Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nào

nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nào

Theo Luật kế toán 88/2015/QH13, Báo cáo tài chính (BCTC) là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Báo cáo tài chính cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.

Báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính; tình hình kinh doanh; và các luồng tiền của một doanh nghiệp; đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước; và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.

Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:

Tài sản;

Nợ phải trả;

Vốn chủ sở hữu;

Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác;

Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;

Các luồng tiền.

Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh Báo cáo tài chính”. Nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các Báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày Báo cáo tài chính.

Tại sao phải nộp báo cáo tài chính?

Là loại báo cáo phản ánh tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp một cách trung thực, khách quan, báo cáo tài chính giúp cơ quan nhà nước có được cái nhìn tổng quan nhất về tình hình hoạt động, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong một chu kỳ nhất định.

Cùng với đó, báo cáo tài chính còn giúp các cơ quan chức năng kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; phát hiện, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.

Dựa trên số liệu được cung cấp trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp và các nhà đầu tư có thể phát hiện tiềm năng, dự đoán xu hướng hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp để đưa ra định hướng và quyết định đúng đắn.

Tựu trung lại, báo cáo tài chính nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng bởi nó đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và các nhà đầu tư trong việc đưa ra các định hướng mang tính chất quyết định, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.   

Những thông tin cơ bản thể hiện trong Báo cáo tài chính của một doanh nghiệp sẽ gồm: 

Tài sản;

Nợ phải trả;

Vốn chủ sở hữu;

Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác;

Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;

Các luồng tiền.

Bên cạnh đó, để giải trình chi tiết về các chỉ tiêu nêu trên, doanh nghiệp cần cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh Báo cáo tài chính”.

Thời hạn nộp báo cáo tài chính

Thời hạn nộp báo cáo tài chính tuỳ của doanh nghiệp nhà nước khác với doanh nghiệp tư nhân.

Đối với doanh nghiệp nhà nước

Thời hạn nộp Báo cáo tài chính quý:

– Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày. Kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý. Đối với công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 45 ngày.

– Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước nộp Báo cáo tài chính quý cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm:

– Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày.

– Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp Báo cáo tài chính năm cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

Đối với các loại doanh nghiệp khác

– Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm

– Đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày.

– Đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.

Nếu các doanh nghiệp nộp chậm báo cáo tài chính so với thời hạn quy định, có thể sẽ bị xử phạt.

Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nào?

Căn cứ theo Thông tư 200/2014/TT-BTC:

Doanh nghiệp Nhà nước kỳ lập báo cáo là Quý, năm và phải nộp cho những cơ quan sau:

Cơ quan tài chính.

Cơ quan thuế.

Cơ quan thống kê.

Doanh nghiệp cấp trên.

Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kỳ lập báo cáo là năm và phải nộp cho những cơ quan sau:

Cơ quan tài chính.

Cơ quan thuế.

Cơ quan thống kê.

Doanh nghiệp cấp trên.

Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Cơ quan tài chính mà doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phải nộp Báo cáo tài chính là Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở kinh doanh chính.

Các loại doanh nghiệp khác

Cơ quan thuế.

Cơ quan thống kê.

Doanh nghiệp cấp trên.

Cơ quan đăng ký kinh doanh.

nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nào
nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nào

Ngoài các cơ quan trên, doanh nghiệp cũng sẽ nộp báo cáo tài chính cho những đơn vị sau:

– Đối với các doanh nghiệp Nhà nước:

+ Các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phải lập và nộp Báo cáo tài chính cho Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đối với doanh nghiệp Nhà nước Trung ương còn phải nộp Báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp).

+ Các loại doanh nghiệp Nhà nước phải nộp Báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính ngân hàng hoặc Cục Quản lý giám sát bảo hiểm). Như: Ngân hàng thương mại; Công ty xổ số kiến thiết; Tổ chức tín dụng; Doanh nghiệp bảo hiểm; Công ty kinh doanh chứng khoán.

+ Các công ty kinh doanh chứng khoán và công ty đại chúng phải nộp Báo cáo tài chính cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán.

– Các doanh nghiệp:

Phải gửi Báo cáo tài chính cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế tại địa phương. Đối với các Tổng công ty Nhà nước còn phải nộp Báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế).

– Doanh nghiệp có đơn vị kế toán cấp trên:

Phải nộp Báo cáo tài chính cho đơn vị kế toán cấp trên theo quy định của đơn vị kế toán cấp trên.

– Đối với các doanh nghiệp phải kiểm toán Báo cáo tài chính:

Phải kiểm toán trước khi nộp Báo cáo tài chính theo quy định. Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp đã thực hiện kiểm toán phải đính kèm báo cáo kiểm toán vào Báo cáo tài chính khi nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp cấp trên.

– Đối với các doanh nghiệp Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ:

Doanh nghiệp còn phải nộp Báo cáo tài chính cho các cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp thực hiện quyền của chủ sở hữu theo Nghị định số 99/2012/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.

– Các doanh nghiệp (kể cả các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) có trụ sở nằm trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao

Còn phải nộp Báo cáo tài chính năm cho Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao nếu được yêu cầu.

Mức xử phạt hành vi nộp chậm báo cáo tài chính cho cơ quan thống kê

Theo qui định, nếu các bạn không nộp BCTC cho cơ quan thông kê tại địa bàn doanh nghiệp hoạt động đúng thời hạn qui định sẽ bị phạt hành chậm nộp cụ thể như sau:

Tại điều 8 nghị định 79/2013/NĐ-CP qui định như sau:

Mức cảnh cáo:

Hành vi nộp chậm báo cáo dưới 5 ngày đối với báo cáo thống kê tháng

Hành vi nộp chậm báo cáo dưới 10 ngày đối với báo cáo thống kê, BCTC quý ( 6 tháng, 9 tháng)

Hành vi nộp chậm báo cáo dưới 15 ngày đối với báo cáo thống kê, BCTC năm

Phạt từ 1.000.000đ đến 3.000.000đ hành vi sau:

Hành vi nộp chậm báo cáo dưới 5 ngày đến 10 ngày  đối với báo cáo thống kê tháng

Hành vi nộp chậm báo cáo dưới 10 ngày đến 15 ngày đối với báo cáo thống kê, BCTC quý ( 6 tháng, 9 tháng)

Hành vi nộp chậm báo cáo dưới 15 ngày đến 20 ngày đối với báo cáo thống kê, BCTC năm

Phạt từ 3.000.000đ đến 5.000.000đ đối với các hành vi sau:

Hành vi nộp chậm báo cáo dưới 10 ngày đến 15 ngày đối với báo cáo thống kê tháng

Hành vi nộp chậm báo cáo dưới 15 ngày đến 20 ngày đối với báo cáo thống kê, BCTC quý (6 tháng, 9 tháng)

Hành vi nộp chậm báo cáo dưới 20 ngày đến 30 ngày đối với báo cáo thống kê, BCTC năm

Phạt từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ đối với các hành vi sau:

Hành vi nộp chậm báo cáo dưới 20 ngày đến 30 ngày đối với báo cáo thống kê, BCTC quý (6 tháng, 9 tháng)

Hành vi nộp chậm báo cáo dưới 30 ngày đến 45 ngày đối với báo cáo thống kê, BCTC năm

Phạt từ 10.000.000đ đến 20.000.000đ đối với các hành vi sau:

Hành vi nộp không nộp báo cáo thống kê tháng sau 15 ngày

Hành vi không nộp báo cáo thống kê, BCTC quý (6 tháng, 9 tháng) sau 30 ngày

Hành vi không nộp báo cáo thống kê, BCTC năm sau 45 ngày.

Ví dụ minh hoạ

 Báo cáo tài chính năm 2015 doanh nghiệp phải nộp theo qui định là ngày 30/03/2016 là phải nộp cho các cơ quan có thẩm quyền, nhưng đến 29/04/2016 doanh nghiệp mới nộp cho cơ quan thống kê.

Vậy theo qui định doanh nghiệp bị phạt hành vi chậm nộp như sau:

Từ ngày 31/03/2016 đến 29/04/2016 là: 29 ngày

Như vậy doanh nghiệp bị phạt trong phạm vị từ 3.000.000đ đến 5.000.000đ.

Lưu ý: Hồ sơ nộp cơ quan thống kê ngoài bộ BCTC ra các bạn còn phải nộp kèm theo mẫu theo quy định của cơ quan Thống kê như sau:

– Mẫu 1B-DS (Áp dụng cho các doanh nghiệp ngoài nhà nước, hợp tác xã, LH HTX – gọi chung là doanh nghiệp): Yêu cầu các doanh nghiệp kê khai như sau:

Doanh nghiệp điền đầy đủ thông tin doanh nghiệp theo giấy ĐKKD.

Doanh nghiệp điền thông tin về lao động tại doanh nghiệp trước ngày 01/01 đến sau ngày 31/12.

Doanh nghiệp dựa vào BCTC của doanh nghiệp điền một số thông tin về doanh thu, nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.

– Mẫu 1A.2-CN Áp dụng cho toàn bộ doanh nghiệp đơn/cơ sở có hoạt động công nghiệp. Mẫu này yêu cầu các doanh nghiệp kê khai như sau:

Doanh nghiệp khai đầy đủ thông tin doanh nghiệp theo ĐKKD.

Doanh nghiệp điền thông tin về lao động đến thời điểm 31/12/2015.

Doanh nghiệp dựa trên BCTC đã lập điền thông tin về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về thắc mắc nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nào? Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139