Phương pháp kiểm toán tuân thủ

phương pháp kiểm toán tuân thủ

Kiểm toán là hoạt động đặc thù với các hoạt động kiểm toán đáp ứng các yêu cầu của pháp luật hiện hành. Kiểm toán có nhiều hình thức và hình thức kiểm toán tuân thủ đang được mọi người quan tâm đến hiện nay.

Như vậy thì phương pháp kiểm toán tuân thủ là gì? Các quy định hiện hành về phương pháp kiểm toán tuân thủ. Để tìm hiểu hơn về phương pháp kiểm toán tuân thủ các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Trần và Liên Danh để tham khảo về phương pháp kiểm toán tuân thủ nhé!

Kiểm toán tuân thủ là gì? Những thông tin cơ bản về công việc kiểm toán tuân thủ

Công việc kiểm toán đỡn giản là xem xét quá trình thực hiện những công việc kế toán và thống kế. Kiểm toán tuân thủ cũng có ý nghĩa như vậy, công việc này để rà soát những quy trình công việc việc kê khai, kế toán đã thực hiện đúng như những quy định của các cơ quan thẩm quyền, có chức năng hoặc cơ quan Nhà nước đã đề ra hay chưa.

Đối tượng hướng đến của kiểm toán tuân thủ không cố định, tất cả những đối tượng làm việc liên quan đến những giấy tờ như thuế phí, bảo hiểm lao động – xã hội,… và phải tuân thủ những quy định của ban lãnh đạo, doanh nghiệp đều cần kiểm toán tuân thủ. Mọi công việc liên quan đến thống kê, kiểm kê như thu ngân, giải ngân, vay vốn ngân hàng,.. đều phải được thông qua đầy đủ các bước và theo quy trình.

Kiểm toán tuân thủ không phức tạp như việc kiểm toán thông thường bởi các bước đều được thực hiện theo quy tình và tuân thủ những quy tắc đã được định sẵn. Việc sử dụng kiểm toán tuân thủ không giới hạn đối tượng, phục vụ cho mọi nhu cầu của cá nhân hay doanh nghiệp để báo cáo lên các cơ quan chức nặng hay cấp trên, ban lãnh đạo

Mục đích của công việc kiểm toán tuân thủ để kiểm toán quy trình thực hiện công việc liên quan đến tài chính – kế toán của các doanh nghiệp đã dược tuân thủ đúng theo quy định hay chưa. Đông thời để tạo thành những chuẩn mực cho công việc kế toán như mức lương nhân viên, thưởng phạt, quy trình sử dụng quỹ công ty, những giấy tờ liên quan đến khách hàng như vạy nợ, rút tiền, nộp tiền,.. đã đúng theo quy định đã đề ra hay chưa.

Trong kiểm toán tuân thủ đề cao nhất hai tính tuân thủ và chính xác để đảm bảo tính công tâm khi kiểm toán ở mọi doanh nghiệp. Trong trường hợp có bất kỳ sai sót nào trong quá trình kiểm toán phát hiện ra ở nơi kiểm tra thì cần thu thập đầy đủ thông tin, dẫn chứng chứng minh, hồ sơ kiểm toán và những kết quả thu được để chuyển qua cho cơ quan điều tra làm rõ sự tình.

Những hình thức của kiểm toán tuân thủ

Công việc kiểm toán tuân thủ khác so với công việc kiểm toán thông thường bời nó phải kết hợp với những bên kiểm toán khác nhau và được chia ra làm 3 hình thức chính: kiểm toán tuân thủ độc lập, kết hợp với kiểm toán tài chính và kết hợp với kiểm toán hoạt động. Cùng đi vào những hình thức kiểm toán này nhé!

Hình thức kiểm toán tuân thủ độc lập

Hình thức kiểm toán tuân thủ độc lập là công việc được xử lý một cách đơn lẻ không phụ thuộc cũng như liên quan đến những công việc kiểm toán khác, chỉ đơn giản là kiểm toán tuân thủ và được thực hiện theo quy trình đã ban hành theo quy định của Nhà nước.

Hình thức kiểm toán tuân thủ kết hợp kiểm toán tài chính

Dù bất kì hình thức kiểm toán nào đều phải tuân theo những quy tắc mà mục đích cũng như đối tượng kiểm toán. Bước kiểm toán tuân thủ là bước không thể thiếu trong quá trình kiểm toán vì đó là quy trình rà soát các bước được thực hiện đúng quy trình hay chưa cũng như đưa ra những bằng chứng xác thực nếu có trường hợp vi phạm. Còn kiểm toán tài chính là những báo cáo chi tiết cụ thể về những vấn đề tài chính của doanh nghiệp và chỉ áp dụng, thực thi theo những quy định có liên quan đến báo cáo tài chính.

Hình thức kiểm toán tuân thủ kết hợp với kiểm toán hoạt động

Công việc kiểm toán là bắt buộc đối với mỗi tổ chức doanh nghiệp, kể cả Nhà Nước với mục đích thống kê tình hình kinh tế, tính hiệu quả và những vấn đề liên quan. Khi kết hợp các hình thức kiểm toán với nhau thì kiểm toán viên có nhiệm vụ xem xét đến mục đích cũng như đối tượng kiểm toán để xem nên sử dụng phương pháp nào làm trọng tâm.

Phương pháp kiểm toán tuân thủ là gì?

Các thủ tục, kĩ thuật kiểm toán mà được kiểm toán viên sử dụng với mục dích nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán có liên quan đến tính thích hợp và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp. Các hoạt động trên được gọi là phương pháp kiểm toán tuân thủ.

Chủ thể kiểm toán tuân thủ

Chủ thể thực hiện việc kiểm toán tuân thủ thường là đánh giá viên nội bộ hoặc các dịch vụ kiểm toán bên ngoài.

Trong trường hợp nếu như nội bộ kiểm toán của một tổ chức bị rò rỉ thì lúc này cần có sự hợp tác từ các dịch vụ kiểm toán từ bên ngoài nhằm đảm bảo được tính minh bạch trong quá trình thực hiện kiểm toán.

Đối với kiểm toán tuân thủ thì báo cáo kiểm toán tuân thủ sẽ được thông báo cho bộ phận hoặc bộ phận tuân thủ như: Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính.

Các phương pháp kiểm toán tuân thủ

Phương pháp kiểm toán tuân thủ thì việc thực hiện kiểm toán sẽ đáp ứng các yêu cầu của quy định pháp luật và một số các yêu cầu cụ thể như:

Thứ nhất, tuân thủ theo luật pháp và quy định địa phương.

Đầu tiên việc thực hiện kiểm toán phải đảm bảo tuân thủ được các quy định pháp luật hiện hành và các quy định tại địa phương. Đảm bảo doanh nghiệp cần kiểm toán đáp ứng các yêu cầu về luật doanh nghiệp và thủ tục kinh doanh phù hợp. Và trong trường hợp cần thiết thì bộ phận tư vấn pháp lý sẽ hỗ trợ tốt nhất có thể.

phương pháp kiểm toán tuân thủ
phương pháp kiểm toán tuân thủ

Từ đó, đánh giá viên sẽ đánh sơ bộ bước đầu của các thủ tục, quy trình và các tài liệu được trình bày.

Thứ hai, Quy định cụ thể và các khuôn khổ liên quan:

Sau khi xem xét các quy định hiện hành, pháp luật về kiểm toán thì đánh giá viên có thể linh hoạt xem xét áp dụng các quy định và khuôn khổ liên quan.

Kiểm toán viên có thể xem xét các thông lệ của đơn vị để có thể áp dụng được không.

Nếu có bất cứ yếu tố nào không tuân thủ thì kiểm toán viên trước tiên sẽ thông báo lại và thảo luận về những yếu tố không tuân thủ với giám đốc điều hành và đưa ra các đề xuất để giải quyết vấn đề.

Mục tiêu của kiểm toán tuân thủ

Mục tiêu của kiểm toán tuân thủ bao gồm:

– Kiểm toán viên nhà nước sẽ đưa ra ý kiến về việc thực hiện đúng luật, văn bản, quy định và chế độ của các giao dịch, hoạt động, thông tin được kiểm toán xét trên khía cạnh trọng yếu.

– Trọng tâm của kiểm toán tuân thủ là tính tuân thủ trong hoạt động kiểm toán.

Khi tiến hành kiểm toán tuân thủ, các kiểm toán viên sẽ thu thấp toàn bộ tài liệu cần thiết để kiểm tra về việc tuân thủ các điều khoản. Mục đích của hoạt động này là:

+ Xác định các quy định có thể gây sai sót hoặc không tuân thủ pháp luật trong báo cáo của đơn vị được kiểm toán.

+ Kiến nghị các vấn đề không tuân thủ quy định và các vấn đề được phát hiện trong khi kiểm toán.

+ Đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật, các quy định giao dịch tài chính, thông tin trong báo cáo tài chính.
Kiểm toán tuân thủ kết hợp với kiểm toán hoạt động nhằm kiểm tra việc tuân thủ pháp luật các quy định, nguyên tắc về quản trị tài chính lành mạnh, từ đó, đánh giá tính hiệu quả các hoạt động giao dịch trong việc thực hiện các dự án của đơn vị được kiểm toán.

Nguyên tắc của kiểm toán tuân thủ

Công việc nào cũng có những quy tắc riêng mà bắt buộc phải tuân theo, đặc biệt là những công việc kiểm toán thì càng phải cẩn thận và tuân thủ đúng những quy định của nó. Có 8 nguyên tắc cơ bản của công việc kiểm toán tuân thủ:

– Công việc đòi hỏi đạo đức nghề nghiệp và tính độc lập cao: đặc biệt những công việc liên quan đến kiểm toán đòi hỏi người làm phải có tính trung thực, công bằng và tuân thủ theo mọi quy định được ban hành.

– Phải đảm bảo chất lượng kiểm toán: mọi quy trình phải được thực hiện theo trình tự và đầy đủ, sử dụng các hình thức kiểm toán phù hợp với đối tượng cũng như hoàn cảnh kiểm toán

– Tinh thần vững chắc phù hợp với nghề nghiệp và đảm bảo tính chuyên môn: là một kiểm toán viên đòi hỏi tính chuyên môn nghề nghiệp bằng khả nẵng và kinh nghiệm phán đoán, đồng thời phải luôn có tính cảnh giác bởi nhiều doanh nghiệp sử dụng nhiều cách để che giấu những sai sót trong quá trình kiểm toán nên phải luôn chú ý và giữ tinh thần thép.

– Phải có những kỹ năng của một kiểm toán viên: kỹ năng chính là yếu tố quan trọng trong bất cứ nghề nghiệp nào. Đối với công việc kiểm toán đòi hỏi những kiến thức và am hiểu chuyên sâu và những công việc liên quan, doanh nghiệp đang kiểm toán,… Cùng với những kỹ năng cá nhân như phán đoán, điều tra, chứng minh thuyết phục,…

– Kiểm toán viên phải viết tình toán rủi ro: đặc biệt đối với những công việc liên quan đến tài chính kế toán thì việc tính toán rủi ro rất quan trọng, nó quyết định mức độ tổn thất của doanh nghiệp.

–  Phải biết quan sát tình hình để cập nhật tính nghiêm trọng của các cuộc điều tra rà soát

– Đảm bảo có đầy đủ hồ sơ kiểm toán, mọi vấn đề liên quan dến giấy tờ đều phải có đầy đủ và đóng dấu của cơ quan chức năng nếu có bất kì sai sót nào cũng có thể dẫn đến việc kiện hoặc tố cáo.

– Trong công cuộc điều tra kiểm toán cần phải có những bước cớ bản như thu thập thông tin, lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và báo cáo kiểm toán. Các kiểm toán viên có quyền được trao đổi thông tin với nhau trong trường hợp khó giải quyết cũng như thiếu dẫn chứng thì việc trao đổi là rất cần thiết.

Để làm một kiểm toán viên thì không phải ai cũng làm được đòi hỏi ở người làm có tính tỉ mỉ, cẩn thận, những kỹ năng tốt và có tinh thần thép để có thể giữ vững lập trường cũng như điều tra những doanh nghiệp có tính chất không lành mạnh. Kiểm toán viên tuân thủ tốt thì trước hết phải biết tuân thủ và làm việc có quy tắc. Không có công việc nào là dễ, mọi thứ đều đòi hỏi sự chuyên cần và tỉ mỉ đặc biệt đối với những kiểm toán viên.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về phương pháp kiểm toán tuân thủ Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139