tư cơ sở sản xuất cho bạn làm. thật không may khi đang đầu tư dở dang thì chú bạn ấy đột ngột qua đời.
Và hiện tại nhà máy kem có công suất 6 tạ / ngày đang bỏ không chỉ có một cửa hàng bán hàng trưng bày. sân bóng thì đã hoàn thành 80% phải dừng lại. nhà hàng xây xong hoàn thiện xong phần thô lại phải dừng lại) các vị trí của nhà hàng hay sân bóng đều là khu đắc địa ạ. Chú ấy mời em về hợp tác kinh doanh 3 mảng đó. với hình thức không góp vốn.
Chỉ góp công sức và chú ấy sẽ đầu tư tiếp vốn vào sản xuất và kinh doanh với hình thức hoạch định độc lập.
Em xin anh chị cho em hỏi luật đầu tư, hợp đồng hợp tác, và những luật liên quan ạ. để em có một sự đảm bảo chắc chắn với cty đó. khi em về bắt tay xây dựng lại cơ cấu và bắt đầu hoạt động kinh doanh ạ. Em sẽ thuê luật sự riêng khi về đó làm việc?
Xin chân thành cám ơn ạ!
Luật sư tư vấn:
Khoản 14 điều 3 Luật đầu tư 2020 quy định:
“14. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.”
Như vậy, khác với hợp đồng thành lập công ty, sau khi hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng hợp doanh) sẽ không dẫn đến việc thành lập tổ chức kinh tế.
Tiếp đó, điều 27 Luật đầu tư 2020 thì:
“Điều 27. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC1. Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
- Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38 của Luật này.
- Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.”
Như vậy, các quy định về hợp đồng dân sự nói chung như điều kiện để hợp đồng có hiệu lực, điều kiện chấm dứt hợp đồng… sẽ được áp dụng với hợp đồng hợp tác kinh doanh
Tuy nhiên, theo điều 28 Luật đầu tư năm 2020: Nội dung hợp đồng BCC bao gồm:
“1. Hợp đồng BCC bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
- b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
- c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
- d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
- e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
- g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
- Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.”
Như vậy, bạn nên soạn thảo hợp đồng với đầy đủ nội dung trên để đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Khoản 3 điều luật ở trên cũng cho phép bạn tự do thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật mà bạn cho là cần thiết đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của bạn.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua hotline Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.