Để đảm bảo tính pháp lý của các giấy tờ hiện nay việc công chứng các giấy tờ được thực hiện rất phổ biến, qua bài viết này mong rằng bạn có thể tham khảo, công chứng là gì? Đặc điểm của công chứng. Khi đi làm thủ tục giấy tờ pháp lý nào đó mọi người hay nhắc tới công chứng, vậy công chứng là gì? Vì sao phải công chứng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây về phòng công chứng an tín.
Công chứng là gì?
Việc công chứng các giấy tờ hiện nay có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các giao dịch về vấn đề dân sự, kinh tế, thương mại.
Công chứng là việc công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận về:
Xác nhận tính xác thực, tính hợp pháp của một hợp đồng, của giao dịch dân sự bằng văn bản.
Xác nhận về tính chính xác, tính hợp pháp và không trái đạo đức xã hội của các bản dịch giấy tờ, các văn bản từ tiếng việt được dịch sang tiếng nước ngoài hoặc được dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng việt.
Theo quy định của pháp luật thì những giấy tờ đó phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Công chứng ở đâu?
Theo quy định của Luật Công chứng hiện nay thì tổ chức hành nghề công chứng bao gồm phòng công chứng và văn phòng công chứng. Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của các tổ chức hành nghề công chứng.
Công chứng tại văn phòng công chứng: Những địa bàn có điều kiện phát triển thì mới được thành lập phòng công chứng. Phòng công chứng sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, có con dấu, có tài khoản riêng.
Công chứng tại phòng tư pháp: Sở Tư pháp sẽ là nơi chủ trì phối hợp với sở kế hoạch và đầu tư, sở tài chính, sở nội vụ để xây dựng đề án thành lập phòng công chứng và trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định.
Hiện nay, đối với một số giao dịch pháp luật không quy định bắt buộc phải công chứng. Tuy nhiên việc công chứng sẽ giúp các bên bạn chế được các rủi ro từ những hợp đồng, từ những giao dịch dân sự, thương mại không được công chứng.
Đặc điểm của công chứng
Trong nội dung ở trên chúng tôi đã nêu rõ khái niệm công chứng là gì, hay nên đến đâu công chứng. Ở nội dung này sẽ nêu cụ thể về các đặc điểm của công chứng:
Người yêu cầu công chứng có thể là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc là cá nhân, tổ chức nước ngoài có yêu cầu thực hiện công chứng các hợp đồng, các giao dịch hoặc các bản dịch.
Công chứng là một hoạt động do công chứng viên thực hiện theo quy định của pháp luật.
Nội dung của việc công chứng là để xác định tính hợp pháp, tính chính xác, không trái với đạo đức xã hội của các hợp đồng, của các giao dịch dân sự.
Có 2 loại công chứng: Đó là các loại hợp đồng giao dịch bắt buộc phải thực hiện công chứng theo quy định của pháp luật và những hợp đồng giao dịch do tổ chức, do cá nhân tự nguyện yêu cầu việc công chứng.
Vì sao bạn phải công chứng tại phòng công chứng an tín?
Vậy tại sao bạn phải công chứng? Có lẽ đây cũng là thắc mắc của nhiều người hiện nay. Chúng ta nên công chứng giấy tờ bởi:
Một số loại hợp đồng, giao dịch bắt buộc phải công chứng. Nếu bạn không thực hiện công chứng, hợp đồng đó sẽ không có ý nghĩa, và có thể sẽ bị vô hiệu hóa.
Việc công chứng giúp các bên hạn chế được những rủi ro từ những hợp đồng, giao dịch dân sự, thương mại không được công chứng.
Thông thường, các giao dịch liên quan đến bất động sản như mua bán, tặng cho, thế chấp, góp vốn… đều phải công chứng.
Các chủ thể tham gia công chứng tại phòng công chứng an tín
Vậy các chủ thể cần phải công chứng ở đây là ai. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ngay bây giờ nhé!
Công chứng viên: là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:
Tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên.
Có bằng cử nhân về luật
Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng.
Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng
Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
Tổ chức hành nghề công chứng gồm có: Văn phòng công chứng và Phòng công chứng
Văn phòng công chứng: do 02 công chứng viên hợp danh trở lên thành lập theo loại hình tổ chức của công ty hợp danh.
Phòng công chứng: do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập, là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở.
Người yêu cầu công chứng: là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức ở nước ngoài.
Đối tượng được công chứng: là Văn bản công chứng gồm có bản dịch, hợp đồng, giao dịch.
Các văn bản khi được công chứng có giá trị pháp lý kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu, có hiệu lực thi hành với các bên liên quan.
Giá trị pháp lý của văn bản công chứng
Kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng thì văn bản công chứng sẽ có hiệu lực.
Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.
Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.
Văn phòng công chứng là gì?
Văn phòng công chứng là một trong những cơ quan, đơn vị, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền cấp phép để hoạt động trong lĩnh vực công chứng, văn phòng công chứng được xem như một tổ chức dịch vụ hành chính công và được thành lập, vận hành theo những chế định, nguyên tắc có quy định trong Luật Công chứng cùng những văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hình thức công ty hợp danh khác.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng
Quyền của tổ chức hành nghề công chứng
Căn cứ vào Điều 32 Luật công chứng 2014 Quyền của tổ chức hành nghề công chứng
Ký hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động với công chứng viên quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 34 của Luật này và các nhân viên làm việc cho tổ chức mình.
Thu phí công chứng, thù lao công chứng, chi phí khác.
Cung cấp dịch vụ công chứng ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước để đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân.
Được khai thác, sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu công chứng quy định tại Điều 62 của Luật này.
Các quyền khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng
Căn cứ vào điều 33 Luật công chứng 2014 Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng
Quản lý công chứng viên hành nghề tại tổ chức mình trong việc tuân thủ pháp luật và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
Chấp hành quy định của pháp luật về lao động; thuế; tài chính; thống kê.
Thực hiện chế độ làm việc theo ngày; giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước.
Niêm yết lịch làm việc; thủ tục công chứng; nội quy tiếp người yêu cầu công chứng; phí công chứng; thù lao công chứng và chi phí khác tại trụ sở của tổ chức mình.
Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình theo quy định tại Điều 37 của Luật này và bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 38 của Luật này.
Tiếp nhận; tạo điều kiện thuận lợi và quản lý người tập sự hành nghề công chứng trong quá trình tập sự tại tổ chức mình.
Tạo điều kiện cho công chứng viên của tổ chức mình tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm.
Các loại tổ chức hành nghề công chứng hiện nay
Hiện nay theo quy định của pháp luật thì có hai tổ chức hành nghề công chứng là phòng công chứng và văn phòng công chứng. Sự khác nhau của hai tổ chức này được xác định qua các tiêu chí sau:
Nguyên tắc thành lập phòng công chứng an tín:
+ Phòng công chứng: Chỉ được thành lập mới tại những địa bàn chưa có điều kiện phát triển được Văn phòng công chứng. (theo quy định tại khoản 2 Điều 18)
+ Văn phòng công chứng: Việc thành lập văn phòng công chứng không bị hạn chế như phòng công chứng. Việc thành lập và hoạt động của văn phòng công chứng được hưởng chính sách ưu đãi khi Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; đặc biệt khó khăn.
Căn cứ thành lập phòng công chứng an tín:
+ Phòng công chứng: Do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập. Căn cứ vào nhu cầu công chứng tại địa phương, Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Nội vụ xây dựng đề án thành lập Phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét; quyết định. Đề án nêu rõ sự cần thiết thành lập Phòng công chứng; dự kiến về tổ chức; tên gọi; nhân sự; địa điểm đặt trụ sở; các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện.
+ Văn phòng công chứng: Do nhu cầu của các cá nhân chỉ cần 2 công chứng viên hợp danh trở lên là có thể thành lập. Văn phòng công chứng được thực hiện theo quy định của Luật công chứng 2014 hoặc các luật khác có liên quan về công ty hợp danh.
Vai trò của văn phòng công chứng
Văn phòng công chứng có những vài trò sau đây:
Đối với các bên khi tham gia giao dịch:
Văn phòng công chứng đã giúp cho việc thực hiện các giao dịch của những cá nhân; tổ chức trở nên nhanh chóng; thuận lợi; đúng pháp luật; qua đó những quyền và lợi ích hợp pháp của họ được đảm bảo một cách tối ưu.
Đối với nhà nước:
Văn phòng công chứng ra đời đã giảm bớt được gánh nặng về số lượng công việc phải là của cơ quan nhà nước liên quan đến vấn đề này; không những thế văn phòng công chứng còn góp phần đẩy mạnh quá trình pháp chế chủ nghĩa xã hội cũng như phát huy tối đa các nguồn lực pháp lý trong toàn xã hội.
Đối với chính bản thân văn phòng công chức:
Văn phòng công chứng được phép thu các khoản phí; thù lao khi thực hiên các hoạt động công chứng theo như đã quy định.
Chức năng của văn phòng công chứng?
Bên cạnh việc cung cấp thông tin về văn phòng công chứng là gì; chúng tôi còn giúp bạn hiểu hơn về chức năng của văn phòng công chứng.
Theo đó; chức năng cơ bản của các văn phòng công chứng bao gồm:
Văn phòng công chứng có chức năng là xác thực; chứng nhận tính chính xác; hợp pháp của các hợp đồng giao dịch dân sự dưới dạng là văn bản hoặc một số giấy tờ khác; v.v …
Bên cạnh đó; văn phòng công chứng nói chung và công chứng viên nói riêng có chức năng đảm bảo sự an toàn cho các bên khi tham gia giao kết hợp đồng và thực hiện giao dịch.
Qua đây; sẽ giảm thiểu cũng như phòng ngừa những tranh chấp có thể xảy ra ở mức thấp nhất; đồng thời các quyền và lợi ích hợp pháp của những tổ chức; cá nhân cũng được hỗ trợ bảo vệ; góp phần xây dựng nền kinh tế – xã hội phát triển một cách ổn định và bền vững.
Câu hỏi thường gặp về phòng công chứng an tín
Văn phòng công chứng có chức năng gì?
Các chức năng cơ bản của các văn phòng công chứng bao gồm:
– Văn phòng công chứng có chức năng là xác thực, chứng nhận tính chính xác, hợp pháp của các hợp đồng giao dịch dân sự dưới dạng là văn bản hoặc một số giấy tờ khác, v.v …
– Bên cạnh đó, văn phòng công chứng nói chung và công chứng viên nói riêng có chức năng đảm bảo sự an toàn cho các bên khi tham gia giao kết hợp đồng và thực hiện giao dịch.
Công chứng viên công chứng khi thiếu điểm chỉ có bị phạt không?
Đối với công chứng viên không chứng kiến việc người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch ký hoặc điểm chỉ vào hợp đồng, giao dịch bị xử phạt hành chính theo Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Công chứng khi thiếu chữ ký của công chứng viên; chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu công chứng vào từng trang của hợp đồng, giao dịch;
Điều kiện của người yêu cầu công chứng di chúc?
Theo quy định tại Luật công chứng 2014, người yêu cầu công chứng phải có năng lực hành vi dân sự.
Khi yêu cầu công chứng, người yêu cầu phải xuất trình đủ các giấy tờ cần thiết liên quan đến việc công chứng và chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ đó.
Trên đây là bài viết tư vấn về phòng công chứng an tín của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.