Ngành nghề xuất nhập khẩu

ngành nghề xuất nhập khẩu

Xuất nhập khẩu (XNK) không phải là ngành nghề kinh doanh nên khi ĐKKD doanh nghiệp không phải đăng ký ngành nghề cụ thể. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành mới được hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.

hi làm công tác đăng ký kinh doanh, chúng tôi thường nhận được khá nhiều câu hỏi liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp như: xuất nhập khẩu có phải là một ngành nghề kinh doanh không? có cần phải đăng ký kinh doanh hay không? nếu không đăng ký kinh doanh thì đăng ký ở đâu? làm thế nào để doanh nghiệp được xuất nhập khẩu.v.v. Để góp phần hiểu rõ thêm, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin về lĩnh vực quan trọng này.

Xuất khẩu là gì?

Xuất khẩu là ngành mang lại nguồn ngoại tệ cao. Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ trên cơ sở dùng tiền tệ để thanh toán. Tiền tệ này có thể là tiền của một trong hai nước trên. Ở Việt Nam, các loại hàng hóa thường mang đi xuất khẩu thường là nông sản. Ngoài ra còn có thủy sản, quần áo, giày dép…Các mặt hàng này cần đảm bảo tiêu chuẩn tùy vào quốc gia muốn nhập hàng.

Xuất nhập khẩu là một trong những ngành trọng điểm trong hoạt động kinh tế của một quốc gia. Một quốc gia muốn phát triển mạnh phải có sự giao lưu trao đổi hàng hóa trong nước và với các quốc gia trên thế giới.

Nhập khẩu là gì?

Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh giữa các quốc gia. Quốc gia này sẽ mua hàng hóa, dịch vụ mà mình không có, không tự sản xuất được từ quốc gia khác thông qua tiền tệ. Ở Việt Nam, mặt hàng đang được nhập khẩu chủ yếu là các đồ công nghệ. Như máy tính, linh kiện điện tử, xăng dầu, ô tô…

Xuất nhập khẩu là gì?

Xuất nhập khẩu hay còn được biết đến với tên tiếng anh là Import – Export. Đây là hoạt động hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh. Xuất nhập khẩu giúp lưu thông hàng hóa, mở rộng thị trường. Ngoài ra còn tạo các mối quan hệ kinh doanh với các quốc gia, thúc đẩy kinh tế trong nước. Xuất nhập khẩu là “hoạt động mua, bán hàng hóa của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hóa, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa.” – Luật Thương mại Nếu tìm hiểu về ngành xuất nhập khẩu thì bạn sẽ thấy đây là khâu cơ bản nhất của hoạt động ngoại thương.

Nó có mối tương quan lớn, tác động đến nhiều ngành khác. Xuất nhập khẩu là nghiệp vụ chính trong hoạt động thương mại của quốc gia. Xuất nhập khẩu là mối liên hệ quan trọng giữa các nền kinh tế giữa các quốc gia và với thế giới. Xuất nhập khẩu tạo công ăn việc làm, bổ sung hàng hóa thiếu, thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đảm bảo phát triển kinh tế ổn định.

Xuất nhập khẩu là cụm từ gọi chung của hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Theo đó, có thể hiểu đơn giản rằng, xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ với nhau. Quốc gia này sẽ mua các mặt hàng, dịch vụ mà mình không sản xuất được từ các quốc gia khác bằng tiền tệ. Hoạt động một quốc gia mua hàng hoá vào lãnh thổ của họ gọi là nhập khẩu, hoạt động một quốc gia bán ra các sản phẩm cho quốc gia khác gọi là xuất khẩu.

Thương mại xuất nhập khẩu là gì?

Xuất nhập khẩu khác là một ngành hoạt động khác với các ngành thương mại bình thường khác. Nguyên nhân bởi vì sự lưu thông hàng hoá trong xuất nhập khẩu chịu sự giám sát của hải quan các nước. Việc này dẫn tới các yêu cầu khắt khe về thủ tục, giấy tờ, đồng thời không phải cũng có thể am hiểu và thông thuộc với các thủ tục này, đặc biệt là ở Việt Nam hay một số quốc gia khác thủ tục hải quan khá phức tạp. Tuy nhiên, đó lại là một trong những nhiệm vụ của ngành xuất nhập khẩu.

Thương mại xuất nhập khẩu chính là thương mại, phân phối và xuất nhập khẩu ủy thác. Trong mỗi lĩnh vực của thương mại xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp sẽ có các dịch vụ cụ thể hỗ trợ việc lưu thông hàng hóa ở tầm vĩ mô, cụ thể hơn là hỗ trợ các cơ quan, doanh nghiệp xuất – nhập khẩu hàng hóa và hỗ trợ các thủ tục hải quan cần thiết.

Các doanh nghiệp kinh doanh nghành thương mại xuất nhập khẩu giống như DHD logistics chính là cánh tay phải giúp nền kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn.

Về hoạt động xuất nhập khẩu:

Theo Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/11/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài thì:

Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá là hoạt động mua, bán hàng hoá của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hoá.

Gia công hàng hóa với thương nhân nước ngoài là việc thương nhân Việt Nam, doanh nghiệp có vốn Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhận gia công hàng hóa tại Việt Nam cho thương nhân nước ngoài hoặc đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài.

Đại lý mua, bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài là việc thương nhân Việt Nam là bên đại lý bán hàng tại Việt Nam cho thương nhân nước ngoài hoặc là bên đại lý mua hàng tại Việt Nam cho thương nhân nước ngoài để xuất khẩu hoặc sản xuất tại Việt Nam để xuất khẩu.

Về quyền hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp

+ Khoản 4 Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu” là quyền của doanh nghiệp.

+ Điều 3 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/11/2006 của Chính phủ Quy định chi tết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, quy định quyền kinh doanh xuất, nhập khẩu như sau:

“1. Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân):

Trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, thương nhân được xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.

Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân.

Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam:

Các thương nhân, công ty, chi nhánh khi tiến hành hoạt động thương mại thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này, ngoài việc thực hiện các quy định tại Nghị định này, còn thực hiện theo các quy định khác của pháp luật có liên quan và các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là một bên ký kết hoặc gia nhập.

Căn cứ pháp luật hiện hành và các Điều ước quốc tế, Bộ trưởng Bộ Thương mại công bố lộ trình và phạm vi hoạt động kinh doanh của thương nhân quy định tại khoản 2 Điều này”

Mặt khác, quy định về mẫu biểu hồ sơ đăng ký doanh nghiệp (bao gồm nội dung đăng ký kinh doanh và nội dung đăng ký thuế) theo Thông tư số 14/2010/TT-BKH ngày 04/6/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị đinh số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của chính phủ về đăng ký doanh nghiệp thì hoạt động “Xuất, nhập khẩu” thuộc thông tin về “Đăng ký thuế” chứ không phải thông tin về “Đăng ký kinh doanh” (Xem biểu mẫu kèm theo bài viết này).

ngành nghề xuất nhập khẩu
ngành nghề xuất nhập khẩu

Như vậy, xuất nhập khẩu không phải là ngành nghề kinh doanh nên khi ĐKKD doanh nghiệp không phải đăng ký ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu cụ thể cái gì. Khi doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì Doanh nghiệp chỉ kê khai đăng ký thông tin đăng ký thuế là có hoạt động “Xuất nhập khẩu”. Thông tin về việc doanh nghiệp có đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu hay không được thể hiện tại mạng đăng ký kinh doanh quốc gia.v.v… đồng thời được liên thông với nhiều cơ quan như cơ quan Thuế, Hải quan …

Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành; doanh nghiệp có đủ điều kiện mới được hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, cụ thể:

– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Thương mại hoặc các Bộ quản lý chuyên ngành.

– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm các quy định liên quan về kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm và tiêu chuẩn, chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trước khi thông quan.

– Các hàng hóa khác không thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hoá cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và các hàng hóa không thuộc quy định tại các khoản 1, 2 Điều 5 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/11/2006 của Chính phủ Quy định chi tết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.

Như vậy việc doanh nghiệp đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu (kê khai thông tin đăng ký thuế về hoạt động xuất nhập khẩu) mới là điều kiện cần, còn điều kiện đủ để xuất nhập khẩu một hàng hóa cụ thể còn phải có các điều kiện khác. Để tìm hiểu thêm về điều kiện cần và đủ về điều kiện kinh doanh, Quý độc giả có thể đọc thêm bài viết Không có giấy phép sản xuất, bia do Tổng thống Obama sản xuất bị loại khỏi bàn ăn, được đăng tại Website Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương.

Mẫu Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2010/TT-BKH ngày 04/6/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Thông tin đăng ký thuế:

STT

Các chỉ tiêu thông tin đăng ký thuế

1

Thông tin về Giám đốc (Tổng giám đốc), Kế toán trưởng (nếu có):

Họ và tên Giám đốc (Tổng giám đốc) (chỉ kê khai nếu Giám đốc, Tổng giám đốc không phải là người đại diện theo pháp luật của công ty) :…………………….

Điện thoại :……………………………………… 

Họ và tên Kế toán trưởng :………………… 

Điện thoại :………………………………………. 

2

Địa chỉ nhận thông báo thuế (chỉ kê khai nếu địa chỉ nhận thông báo thuế khác địa chỉ trụ sở chính):

Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn :……….. 

Xã/Phường/Thị trấn :……………………………. 

Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố trực thuộc tỉnh :…….. 

Tỉnh/Thành phố :…………………………………… 

Điện thoại:  ………….. Fax :…………………….. 

Email:………………………………………………………. 

3

Ngày bắt đầu hoạt động (trường hợp doanh nghiệp dự kiến bắt đầu hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì không cần kê khai nội dung này): …./….…/………

4

Hình thức hạch toán (đánh dấu X vào ô thích hợp):

Hạch toán độc lập

Hạch toán phụ thuộc

5

Năm tài chính:

Áp dụng từ ngày …./….. đến ngày …/….

(Ghi ngày, tháng bắt đầu và kết thúc niên độ kế toán)

6

Tổng số lao động (dự kiến) :……………………. 

7

Đăng ký xuất khẩu (Có/Không) :……………….. 

8

Tài khoản ngân hàng, kho bạc (nếu có tại thời điểm kê khai):

Tài khoản ngân hàng :…………………………… 

Tài khoản kho bạc :……………………………….. 

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về ngành nghề xuất nhập khẩu. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139