Kinh doanh lữ hành

kinh doanh lữ hành

Thực tế hiện nay đời sống người dân ngày càng được nâng cao, cuộc sống hiện đại với guồng quay công việc đầy áp lực khiến cho con người ta có xu hướng thích đi du lịch để thư giãn và khám phá những điều mới mẻ hơn. Kinh doanh dịch vụ lữ hành cũng từ đó mà ngày càng trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, đây là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, bởi vậy, trước khi hoạt động trong lĩnh vực này, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật về điều kiện đăng ký kinh doanh dịch vụ lữ hành. Bài viết sau của Luật Trần và Liên Danh sẽ giúp quý khách hàng có cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề trên.

Kinh doanh dịch vụ lữ hành bao gồm:  lữ hành nội địa và lữ hành quốc tế. với mỗi loại dịch vụ khác nhau thì điều kiện kinh doanh sẽ khác nhau. Cụ thể:

Điều kiện đăng ký kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

Điều kiện đăng ký kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được pháp luật quy định cụ thể tại khoản 1 điều 31 Luật du lịch 2017, theo đó muốn kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa doanh nghiệp cần đáp ứng được cái điều kiện sau:

Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luậtvề doanh nghiệp;

Doanh nghiệp đăng ký mã ngành nghề liên quan đến kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng;

Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng.

Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.

Điều kiện đăng ký kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế

Điều kiện đăng ký kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được pháp luật quy định cụ thể tại khoản 2 điều 31 Luật du lịch 2017, theo đó muốn kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế doanh nghiệp cần đáp ứng được cái điều kiện sau:

Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;

Doanh nghiệp đăng ký mã ngành nghề liên quan đến kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế

Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng;
Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế cụ thể như sau:

Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là 250.000.000 (hai trăm năm mươi triệu) đồng;

Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài là 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng;

Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài là 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng.

Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.

Lưu ý:

Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết quy trình ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:

Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật. Tiền ký quỹ phải được duy trì trong suốt thời gian doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Về nộp tiền ký quỹ và cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ

Khi doanh nghiệp có yêu cầu nộp tiền ký quỹ vào tài khoản tại ngân hàng, ngân hàng nhận ký quỹ và doanh nghiệp thực hiện giao kết hợp đồng ký quỹ. Trên cơ sở hợp đồng ký quỹ, ngân hàng nhận ký quỹ thực hiện phong tỏa số tiền ký quỹ của doanh nghiệp gửi tại ngân hàng.

Hợp đồng ký quỹ có các nội dung chính gồm: Tên, địa chỉ, người đại diện của doanh nghiệp; tên, địa chỉ, người đại diện của ngân hàng; lý do nộp tiền ký quỹ; số tiền ký quỹ; lãi suất tiền gửi ký quỹ; trả lãi tiền gửi ký quỹ; sử dụng tiền ký quỹ; rút tiền ký quỹ; hoàn trả tiền ký quỹ; trách nhiệm của các bên liên quan và các thỏa thuận khác phù hợp với quy định của pháp luật và không trái với quy định tại Nghị định này.

Sau khi phong tỏa số tiền ký quỹ, ngân hàng nhận ký quỹ cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành cho doanh nghiệp theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 168/2017/NĐ-CP.

Về quản lý, sử dụng tiền ký quỹ

Trong trường hợp khách du lịch bị chết, bị tai nạn, rủi ro, bị xâm hại tính mạng cần phải đưa về nơi cư trú hoặc điều trị khẩn cấp mà doanh nghiệp không có khả năng bố trí kinh phí để giải quyết kịp thời, doanh nghiệp gửi đề nghị giải tỏa tạm thời tiền ký quỹ đến cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận được đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành xem xét và đề nghị ngân hàng cho doanh nghiệp trích tài khoản tiền ký quỹ để sử dụng hoặc từ chối.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiền được rút khỏi tài khoản tiền ký quỹ, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành có trách nhiệm bổ sung số tiền ký quỹ đã sử dụng để bảo đảm mức ký quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện, ngân hàng gửi văn bản thông báo cho cơ quan cấp phép để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị hoàn trả tiền ký quỹ đến ngân hàng trong những trường hợp sau đây:

Có thông báo bằng văn bản của cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành về việc doanh nghiệp không được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc thay đổi ngân hàng nhận ký quỹ;

Có văn bản của cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành về việc hoàn trả tiền ký quỹ sau khi thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL quy định cụ thể về Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:

Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành

Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành là người giữ một trong các chức danh sau: chủ tịch hội đồng quản trị; chủ tịch hội đồng thành viên; chủ tịch công ty; chủ doanh nghiệp tư nhân; tổng giám đốc; giám đốc hoặc phó giám đốc; trưởng bộ phận kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Chuyên ngành về lữ hành bao gồm một trong các chuyên ngành sau:

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;

Quản trị lữ hành;

Điều hành tour du lịch;

Marketing du lịch;

Du lịch;

Du lịch lữ hành;

Quản lý và kinh doanh du lịch.

Quy định về trình tự thủ tục đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa mới nhất:

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

– Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

-Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2018.

-Thông tư số 33/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; lệ phí cấp Giấy phép đặt chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam. Có hiệu lực từ ngày 14 tháng 5 năm 2018.

kinh doanh lữ hành
kinh doanh lữ hành

Các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa theo quy định của Luật du lịch 2017 gồm:

Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;

Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng;

Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa. Chuyên ngành về lữ hành gồm các chuyên ngành sau:

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;

Quản trị lữ hành;

Điều hành tour du lịch;

Marketing du lịch;

Du lịch;

Du lịch lữ hành;

Quản lý và kinh doanh du lịch;

Quản trị du lịch MICE;

Đại lý lữ hành;

Hướng dẫn du lịch;

Theo quy định tại Điều 78 Luật Du lịch 2017: “Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phải làm thủ tục đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành. Sau thời hạn trên, nếu không có giấy phép thì doanh nghiệp không được kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa”.

Trình tự thực hiện:

– Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa nộp hồ sơ đến Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi doanh nghiệp có trụ sở;

– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

Theo luật du lịch năm 2017 thì thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được tiến hành như sau:

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở.

Hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo mẫu;

– Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa;

– Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành của người điều hành lữ hành nội địa

– Trường hợp người điều hành lữ hành nội địa tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải xuất trình kèm theo bản sao có chứng thực chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.

Bước 2: Xử lý hồ sơ

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thẩm quyền :

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Du lịch/ Sở Văn hóa, thể thao và du lịch;

– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Du lịch/ Sở Văn hóa, thể thao và du lịch

Yêu cầu thực hiên thủ tục hành chính:

Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;

Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng;

Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.

Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành là người giữ một trong các chức danh sau: chủ tịch hội đồng quản trị; chủ tịch hội đồng thành viên; chủ tịch công ty; chủ doanh nghiệp tư nhân; tổng giám đốc; giám đốc hoặc phó giám đốc; trưởng bộ phận kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về điều kiện kinh doanh lữ hành. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139