Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin cùng với các thiết bị hiện đại trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đang ngày càng phổ biến. Hiện nay, kinh doanh thương mại điện tử là một ngành nghề kinh doanh có điều. Luật Trần và Liên Danh gửi đến Quý khách hàng một số quy định về điều kiện kinh doanh một số hoạt động thương mại điện tử nhằm giúp khách hàng có cái nhìn tổng thể về thương mại điện tử.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày 16/05/2013
Nghị định 08/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018
Thông tư 47/2014/TT-BCT ngày 05/12/2014
Ngành Thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử là ngành học thuộc khối ngành kinh tế, đó là các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trên các nền tảng ứng dụng số trong quy trình kinh doanh online. TMĐT được thực hiện qua các phương tiện truyền thông đa phương tiện, internet, mạng viễn thông, được thiết kế để giúp hoàn thành mục tiêu kinh doanh nhanh một cách tốt hơn và thông minh hơn.
Điều kiện kinh doanh Thương mại điện tử
Hiện nay, kinh doanh thương mại điện tử là một ngành nghề cần dựa theo quy định của pháp luật. Tuy chưa có bộ luật kinh doanh thương mại điện tử, nhưng pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định cụ thể cho hoạt động kinh doanh này. Dưới đây chúng tôi đã tổng hợp một số quy định về điều kiện kinh doanh một số hoạt động thương mại điện tử và việc đăng ký kinh doanh Thương mại điện tử theo quy định tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP và Thông tư 47/2014/TT-BCT như sau:
Điều kiện thiết lập website thương mại điện tử bán hàng
Các thương nhân, tổ chức, cá nhân được thiết lập website thương mại điện tử bán hàng nếu đáp ứng các điều kiện sau:
– Là thương nhân, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ phù hợp hoặc cá nhân đã được cấp mã số thuế cá nhân.
– Có website với tên miền hợp lệ và tuân thủ các quy định về quản lý thông tin trên Internet.
– Đã thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng theo quy định;
Điều kiện thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
Thương nhân, tổ chức được thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Là thương nhân, tổ chức có ngành nghề kinh doanh hoặc chức năng, nhiệm vụ phù hợp.
– Có website với tên miền hợp lệ và tuân thủ các quy định về quản lý thông tin trên Internet.
– Có đề án cung cấp dịch vụ trong đó nêu rõ các nội dung sau:
Mô hình tổ chức hoạt động, bao gồm hoạt động cung cấp dịch vụ, hoạt động xúc tiến, tiếp thị dịch vụ cả trong và ngoài môi trường trực tuyến.
Cấu trúc, tính năng và các mục thông tin chủ yếu trên website cung cấp dịch vụ.
Phân định quyền và trách nhiệm giữa thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với các bên sử dụng dịch vụ.
– Đã đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và được Bộ Công Thương xác nhận đăng ký theo quy định tại Điều 55 và 58 Nghị định này.
Các hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử
Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác. Các hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử bao gồm:
Website thương mại điện tử bán hàng;
Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các loại sau:
Sàn giao dịch thương mại điện tử;
Website đấu giá trực tuyến;
Website khuyến mại trực tuyến;
Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.
Điều kiện của Website thương mại điện tử để khách hàng rà soát và xác nhận nội dung hợp đồng
Website thương mại điện tử (dưới đây gọi tắt là website) là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.
Website thương mại điện tử phải có cơ chế cho phép khách hàng rà soát, bổ sung, sửa đổi và xác nhận nội dung giao dịch trước khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến để gửi đề nghị giao kết hợp đồng. Cơ chế rà soát và xác nhận này phải đáp ứng các điều kiện sau:
Hiển thị cho khách hàng những thông tin sau:
Tên hàng hóa hoặc dịch vụ, số lượng và chủng loại;
Phương thức và thời hạn giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ;
Tổng giá trị của hợp đồng và các chi tiết liên quan đến phương thức thanh toán được khách hàng lựa chọn.
Những thông tin này phải có khả năng lưu trữ, in ấn được trên hệ thống thông tin của khách hàng và hiển thị được về sau.
Hiển thị cho khách hàng những thông tin về cách thức trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng và thời hạn trả lời đề nghị giao kết hợp đồng.
Cho phép khách hàng sau khi rà soát những thông tin nói trên được lựa chọn hủy giao dịch hoặc xác nhận việc đề nghị giao kết hợp đồng.
Điều kiện thiết lập website thương mại điện tử bán hàng
Website thương mại điện tử bán hàng là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.
Các thương nhân, tổ chức, cá nhân được thiết lập website thương mại điện tử bán hàng nếu đáp ứng các điều kiện sau:
Là thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân đã được cấp mã số thuế cá nhân.
Đã thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng theo quy định;
Thủ tục thông báo thiết lập website thương mại điện tử bán hàng
Thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập website thương mại điện tử bán hàng phải thông báo với Bộ Công Thương thông qua công cụ thông báo trực tuyến trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử. Thông tin phải thông báo bao gồm:
Tên miền của website thương mại điện tử;
Loại hàng hóa, dịch vụ giới thiệu trên website;
Tên đăng ký của thương nhân, tổ chức hoặc tên của cá nhân sở hữu website;
Địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức hoặc địa chỉ thường trú của cá nhân;
Số, ngày cấp và nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân, hoặc số, ngày cấp và đơn vị cấp quyết định thành lập của tổ chức; hoặc mã số thuế cá nhân của cá nhân;
Tên, chức danh, số chứng minh nhân dân, số điện thoại và địa chỉ thư điện tử của người đại diện thương nhân, người chịu trách nhiệm đối với website thương mại điện tử;
Các thông tin khác theo quy định của Bộ Công Thương.
Điều kiện thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại.
Thương nhân, tổ chức được thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Là thương nhân, tổ chức được thành lập theo quy định pháp luật
Có đề án cung cấp dịch vụ trong đó nêu rõ các nội dung sau:
Mô hình tổ chức hoạt động, bao gồm hoạt động cung cấp dịch vụ, hoạt động xúc tiến, tiếp thị dịch vụ cả trong và ngoài môi trường trực tuyến;
Phân định quyền và trách nhiệm giữa thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với các bên sử dụng dịch vụ.
Đã đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và được Bộ Công Thương xác nhận đăng ký theo quy định.
Thủ tục đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
Thương nhân, tổ chức tiến hành đăng ký trực tuyến với Bộ Công Thương về việc thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sau khi website đã được hoàn thiện với đầy đủ cấu trúc, tính năng và thông tin theo đề án cung cấp dịch vụ, đã hoạt động tại địa chỉ tên miền được đăng ký và trước khi chính thức cung cấp dịch vụ đến người dùng. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
Đơn đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
Bản sao có chứng thực quyết định thành lập (đối với tổ chức), giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư (đối với thương nhân);
Đề án cung cấp dịch vụ theo quy định;
Quy chế quản lý hoạt động của website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan;
Mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ, các điều kiện giao dịch chung, nếu có;
Các tài liệu khác do Bộ Công Thương quy định.
Lưu ý về hàng hoá kinh doanh trên website thương mại điện tử
Thương nhân, tổ chức, cá nhân không được sử dụng website thương mại điện tử để kinh doanh các hàng hóa hạn chế kinh doanh sau:
Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ;
Thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác;
Rượu các loại;
Thực vật, động vật hoang dã quý hiếm, bao gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đã được chế biến;
Các hàng hóa hạn chế kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.
Thương nhân thiết lập website để bán các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh phải công bố trên website của mình số, ngày cấp và nơi cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ đó.
Các bước xây dựng kế hoạch kinh doanh thương mại điện tử
Tóm tắt kế hoạch
Đây là phần quan trọng rất cần thiết cho mọi kế hoạch kinh doanh, chỉ nên viết sau khi đã hoàn thành bản kế hoạch. Các nhà đầu tư và ngân hàng phần nhiều sẽ chỉ đọc phần này, do đó nó phải được trình bày thật rõ ràng, ngắn gọn, chính xác, đồng thời không kém phần cuốn hút, nhấn mạnh các vấn đề quan trọng của kế hoạch. Hãy nêu bật những điểm mạnh và thành công của mình, ví dụ điều gì làm doanh nghiệp của mình nổi bật hơn các đối thủ cạnh tranh, mình có những nguồn lực, tài nguyên gì đặc biệt…
Mục tiêu
Xác định rõ ràng các mục tiêu ngắn và dài hạn, trình bày vì sao chiến lược kinh doanh Thương mại điện tử này lại được sử dụng để đạt được các mục tiêu đó.
Định hướng kinh doanh online
Trình bày những loại sản phẩm, dịch vụ, giải pháp mà doanh nghiệp sẽ kinh doanh trên mạng, đưa ra lý do tại sao doanh nghiệp sẽ thành công để thuyết phục nhà đầu tư.
Các tiêu chuẩn đánh giá
Gồm số lượng truy cập trang Web của mình trong một tháng, số trang được khách xem, tỷ lệ khách quay lại trong tháng, số lượt giao tiếp, loại hình giao tiếp, kết quả giao tiếp, số lượng giao dịch, số lượng các đơn đặt hàng, số lượng hàng bán qua mạng…
Xúc tiến thương mại
Làm gì và làm như thế nào để xúc tiến, khuyến khích khách hàng truy cập Website của mình.
Phân tích thị trường
Cơ hội thị trường cho mô hình kinh doanh Thương mại điện tử của doanh nghiệp là gì, làm cách nào để có thể mau chóng tạo chỗ đứng và lợi thế trong đó.
Tìm hiểu và phân tích các đối thủ cạnh tranh trong ngành
Càng đi sâu phân tích cụ thể về tình hình cạnh tranh hiện nay về kinh doanh Thương mại điện tử sẽ càng mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra, cũng cần xác định trình độ và khả năng cạnh tranh của bản thân doanh nghiệp mình. Lập danh sách những Website mạnh và yếu nhất đang cạnh tranh với doanh nghiệp mình, đưa ra dự đoán về thị phần cho từng đối thủ cạnh tranh, các điểm mạnh, yếu, cơ hội, nguy cơ của họ. Xu hướng phát triển của thị trường trong thời gian tới là gì?…
Khách hàng đặc thù
Bức tranh rõ nét về nhân khẩu học của các nhóm khách hàng mà doanh nghiệp định hướng tới? Lý do tại sao doanh nghiệp lại tin tưởng rằng sẽ có khách mua hàng hóa, dịch vụ của mình qua mạng?
Nghiên cứu nhóm mẫu
Trình bày kết quả nghiên cứu nhóm mẫu trong thị trường định hướng của mình, đưa ra các phản hồi cụ thể và phân tích hành vi tổng thể và chi tiết của nhóm này để có cái nhìn tốt hơn về khách hàng và thị trường.
Đánh giá rủi ro
Đưa ra những đánh giá và nhận định cụ thể về thị trường và kết quả của doanh nghiệp trong ba hoặc năm năm tới, cả trên mạng và các kênh truyền thống.
Chiến lược marketing
Nội dung: Xác định những phần nội dung nào sẽ được đưa lên Website để phục vụ trực tiếp và gián tiếp các hoạt động kinh doanh Thương mại điện tử.
Quảng cáo: Cần chú ý đến mọi yếu tố đã trở thành tiêu chuẩn quốc tế về nhãn hiệu, thương hiệu, đóng gói… Cần xây dựng kế hoạch phù hợp, logic, được bổ sung định kỳ. Nên tạo các bản tin điện tử, gửi bài cho các báo và các phương tiện truyền thông, họp báo, hội nghị khách hàng, tổ chức thảo luận trên mạng…
Chiến lược bán hàng
Lợi nhuận: Xây dựng chiến lược giá chi tiết cho toàn bộ hoạt động bán hàng, phân phối và mua bán trên mạng.
Xử lý đơn đặt hàng: Quá trình đặt hàng được tiến hành thế nào (qua điện thoại, fax, thư tín, Internet)…? Hình thức thanh toán là gì?
Phương pháp phân phối: Xác định tất cả các cách phân phối sản phẩm, khi nào nhận và gửi các loại phiếu đặt hàng và các chứng từ.
Chiến lược bán hàng: Xác định việc bán hàng sẽ chỉ tiến hành riêng trên mạng hay sẽ kết hợp với các phương thức bán hàng truyền thống khác?
Quan hệ kinh doanh: Đưa ra kế hoạch về các quan hệ đối tác, đại lý, quốc tế…
Kế hoạch sản xuất.
Xác định sản lượng ban đầu, các yêu cầu mở rộng, phát triển, các nguồn lực, nơi sản xuất… là những công việc cần chuẩn bị khi áp dụng kinh doanh Thương mại điện tử.
Kế hoạch tài chính
Xây dựng một cách cụ thể và thực tiễn.
Kinh phí cho 12 tháng đầu. Xây dựng chi tiết kinh phí cho năm đầu tiên khi bắt đầu chuyển mình sang kinh doanh Thương mại điện tử, bao gồm cả kinh phí dự phòng.
Tính toán các dòng tiền. So sánh dòng tiền mặt và thu – chi.
Kế hoạch 5 năm. Xây dựng bảng tính toán lỗ – lãi ( Profit and Loss Statement).
Xây dựng bảng cân đối kế toán. Tại đây sẽ trình bày khả năng tài chính, khả năng chi trả đúng hạn và vị thế tiền mặt của doanh nghiệp.
Phân tích điểm hòa vốn. Xác định số lượng các sản phẩm, dịch vụ… cần bán để đạt điểm hòa vốn.
Nguồn vốn và việc sử dụng vốn. Phân tích nguồn vốn sẽ có được từ đâu? Và cách sử dụng vốn để phát triển mô hình kinh doanh.
Sử dụng tài sản. Lợi nhuận và các khoản vay sẽ được sử dụng thế nào?
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về điều kiện kinh doanh thương mại điện tử. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.