Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Trong đời sống có rất nhiều những vấn đề phát sinh trách nhiệm bồi thường, khi những vấn đề phát sinh này không tồn tại trong bất kỳ bản hợp đồng nào. Vậy thì khi có những thiệt hại này xảy ra thì sẽ phải bồi thường theo nguyên tắc nào.

Để giải đáp thắc mắc này của khách hàng Luật Trần và Liên Danh sẽ tư vấn về nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 2015 để Quý khách hàng tham khảo.

Bồi thường thiện lại là gì?

Bồi thường thiện lại là trách nhiệm dân sự đặt ra đối với cá nhân, tổ chức khi có hành vi xâm phạm đến các quyền về nhân thân và về tài sản (các quyền dân sự) của cá nhân, pháp nhân được pháp luật dân sự ghi nhận và bảo hộ.

Bồi thường thiệt hại được Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Bồi thường thiệt hại:

Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trường hợp bồi thường thiệt hại mà bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm bồi thường cho mình bởi những thiệt hại gây ra không phải do vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng, rất nhiều trường hợp trên thực tế có hành vi gây thiệt hại xảy ra nhưng giữa các bên không có ràng buộc hợp đồng trước đó nên bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được áp dụng để xử lý.

Ví dụ về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:

Ví dụ 1: A lái xe ô tô tải ngủ gật đâm vào xe máy của B làm B bị gãy tay và chân, xe máy của B cũng bị hư hỏng nặng. Trường hợp này, qua xác minh, cảnh sát giao thông xác định lỗi hoàn toàn thuộc về A, A có trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho B với những thiệt hại mà mình gây ra.

Ví dụ 2: C cho D vay tiền nhưng D đến hạn chưa trả đủ số tiền vay do chưa có khả năng thanh toán. Sau nhiều lần đòi không được, C đăng hình của D kèm theo những thông tin bịa đặt, sai sự thật như D lừa đảo, hay ăn cắp vặt…Ngoài việc bị xem xét, xử lý vì hành vi vu khống, C phải bồi thường cho D về hành vi xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của D.

Căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trường hợp bên bị vi phạm được quyền yêu cầu bên vi phạm bồi thường những thiệt hại xảy ra không phải do vi phạm các nghĩa vụ trong hợp đồng. Theo Bộ luật dân sự 2015, điều kiện xảy ra bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là:

– Có thiệt hại thực tế xảy ra (thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp)

– Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật (xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác)

– Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra

Ngoài ra, khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cần quan tâm đến yếu tố lỗi các bên. Lỗi của người vi phạm là là một trong những điều kiện có thể làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt thiệt hại chứ không phải là yếu tố bắt buộc. Theo Bộ luật dân sự 2015:

“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

  1. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
  2. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Như vậy, trong một số trường hợp người chịu trách nhiệm bồi thường phải bồi thường thiệt hại xảy ra không phải do lỗi của mình, ví dụ trong một số trường hợp phải bồi thường thiệt hại do súc vật hoặc cây cối gây ra.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

Về nguyên tắc, bên vi phạm pháp luật gây thiệt hại có nghĩa vụ bù đắp toàn bộ thiệt hại mà bên bị vi phạm đã phải gánh chịu.

Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là hành vi vi phạm pháp luật, thiệt hại xảy ra, quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật với thiệt hại và lỗi của bên vi phạm.

Tuy nhiên, chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ, chủ sở hữu súc vật, chủ sở hữu nhà cửa… phải bồi thường thiệt hại ngay cả khi họ không có lỗi, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng.

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong các chế định đầu tiên của pháp luật dân sự được hình thành từ thời pháp luật La Mã ra đời cách đây hàng ngàn năm. Theo thời gian, chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ngày càng được hoàn thiện.

Cùng với hợp đồng dân sự, việc gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật là căn cứ chủ yếu làm phát sinh nghĩa vụ dân sự.

Ở Việt Nam, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chủ yếu được quy định trong Bộ Luật dân sự.

Ngoài ra, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng còn được quy định tại Bộ luật lao động, Bộ luật hàng hải, Luật hàng không dân dụng, Pháp lệnh chất lượng hàng hoá…

nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói riêng mang đặc tính của trách nhiệm dân sự.

Đó là trách nhiệm tài sản nhằm khôi phục tình trạng tài sản của người bị thiệt hại do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng. Tuy nhiên, việc khôi phục tình trạng tài sản bằng biện pháp bồi thường thiệt hại của người gây ra thiệt hại không phải bao giờ cũng đem lại hậu quả như mong muốn.

Vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau, người gây ra thiệt hại không thể bồi thường và người bị thiệt hại không thể “phục hồi lại tình trạng tài sản ban đầu” như trước khi bị thiệt hại.

Bởi vậy, cần có các cơ chế và các hình thức khác để khắc phục tình trạng tài sản của người bị thiệt hại (các loại hình bảo hiểm đang đi theo hướng này và ngày càng đóng vai trò quan trọng, có hiệu quả nhằm phục hồi, hạn chế thiệt hại của người bị thiệt hại do các hành vi trái pháp luật gây ra).

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại không chỉ nhằm bảo đảm việc đền bù tổn thất đã gây ra mà còn giáo dục mọi người về ý thức tuân thủ pháp luật, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Hậu quả của việc áp dụng trách nhiệm này luôn mang đến những bất lợi về tài sản của người gây ra thiệt hại để bù đắp những thiệt hại mà họ đã gây ra cho các chủ thể khác, đặc biệt đối với các hành vi phạm tội với động cơ vụ lợi.

Vì vậy, trong pháp luật dân sự không thể coi trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là việc áp dụng một biện pháp hình sự hay hình phạt phụ. Điều 46 Bộ luật hình sự quy định bồi thường thiệt hại là một ưong các biện pháp tư pháp mà không quy định nó trong danh mục hình phạt chính hay phụ.

Mối quan hệ giữa trách nhiệm và nghĩa vụ trong luật dân sự hiện đang còn nhiều tranh luận.

Nghĩa vụ – trách nhiệm, cái nào có trước, cái nào phát sinh ra cái nào, mối tương quan giữa chúng ra sao? Chúng tôi cho rằng các chủ thể đều có những nghĩa vụ (nghĩa vụ dưới dạng là bộ phận của nội dung quan hệ pháp luật), nếu vi phạm các nghĩa vụ này, chủ thể sẽ phải chịu hậu quả của việc áp dụng trách nhiệm.

Đó là hậu quả bất lợi đối với người vi phạm – họ buộc phải thực hiện hoặc không thực hiện những hành vi nhất định.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khác với trách nhiệm hình sự. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được áp dụng với mọi cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác nhưng trách nhiệm hình sự chỉ áp dụng đối với cá nhân hoặc pháp nhân thương mại.

Chế tài trong hình sự được áp dụng nhằm tác động vào nhân thân kẻ phạm tội. Chế tài này có thể nặng hay nhẹ là tuỳ thuộc vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi do cá nhân thực hiện và các yếu tổ chủ quan cũng như khách quan khác.

Trong đó, hình thức lồi đóng vai trò đặc biệt quan trọng, nhiều tội phạm không cần có dấu hiệu thiệt hại vật chất. Toà án không thể tuyên phạt một chủ thể nào đó về một hành vi mà luật hình sự không quy định đó là tội phạm.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng dựa trên cơ sở thiệt hại đã xảy ra, lỗi chỉ là cơ sở của trách nhiệm chứ không phải là thước đo để xác định mức độ trách nhiệm.

Việc xem xét đến mức độ lỗi được đặt ra trong trường hợp thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây ra thiệt hại.

Mặt khác, lỗi là yếu tố cấu thành trách nhiệm dân sự nhưng ngoại trừ trường hợp cố ý, còn tất cả trường hợp khác chỉ cần người gây ra thiệt hại nhận thức được hành vi của họ là trái với những quy tắc xử sự chung, có thể bị mọi người lên án là ttái đạo đức đều bị coi là có lỗi.

Do đó, trong luật dân sự quy định một nguyên tắc tổng quát về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà không quy định những hành vi nào là có lỗi và phải chịu chế tài. Nếu người có hành vi vi phạm pháp luật gây ra thiệt hại cho cá nhân hoặc các tổ chức thì họ phải bồi thường những thiệt hại đã gây ra.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khác với trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là trách nhiệm dân sự phát sinh do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo hợp đồng.

Đặc điểm của loại trách nhiệm này là giữa hai bên (bên chịu trách nhiệm và bên bị thiệt hại) có quan hệ hợp đồng và thiệt hại phải do hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã gây ra.

Trong trường hợp các bên có quan hệ hợp đồng nhưng thiệt hại xảy ra không liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, trách nhiệm này là trách nhiệm ngoài hợp đồng.

Trong trường hợp gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, dù hai bên có quan hệ hợp đồng hay không có quan hệ hợp đồng, trong thực tiễn xét xử đều áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Đây là áp dụng tương tự pháp luật, vì trong các quy định chung về nghĩa vụ không có các quy định cụ thể về cách tính thiệt hại.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Trần và Liên Danh về nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Nếu có khó khăn hay vướng mắc liên quan đến hợp đồng lao động, bạn đọc vui lòng liên hệ hotline để được hỗ trợ.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139