Kỹ năng đọc báo cáo tài chính

kỹ năng đọc báo cáo tài chính

Cách đọc báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính là việc không thể thiếu hỗ trợ nhà đầu tư lựa chọn cổ phiếu. Phân tích báo cáo tài chính giúp nhà đầu tư nắm bắt tình hình của doanh nghiệp, đánh giá doanh nghiệp một cách kĩ càng trước khi ra quyết định mua bán cổ phiếu.

Tuy nhiên, hầu như các nhà đầu tư đều gặp khó khăn khi đọc báo cáo tài chính của các công ty. Mời bạn đọc bài viết dưới đây để bỏ túi cho mình kỹ năng đọc báo cáo tài chính nhé!

Báo cáo tài chính là gì?

Báo cáo tài chính (BCTC) cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp như: tài sản, nợ, vốn chủ sở hữu, doanh thu, lợi nhuận, dòng tiền… Thời hạn ra báo cáo tài chính thường được công bố định kỳ vào mỗi quý (3 tháng) và vào cuối năm.

Một bộ báo cáo tài chính chung ở các nước hoàn chỉnh gồm các thành phần sau:

Báo cáo thu nhập.

Bảng cân đối kế toán.

Báo cáo kết quả lưu chuyển tiền tệ.

Báo cáo tình hình thay đổi vốn chủ sở hữu.

Tuy nhiên, tại Việt Nam 1 bộ báo cáo tài chính sẽ bao gồm:

Bảng cân đối kế toán.

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Báo cáo kết quả lưu chuyển tiền tệ.

Thuyết minh báo cáo tài chính.

Hướng dẫn đọc báo cáo tài chính

Bạn có thể đọc được báo cáo tài chính theo một trong ba cách sau đây:

Cách 1: Bạn có thể mua sách hướng dẫn. Tuy nhiên cách này sẽ tốn kha khá thời gian để bạn có thể hiểu được hết kiến thức.

Cách 2: Bạn có thể đi học ở các lớp dạy về báo cáo tài chính.

Cách 3: Bạn có thể đọc bài hướng dẫn báo cái tài chính chi tiết trong bài viết dưới đây.

Quy trình đọc báo cáo tài chính như sau: Đầu tiên là bạn sẽ phải và bắt buộc đọc ý kiến của kiểm toán viên sau đó đến bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, bảng lưu chuyển tiền tệ  cuối cùng là thuyết minh báo cáo tài chính.

Bước 1: Xem ý kiến của kiểm toán viên

Một báo cáo tài chính được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán chuyên nghiệp sẽ giúp cho nhà đầu tư an tâm về số liệu trên báo cáo tài chính minh bạch và không bị “xào nấu”. Qua đó tạo niềm tin từ nhà đầu tư đến doanh nghiệp chặt chẽ hơn và phân tích chính xác hơn.

Do đó, trước khi mất nhiều thời gian đọc báo cáo tài chính của một công ty/doanh nghiệp bạn cần xem ý kiến của kiểm toán viên. Bạn nhớ là đừng quên đánh giá độ uy tín kiểm toán viên và công ty kiểm toán đó nhé.

Trong bộ báo cáo tài chính, kiểm toán viên sẽ thực hiện xác thực tính trung tính qua các lựa chọn như sau:

Chấp nhận toàn phần

Ngoại trừ

Không chấp nhận

Từ chối

Có thể thấy được mức độ tin cậy của Báo cáo tài chính sẽ giảm dần tương ứng với 4 ý kiến kiểm toán trên.

Ví dụ: Báo cáo tài chính Công Ty Cổ Phần Cáp Treo Núi Bà Tây Ninh năm 2017

Khi kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán là Chấp nhận toàn phần, có nghĩa là Báo cáo tài chính phản ánh trung thực. Bạn có thể tin tưởng vào các số liệu phân tích ở đây. Nếu có sai sót gì ở Báo cáo tài chính thì kiểm toán viên sẽ phát hiện và đề nghị doanh nghiệp điều chỉnh.

Bước 2: Đọc #Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán (còn có tên gọi khác là báo cáo tình hình tài chính) cho bạn biết tại thời điểm hiện tại tình hình kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào.

Đặc điểm chung của bảng cân đối kế toán là cung cấp dữ liệu thời điểm về tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. Thời điểm báo cáo thường được chọn để phân tích là vào cuối năm hoặc cuối quý.

Cách đọc bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán có 2 phần là Tài sản và Nguồn Vốn. Bạn cần lưu ý phương trình cân bằng: Tài Sản = Nguồn Vốn (Nợ Phải Trả + Vốn chủ sở hữu).

Tài Sản

Tài sản là những thứ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và có khả năng tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai. Tài sản được chia 2 loại Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn.

Tài sản ngắn hạn là những tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt trong vòng dưới 1 năm hoặc 1 chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản ngắn hạn bao gồm các mục như sau:

Tiền và tương đương tiền: bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Đây là tài sản có tính thanh khoản cao nhất của doanh nghiệp. Khoản mục này là một trong số ít khoản mục ít bị tác đọng bởi kế toán.

Các khoản phải thu: là số tiền mà khách hàng chưa thanh toán cho doanh nghiệp. Bạn cần theo dõi kĩ càng danh mục này.

Hàng tồn kho: là giá trị hàng dự trữ của doanh nghiệp. Đó có thể là nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm hoặc hàng hóa…

Tài sản dài hạn là những tài sản có thời gian sử dụng trên 1 năm. Trong đó bạn nên chú ý khoản mục tài sản cố định. Tài sản cố định là tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Trong đó tài sản hữu hình chính là các máy móc, thiết bị, nhà xưởng, máy tính… Tài sản vô hình chính là bằng sáng chế, bản quyền phát minh…

Nguồn Vốn

Nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp. Trong phần nguồn vốn có 2 phần chính Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.

Nợ phải trả thể hiện nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đối với bên ngoài. Ví dụ: chủ nợ, nợ nhà cung cấp, người lao động… Nợ phải trả được chia ra làm 2 loại Nợ ngắn hạn và Nợ dài hạn. Trong đó, nợ ngắn hạn là những khoản nợ và các nghĩa vụ tài nghĩa chính phải thanh toán dưới 1 năm. Nợ dài hạn là những khoản nợ và các các nghĩa vụ tài nghĩa chính phải thanh toán trên 1 năm, bao gồm:

Phải trả người bán: là số tiền mà doanh nghiệp còn nợ nhà cung cấp.

Thuế và các khoản phải nộp nhà nước, phải trả người lao động….: Đây là các khoản phải trả của doanh nghiệp đối với nhà nước (Thuế GTG, thuế TNDN…) phải trả cho người lao động (trả lương…).

kỹ năng đọc báo cáo tài chính
kỹ năng đọc báo cáo tài chính

Vay và nợ ngắn hạn/dài hạn: là khoản vay nợ tín dụng. Nếu như các khoản nợ trên là nợ chiếm dụng (doanh nghiệp không mất đi chi phí sử dụng vốn) thì với khoản vay này doanh nghiệp phải trả chi phí sử dụng vốn (trả lãi vay cho ngân hàng).

Vốn chủ sở hữu còn được gọi là vốn góp cổ phần, vốn góp thực tế của doanh nghiệp, vốn đầu tư của chủ sở hữu.

Lợi nhuận chưa phân phối: trong năm tài chính doanh nghiệp dự định tái đầu tư thì phần lợi nhuận giữ lại sẽ được chuyển từ Báo cáo kết quản hoạt động kinh doanh vào tài khoản này.

Quỹ đầu tư phát triển

Cách phân tích bảng cân đối kế toán

Cách phân tích bảng cân đối kế toán theo ba bước sau:

Bước 1: Phân loại Tài Sản và Nguồn Vốn.

Bước 2: Tính toán tỷ trọng các khoản mục trong phần Tài sản và Nguồn vốn và sự thay đổi tại thời điểm báo cáo.

Bước 3: Ghi chú những mục chiếm tỷ trọng lớn hoặc có sự biến động lớn về giá trị tại thời điểm báo cáo.

Lưu ý trong quá trình phân tích:

Quan sát số dư tiền và tương đương tiền trong mục tài sản và nợ ngắn hạn

Một công ty có quy mô tài sản rất lớn và báo lãi lớn nhưng tài khoản tiền và khoản tương đương tiền có rất ít thì công ty đó đang rất thiếu hụt thanh khoản, thiếu tiền, đó là dấu hiệu của dòng tiền thiếu lành mạnh. Theo kinh nghiệm cá nhân tôi dư tiền mặt nên chiếm khoảng ít nhất là 10% nợ ngắn hạn thì mới được coi là có lượng tiền mặt tương đối khá.

Tức là thanh khoản tức thời = tiền và tương đương tiền/nợ ngắn hạn >> khoảng từ 10% trở lên.

Chú ý đến nợ vay phải trả lãi và hệ số nợ. Đồng vốn sinh lợi thấp sẽ sinh ra mức vay nợ cao.

Ở đây chúng ta có thể loại trừ những công ty đang tăng trưởng cần những khoản vay lớn. Trong nhiều trường hợp hệ số nợ thường cao là kết quả của việc quản trị yếu kém và hiệu quả kinh doanh thấp.

Lợi nhuận trên vốn đạt được thấp khiến công ty không thể dựa nhiều vào nguồn vốn lợi nhuận để lại để phục vụ nhu cầu đầu tư. Chính vì thế công ty phải vay nợ mới để sử dụng vào các dự án đầu tư mới. Bên cạnh đó hệ số nợ còn liên quan tới cơ cấu kinh doanh và chiến lược doanh nghiệp.

Ví dụ: Apple có số dư tiền mặt lớn và hệ số nợ thấp hơn nhiều so với SamSung. Nguyên nhân là Apple sử dụng chiến lược thuê ngoài các khâu phải đầu tư lớn vào tài sản cố định và vốn lưu động như khâu sản xuất linh kiện hay lắp ráp. Samsung thì có hệ số nợ cao hơn do tích hợp toàn bộ các khâu của quá trình này.

Nhận diện các dấu hiệu của sự mất cân đối tài chính. Nghệ thuật của quản lí tài chính giỏi năm ở việc cân đối thu và chi

Một trong những yếu tố bạn cần lưu ý là tài sản dài hạn cần được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn tương ứng.

Ví dụ: Một doanh nghiệp đang đầu tư dự án dài hạn có thời hạn là 5 năm. Tuy nhiên doanh nghiệp này thực hiện vay bằng khoản vay 2 năm thì tiềm ẩn rủi ro lớn và đem đến áp lực khả năng thanh toán cao cho doanh nghiệp.

Để quan sát điều này bạn cần lưu ý đến xu hướng biến động của vốn lưu động thuần NWC (Net working Capital). NWC có dấu hiệu giảm dần và rõ ràng khi nó chuyển sang âm lớn thì điều này đang báo hiệu rõ rệt của việc mất cân đối tài chính. Có thể hiểu ở đây công ty đang dùng nợ ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn.

Chúng ta nên lựa chọn những khoản mục chiếm ty trọng lớn để theo dõi nó

Theo dữ liệu của Báo cáo tài chính TCT trên Vietstock Ngày 31/12/2017 có thể thấy: Cuối năm 2017 tài sản của TCT đã giảm -0,11% so với cùng kì năm 2016. Tài sản chủ yếu của TCT tập trung ở: Tiền và các khoản tương đương tiền, Các khoản phải thu ngắn hạn, Tài sản cố định. Đây là những khoản mục bạn cần phải quan tâm ở phần tài sản của TCT.

Bên cạnh đó, việc tính toán tỷ trọng tài sản cũng giúp bạn đánh giá sơ bộ liệu rằng doanh nghiệp có đầu tư tài sản một cách hợp lí hay không?

Có thể thấy rõ ràng TCT hiện là doanh nghiệp có vị thế độc quyền kinh doanh dịch vụ cáp treo, máng trượt tại khu vực Núi Bà (Tây Ninh) nên có thể nói rằng tài sản TCT đầu tư lớn nhất là tài sản cố định.

Các khoản mục cần chú ý:

Phải trả nhà cung cấp ngắn hạn

Vốn góp chủ sỡ hữu

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Ưu điểm: Từ bảng cân đối kế toán, bạn có thể sử dụng những dữ liệu tài chính sau:

Tình hình tài sản của doanh nghiệp bao gồm tổng tài sản và từng khoản mục chi tiết tài sản của tài sản lưu động và tài sản cố định

Tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm tổng cộng nguồn vốn và từng khoản mục chi tiết của nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.

Nhược điểm:

Nhiều giá trị thể hiện trên bảng cân đối kế toán chỉ là giá trị sổ sách.

Bảng cân đối thể hiện tình hình đã qua, trong khi nhà đầu tư laị hướng đến tương lại.

Giá trị trên bảng cân đối là thời điểm, nên không cho biết tình hình đầu tư, tình hình tài chính (huy động vốn) trong suốt thời kỳ. Cũng không cho biết tiền từ đâu ra và tiền đã đi về đâu (nguồn tiền và cách sử dụng tiền).

Tất nhiên là bạn không thể chỉ dừng lại ở việc đọc và hiểu nội dung của bảng cân đối kế toán. Nếu bạn muốn có nhiều thông tin hoặc định giá sâu sắc hơn tình hình tài chính của doanh nghiệp bạn cần phải đưa bảng cân đối kế toán vào phân tích cùng với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

* Giá trị sổ sách khác xa với: Giá trị thanh lýGiá trị doanh nghiệp đang hoạt động và Giá trị thị trường.

Bước 3: Đọc #Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (KQHDKD) là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình kết quả hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó bảng báo cáo này còn phản ánh tình hình thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước trong 1 kì kế toán.

Đặc điểm chung của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là cung cấp dữ liệu thời kỳ về tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp. Thời kỳ báo cáo thường được chọn là theo tháng, theo quý (3 tháng), 6 tháng và năm.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về kỹ năng đọc báo cáo tài chính Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139