Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam qua nhiều hình thức khác nhau. Đặc biệt đối với nhà đầu tư là một công ty nước ngoài thì có thể đầu tư theo một trong các hình thức: Đầu tư thành lập công ty FDI, Liên doanh với nhà đầu tư trong nước, đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh… Trên thực tế, một trong những hình thức đầu tư mà công ty nước ngoài thường lựa chọn đó là thành lập công ty FDI tại Việt Nam. Để quý khách hàng hiểu hơn về thủ tục này, Luật Trần và Liên danh xin tư vấn trong bài viết sau đây về lập công ty FDI tại Sơn La.
Khái quát về doanh nghiệp FDI
Doanh nghiệp FDI, có vốn đầu tư nước ngoài là công ty thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do các nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự đứng ra quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.
Hình thức: doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài thường được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, công ty hợp danh hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Đặc điểm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, FDI:
– Là hình thức đầu tư mang tính ổn định, tính vững bền và tính tổ chức.
– Được thành lập dưới hình thức công ty TNHH. Điều đó có nghĩa là các nhà đầu tư nước ngoài chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp đối với các khoản nợ của doanh nghiệp.
– Các nhà đầu tư vốn nước ngoài có quyền sở hữu 1 phần hay toàn bộ tài sản của doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chịu sự điều chỉnh của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán của các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài.
– Môi trường pháp lý: môi trường pháp lý bao gồm toàn bộ hệ thống văn bản pháp lý và việc vận hành trong thực tế của hệ thống này. Trong đó, đúng trong góc độ công tác kế toán, các nhân tố cơ bản có ảnh hưởng quan trọng đến tổ chức công tác kế toán của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là Luật đầu tư, Luật kế toán.
– Môi trường kinh tế – xã hội: môi trường kinh tế xã hội ảnh hưởng đến đối tượng sản xuất kinh doanh, tập quán tiêu dùng, phương thức, hình thức kinh doanh, các biện pháp quảng cáo khuyến mãi… của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần có những thông tin phù hợp để có thể tồn tại và phát triển. Một trong những thông tin này là thông tin kế toán.
– Do đó môi trường kinh tế xã hội được xem là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp. Dưới góc độ là nước tiếp nhận đầu tư thì đầu tư trực tiếp nước ngoài chịu tác động chủ yếu bởi môi trường đầu tư.
– Môi trường đầu tư càng thuận lợi càng thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, ngược lại môi trường đầu tư không thuận lợi sẽ hạn chế đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước tiếp nhận đầu tư môi trương xã hội: môi trường pháp lý, môi trường kinh tế, môi trường tài chính, môi trường lao động…
– Môi trường lao động bao gồm: lực lượng lao động, trình độ lao động, tổ chức quản lý lao động… Các nước có lực lượng lao động dồi dào và nguồn lao động rẻ là một trong những nhân tố chủ yếu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
– Môi trường tự nhiên như vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên… là những nhân tố khách quan tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nước tiếp nhận đầu tư có vị trí địa lý thuận tiện, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú là một đặc điểm đầu tư mà các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm.
Đặc điểm của công ty FDI
– Về thành viên, cổ đông, chủ sở hữu
Thành viên, cổ đông, chủ sở hữu của công ty có vốn đầu tư nước ngoài là nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
– Về tỷ lệ vốn sở hữu
Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế. Trừ các trường hợp sau đây:
- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;
- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc hai trường hợp trên thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Về ngành nghề kinh doanh
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề quy định tại Điều 6 và các Phụ lục 1, 2 và 3 Luật Đầu tư.
Đối với những ngành, phân ngành dịch vụ chưa cam kết hoặc không được quy định tại Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO và điều ước quốc tế về đầu tư khác mà pháp luật Việt Nam đã có quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài thì áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam.
Nhà đầu tư nước ngoài thuộc vùng lãnh thổ không phải là thành viên WTO thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam được áp dụng điều kiện đầu tư như quy định đối với nhà đầu tư thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên WTO, trừ trường hợp pháp luật và điều ước quốc tế giữa Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ đó có quy định khác.
– Về thủ tục lập công ty FDI tại Sơn La và thay đổi nội dung hoạt động
Trước khi thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38 của Luật đầu tư 2020.
Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020.
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp mà nội dung đó đồng thời là nội dung đăng ký đầu tư thì phải điều chỉnh nội dung đăng ký đầu tư được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư
Tại Việt Nam có hai cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
Tùy vào địa điểm thực hiện dự án mà nhà đầu tư sẽ nộp đơn xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ở một trong hai cơ quan dưới đây.
Sở Kế hoạch đầu tư sẽ tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án sau đây:
- Dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
- Dự án phát triển kết cấu hạ tầng, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao tại những địa phương chưa thành lập Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.
Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất và khu kinh tế tiếp nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu kinh tế, gồm:
- Dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
- Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
Sở Kế hoạch đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư tiếp nhận hồ sơ và Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với:
- Dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Dự án đầu tư thực hiện đồng thời ở trong và ngoài khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.
Lưu ý về trụ sở công ty và địa điểm thực hiện dự án của công ty dự kiến thành lập
Tùy vào từng địa điểm thực hiện dự án nhà đầu tư sẽ được hưởng các ưu đãi khác nhau liên quan đến thuế về đất, cũng như thủ tục đầu tư của các cơ quan thuộc địa điểm đó.
- Đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, gia công cần mặt bằng nhà xưởng: Bắt buộc phải cần có hợp đồng thuê nhà xưởng, mặt bằng để có nhà xưởng hoặc có chấp thuận chủ trương về việc cho sử dụng đất để sản xuất mới có thể tiến hành thủ tục thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam.
- Đối với các công ty hoạt động thương mại, dịch vụ: Cần có hợp đồng thuê văn phòng và Giấy tờ nhà đất liên quan về việc thuê văn phòng. Không sử dụng nhà chung cư để làm trụ sở công ty.
Dịch vụ của Luật Trần và Liên danh liên quan đến lập công ty FDI tại Sơn La là gì?
Với hệ thống văn phòng luật chuyên nghiệp toàn quốc và đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, Luật Trần và Liên danh tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp. Luật Trần và Liên danh sẽ cung cấp cho khách hàng dịch vụ liên quan đến thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài bao những nội dung cụ thể như:
Tư vấn cho khách hàng quy trình thành lập công ty FDI bao gồm:
- Tư vấn các chủ trương, chính sách của Nhà nước liên quan đến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
- Tư vấn về điều kiện thành lập công ty vốn nước ngoài.
- Tư vấn các bước thành lập công ty vốn nước ngoài bao gồm các thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép kinh doanh.
Ngoài ra, Luật Trần và Liên danh hỗ trợ tư vấn cho khách hàng những nội dung khác liên quan như lựa chọn địa điểm đầu tư, chế độ báo cáo giám sát định kỳ sau khi lập dự án, chế độ kê khai thuế, chế độ kế toán,… ngoài ra đồng hành pháp lý cùng khách hàng trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, cung cấp các dịch vụ pháp lý trong quá trình điều hành hoạt động doanh nghiệp.
Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty FDI, soạn thảo các văn bản pháp ly theo quy định của Luật đầu tư 2020, bao gồm các nội dung như:
- Chuẩn bị hồ sơ tài liệu cần thiết để xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án, cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, con dấu pháp nhân, Giấy phép kinh doanh.
- Nghiên cứu, xem xét hồ sơ do khách hàng cung cấp.
Đại diện cho khách hàng khi thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến thành lập công ty FDI; thay mặt nhà đầu tư làm việc với các cơ quan có thẩm quyền.
Những câu hỏi thường gặp liên quan đến lập công ty FDI tại Sơn La
Doanh nghiệp, công ty FDI có thể được thành lập theo hình thức nào?
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp có cốn đầu tư nước ngoài được thành lập dưới những hình thức sau đây:
- Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo hình thức nhà đầu tư góp vốn ngay từ khi bắt đầu thành lập công ty tại Việt Nam
- Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào một công ty đã có ở Việt Nam
- Thực hiện đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC
Các loại thuế mà công ty FDI phải đóng cho cơ quan thuế Việt Nam là gì?
Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải đóng các loại thuế bao gồm: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế môn bài, ngoài ra đối với doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu còn phải chịu thêm thuế xuất nhập khẩu.
Doanh nghiệp FDI có cần phải cung cấp giấy chứng nhận đầu tư khi thành lập không?
Doanh nghiệp nước ngoài phải cấp giấy chứng nhận đầu tư khi nhà đầu tư góp vốn ngay từ khi thành lập công ty và khi nhà đầu tư nước ngoài mua phần góp vốn, mua lại cổ phần của công ty Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
Công ty Luật Trần và Liên danh có đại diện cho doanh nghiệp làm việc với cơ quan có thẩm quyền trong việc lập công ty FDI tại Sơn La không?
Là đơn vị cung cấp pháp lý cho doanh nghiệp, công ty Luật Trần và Liên danh có nhiều kinh nghiệm làm việc với cơ quan nhà nước sẽ thay mặt cho doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và gửi lại kết quả nhanh chóng nhất cho doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Trên đây là bài viết tư vấn về lập công ty FDI tại Sơn La của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.