Mua bán người Điều 151 Bộ luật hình sự quy định về Tội mua bán người dưới 16 tuổi là hành vi đem con người làm vật trao đổi để có được những lợi ích khác như tiền bạc, tình dục,… Thực thế đối tượng bị mua bán người chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Trẻ em là đối tượng được Nhà nước ưu tiên nhiều nhất không chỉ bởi trẻ em là nhóm yếu thế trong xã hội mà trẻ em còn là tương lai của đất nước. Để xử phạt những hành vi coi trẻ em là vật để trao đổi, mua bán thì pháp luật hình sự đã đặt ra quy định riêng về tội mua bán người dưới 16 tuổi.
Khái niệm Điều 151 Bộ luật hình sự quy định về Tội mua bán người dưới 16 tuổi
Tội mua bán người dưới 16 tuổi tại Điều 151 Bộ luật hình sự năm 2015 được xác định như sau:
+ Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;
+ Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
+Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện những hành vi quy định trên.
Quy định chi tiết Điều 151 Bộ luật hình sự quy định về Tội mua bán người dưới 16 tuổi
Theo quy định tại Điều 151 Bộ luật hình sự năm 2015 về tội mua bán người dưới 16 tuổi như sau:
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;
b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
b) Lợi dụng hoạt động cho nhận con nuôi để phạm tội;
c) Đối với từ 02 người đến 05 người;
d) Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;
đ) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
e) Phạm tội 02 lần trở lên;
g) Vì động cơ đê hèn;
h) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
i) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
d) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
đ) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;
e) Đối với 06 người trở lên;
g) Tái phạm nguy hiểm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu mộtphần hoặc toàn bộ tài sản.
Các dấu hiệu pháp lý của Điều 151 Bộ luật hình sự quy định về Tội mua bán người dưới 16 tuổi
Mặt khách quan của tội phạm – Điều 151 Bộ luật hình sự
Đối với tội mua bán trẻ em tại Điều 151 Bộ luật hình sự năm 2015, được thể hiện qua hành vi sau:
– Mua đứa trẻ của ngưòi khác nhằm để bán thu lợi.
– Bán đứa trẻ sau khi mua hoặc sau khi bắt trộm để thu lợi.
Cần lưu ý:
Việc mua, bán trẻ em có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên dù dưới bất kỳ hình thức nào thì ngưòi có một trong các hành vi nêu trên vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi thực hiện đó.
+ Trẻ em là người bị hại trong trường hợp này là người chưa đủ 16 tuổi.
+ Tội phạm hoàn thành kể từ khi người phạm tội có hành vi nhằm vào việc mua, bán trẻ em. Nếu hậu quả việc mua bán trẻ em chưa xảy ra thì được cọi là phạm tội chưa đạt.
Khách thể của tội phạm – Điều 151 Bộ luật hình sự
Các hành vi nêu trên xâm phạm đến quan hệ về quyền được chăm sóc, nuôi và sống chung với cha mẹ, quyền được bảo vệ của trẻ em.
Mặt chủ quan của tội phạm – Điều 151 Bộ luật hình sự
Tội phạm nêu trên được thực hiện với lỗi cố ý.
Động cơ thực hiện hành vi mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt nêu trên không phải là dấu hiệu cấu thành cơ bản mà chỉ có ý nghĩa trong việc định khung tăng nặng, lượng hình.
Chủ thể của tội phạm – Điều 151 Bộ luật hình sự
Chủ thể của ba tội nêu trên là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
Mức hình phạt tại Điều 151 Bộ luật hình sự quy định về Tội mua bán người dưới 16 tuổi
Mức hình phạt của tội tại Điều 151 Bộ luật hình sự năm 2015 này được chia thành hai khung, cụ thể như sau:
Mức hình phạt tại khoản 1 Điều 151 Bộ luật hình sự: Có mức phạt tù từ ba năm đến mười năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ các dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan.
Mức hình phạt tại khoản 2 Điều 151 Bộ luật hình sự: Có mức phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:
+ Có tổ chức. Được hiểu là có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người (đồng phạm) cùng thực hiện tội phạm này.
+ Có tính chất chuyên nghiệp. Được hiểu là người phạm tội sinh sông chủ yếu dựa vào thu nhập từ việc mua bán trẻ em một cách thường xuyên.
+ Vì động cơ đê hèn (như để trả thù cha mẹ đứa trẻ).
+ Đối với nhiều trẻ em (từ hai trẻ em trở lên)
+ Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân.
+ Để đưa ra nước ngoài;
+ Để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo (như sử dụng để bóc lột sức lao động, cho đi ăn xin…)
+ Để sử dụng vào mục đích mại dâm.
+ Tái phạm nguy hiểm (xem giải thích tương tự ở tội giết người).
+ Gây hậu quả nghiêm trọng (như làm cho trẻ em bị tàn tật suốt đời…)
Mức hình phạt tại khoản 3 Điều 151 Bộ luật hình sự: Hình phạt bổ sung (khoản 3)
Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tuỳ từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị:
+ Phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.
+ Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự bị cáo có thể được hưởng khi phạm tội tại Điều 151 Bộ luật hình sự quy định về Tội mua bán người dưới 16 tuổi
Điều 51 Bộ luật hình sự có quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, theo đó, khi bị cáo có một trong các tình tiết được quy định tại khoản 1 Điều 51 thì Hội đồng xét xử có thể xem xét cho giảm nhẹ trách nhiệm. Cụ thể:
Các tình tiết các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
m) Phạm tội do lạc hậu;
n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
r) Người phạm tội tự thú;
s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
x) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 54 Bộ luật hình sự về việc áp dụng hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt thì:
Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.
Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.
Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.
Vì vậy, bị cáo có thể được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong trường hợp có tình tiết giảm nhẹ tại khoản 1 Điều 51 hoặc trong trường hợp có từ hai tình tiết giảm nhẹ thì bị cáo còn có thể được áp dụng dưới mức thấp nhất của khung hình phạt.
Trên đây là nội dung tại tại Điều 151 Bộ luật hình sự năm 2015 về Tội mua bán người dưới 16 tuổi. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này, quý khách có thể liên hệ với Công ty luật uy tín Luật Trần và Liên Danh để được hỗ trợ nhanh nhất.