Kế toán phân tích và kiểm toán

kế toán phân tích và kiểm toán

Hiện nay kế toán phân tích và kiểm toán có gì khác nhau? Thách thức đối với kế toán, kiểm toán trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là gì? Dấu vết kiểm toán là gì? Và khi nào sử dụng dấu vết kiểm toán? Luật Trần và Liên Danh sưu tầm và biên tập trong nội dung dưới đây:

Kế toán là gì? Kiểm toán là gì?

Kế toán là công việc cần phải tìm hiểu, thu thập và ghi chép lại các giao dịch tài chính, các khoản thu chi của doanh nghiệp sau đó phân tích và giải thích chúng.

Kiểm toán là công việc kiểm tra lại sổ sách kế toán xem có chính xác và đúng pháp luật hay không dựa vào các tài liệu và bằng chứng có liên quan, chứng thực lợi nhuận của công ty, phân tích tình hình tài chính, xem xét tính khách quan tài chính…

Phân biệt kế toán với kiểm toán

Sự khác nhau lớn nhất giữa hai ngành này đó là thời điểm làm việc. Nếu như kế toán bắt đầu công việc khi có giao dịch tài chính, thì kiểm toán được bắt đầu khi công việc kế toán kết thúc. Cũng chính vì vậy, sổ sách, tài liệu các giao dịch tài chính sẽ do kế toán viên phụ trách thực hiện và giữ, còn kiểm toán viên sẽ kiểm tra những sổ sách và tài liệu đó.

Về nhân sự, kế toán viên làm việc và chịu trách nhiệm với người quản lý, lương nhận được do các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức đó. Kiểm toán viên là một chủ thể độc lập, chỉ làm việc trong thời gian nhất định do được thuê và tiền lương từ công việc kiểm tra, kiểm toán đó. Kiểm toán viên chịu trách nhiệm với chủ sở hữu doanh nghiệp.

Ưu điểm của ngành kế toán là các bạn kế toán được đào tạo, làm việc từ chi tiết nên sẽ hiểu rõ và nắm được cách làm các định khoản, lập tờ khai thuế, cách làm việc với các cơ quan thuế… và cũng nắm được nhiều kiến thức chuyên sau nên dễ dàng làm việc, khi chuyển qua đơn vị làm việc khác hòa nhập một cách nhanh chóng.

Ngoài ra, thời gian làm việc của ngành kế toán vào những ngày thường khi chưa đến mùa bận đều khá rảnh và ổn định nhưng sẽ cực kỳ áp lực vào các thời kỳ tổng kết cuối tháng, hay cuối năm tài chính để chốt sổ.

Còn nghề kiểm toán mặc dù các bạn sẽ phải học hỏi nhiều hơn, cần có nhiều kỹ năng và kiến thức chuyên sâu cùng một số chứng chỉ quốc tế đi kèm. Chính bởi vậy, bạn sẽ có một cái nhìn tổng quát về các hoạt động của doanh nghiệp, có kiến thức đa dạng ngành nghề. Đặc biệt, mức lương của nghề kiểm toán cũng hấp dẫn và có nhiều cơ hội lớn hơn so với nghề kế toán.

Kế toán, kiểm toán trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 diễn ra sẽ tác động đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội nói chung và lĩnh vực kế toán, kiểm toán nói riêng. Những tác động này mang tính tích cực trong dài hạn song cũng tạo ra nhiều thách thức điều chỉnh trong ngắn hạn và trung hạn. Luật Minh Khuê sưu tầm một số giải pháp đề xuất nhằm thúc đẩy sự phát triển của các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực Kế toán, Kiểm toán nói riêng và ngành nghề kế toán, kiểm toán nói chung.

Đối với cơ quan quản lý

Thứ nhất, tập trung kiện toàn hành lang pháp lý:

Cụ thể: Đến năm 2020, ban hành chuẩn mực VAS/VFRS theo hướng cập nhật và tiệm cận chuẩn mực quốc tế.

Đến năm 2025, áp dụng IFRS theo 3 cấp độ: Các công ty có lợi ích công chúng thực hiện IFRS nguyên mẫu; các công ty khác áp dụng VAS/VFRS; DN nhỏ và vừa thực hiện chế độ kế toán dành cho DN nhỏ và vừa.

Việc áp dụng hoàn toàn IFRS sẽ giúp kế toán, kiểm toán Việt Nam mở ra một thời kỳ mới làm thay đổi cách thức ghi nhận, đo lường và trình bày các yếu tố của báo cáo tài chính.

Thứ hai, đầu từ, phát triển cở sở hạ tầng công nghệ thông tin:

Cần đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin một cách đồng bộ, kịp thời, đáp ứng xu thế phát triển của hệ thống số toàn cầu.

Trong đó, chú trọng xây dựng hệ thống an ninh mạng, đảm bảo bảo mật cao thông tin dữ liệu kế toán, kiểm toán.

Bên cạnh đó, cần nghiên cứu và vận dụng một cách hiệu quả, phù hợp các phương pháp kiểm toán, kể cả phương pháp cơ bản và phương pháp kỹ thuật, nhất là các phương pháp thu thập, đánh giá bằng chứng kiểm toán, các phương pháp phân tích kỹ thuật trong bối cảnh nghề kế toán sử dụng chứng từ điện tử, công nghệ blockchain, điện toán đám mây…

Thứ ba, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp:

Có các quy định để hỗ trợ DN trong các chính sách đào tạo nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán cũng như xây dựng các hướng dẫn về định hướng và khuyến khích chuyển dịch lao động trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN.

Thứ tư, đẩy mạnh hợp tác quốc tế:

Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế, không ngừng phát triển các thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán lành mạnh, bền vững;

Phát triển các hoạt động dịch vụ kế toán, kiểm toán theo xu hướng phát triển của các nước trong khu vực và quốc tế, tạo dựng và mở rộng giao lưu nghề nghiệp.

Đối với các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán

Áp dụng đúng chính sách, chế độ quy định của Nhà nước.

Đồng thời, đầu tư phát triển đội ngũ nhân viên lành nghề, am hiểu sâu về chuyên môn và có khả năng hội nhập;

Tăng cường công tác đào tạo phát triển các kỹ năng mềm hiệu quả, hoạt động nhóm tích cực và sử dụng thành thạo công nghệ số theo nhu cầu thị trường…

kế toán phân tích và kiểm toán
kế toán phân tích và kiểm toán

Đối với các cơ sở đào tạo

Thứ nhất, cần những thay đổi trong quan điểm đào tạo:

Đào tạo không xuất phát từ những gì mình có, mà phải xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn, yêu cầu của thời đại công nghệ số, đó là cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao cho xã hội.

Thứ hai, chương trình đào tạo:

Chú trọng chương trình đào tạo chuyên ngành kế toán, kiểm toán phù hợp với xu thế phát triển thế giới.

Vì vậy, các cơ sở đào tạo nên rà soát lại chương trình đào tạo chuyên ngành kế toán, kiểm toán.

Chương trình đào tạo được xây dựng phải đảm bảo yêu cầu hội nhập và giao thoa về chất lượng với chương trình của các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới, phù hợp với chương trình đào tạo của các hội nghề nghiệp nhằm hướng đến sự thừa nhận lẫn nhau giữa các cơ sở đào tạo về chuyên môn và bằng cấp, chứng chỉ.

Thứ ba, nội dung đào tạo:

Phát triển nội dung đào tạo giúp sinh viên sau khi ra trường thích ứng kịp thời với thời đại công nghệ số.

Ngoài giảng dạy kiến thức chuyên môn, tổ chức đào tạo cần tập trung đào tạo các kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng giao tiếp hiệu quả, làm việc ở nhiều nhóm khác nhau; kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề trên cơ sở tôn trọng đạo đức nghề nghiệp.

Thứ tư, phương pháp đào tạo:

Chuyển từ phương pháp giảng dạy truyền thống sang ứng dụng phương pháp giảng dạy tích cực.

Phát triển việc dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, lấy người học làm trung tâm.

Thứ năm, thiết lập mối quan hệ

Thiết lập mối quan hệ giữa các cơ sở đào tạo với các DN trong và ngoài nước. Trong thời đại CMCN 4.0, việc thiết lập các mối quan hệ với các DN ngày càng mở rộng không chỉ với các đơn vị trong nước mà cả ngoài nước, bởi điều đó giúp cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu được gắn kết, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng tốt cho yêu cầu của DN.

Đối với kế toán và kiểm toán viên

Trong cuộc CMCN 4.0, mỗi cá nhân hoạt động trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán cần ý thức được tầm quan trọng của công nghệ để ứng dụng nó cho phù hợp xu thế, tiết kiệm nguồn lực và gia tăng hiệu quả công việc.

Một phương tiện không thể thiếu đối với mỗi kế toán, kiểm toán viên trong hiện tại và tương lai đó là ngôn ngữ quốc tế.

Cơ hội sẽ ngày càng mở rộng cho những đội ngũ kế toán – kiểm toán viên đạt chuẩn quốc tế, được công nhận hoạt động ở nhiều nước trên thế giới như: ACCA, CMA, CIA…

Những chứng chỉ này có thể giúp kế toán – kiểm toán viên Việt Nam mở rộng tối đa phạm vi hoạt động của mình, nâng cao khả năng cạnh tranh nguồn nhân lực trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán của Việt Nam.

Dấu vết kiểm toán là gì và sử dụng trong trường hợp nào?

Dấu vết kiểm toán là gì?

Dấu vết kiểm toán (tiếng Anh: Audit Trail) là một bản ghi chép từng bước một, theo đó có thể tìm được nguồn gốc của dữ liệu kế toán hoặc dữ liệu giao dịch.

Dấu vết kiểm toán là một bản ghi chép từng bước một, theo đó có thể tìm được nguồn gốc của dữ liệu kế toán hoặc dữ liệu giao dịch. Dấu vết kiểm toán được dùng để xác minh và theo dõi nhiều loại giao dịch bao gồm giao dịch kế toán và giao dịch trong tài khoản môi giới. 

Dấu vết kiểm toán thường được sử dụng khi độ chính xác của một khoản cần phải được xác minh. Dấu vết kiểm toán có thể là một công cụ hữu ích khi xác định tính hợp lệ của mục nhập kế toán, nguồn tiền hoặc giao dịch.

Dấu vết kiểm toán có thể được sử dụng trong kế toán khi người kiểm tra cần xác minh các số liệu như doanh thu, thu nhập ròng hoặc tỉ lệ thu nhập trên mỗi cổ phiếu. Các giao dịch liên quan đến tính toán doanh thu, thu nhập ròng hoặc tỉ lệ thu nhập trên mỗi cổ phiếu của công ty được kiểm tra và các tính toán có thể được thực hiện lại nếu số liệu được phân loại không chính xác. 

Ví dụ, giá vốn hàng bán là một chi phí được trừ vào tổng doanh thu trong tính toán thu nhập ròng. Giá vốn hàng bán sẽ được kiểm tra lại bằng cách xác minh các giao dịch và nguồn dữ liệu đã sử dụng để tính toán. Tất cả các yếu tố của các con số cuối cùng được kiểm tra cẩn thận theo dấu vết kiểm toán và để xác minh kết quả cuối cùng. 

Tất cả các công ty đại chúng đều phải trải qua kiểm toán tài chính như một phần trách nhiệm báo cáo của họ.

Cách sử dụng dấu vết kiểm toán

Dấu vết kiểm toán, hay đúng hơn là quá trình lần theo dấu vết kiểm toán, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực tài chính khác nhau.

Ví dụ, khi mua nhà, người cho vay thế chấp có thể sử dụng dấu vết kiểm toán để xác định nguồn tiền cho các khoản vay trả trước. Họ có thể yêu cầu xem một bảng sao kê ngân hàng thể hiện việc gửi tiền vào tài khoản và yêu cầu xác minh bổ sung về nguồn tiền gửi.

Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ (SEC) và Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) sẽ sử dụng dấu vết kiểm toán cho các khoản tái cấu trúc tường minh của giao dịch khi có câu hỏi về tính hợp lệ và chính xác của dữ liệu giao dịch. Điều này là để đảm bảo rằng các giao dịch diễn ra trên các sàn giao dịch lớn tuân thủ các qui định hiện hành.

Dấu vết kiểm toán cũng có thể được sử dụng để theo dõi các hoạt động thị trường không chân chính. Ví dụ: nếu có nghi ngờ về một đối tượng cụ thể đang giao dịch một khối lượng lớn cổ phiếu giao dịch nhỏ, với mục đích thao túng giá cổ phiếu. Cơ quản quản lí có thể sử dụng dấu vết kiểm toán để xác định thủ phạm.

Sau đó, một cơ quan quản lí sẽ ghi lại và phân tích tất cả các công ty và người môi giới liên quan đến các giao dịch cụ thể cho việc bảo mật vi phạm để xác định hoạt động của ai là bất thường và ai có thể là người thao túng. Tùy thuộc vào mức độ phức tạp của kế hoạch giao dịch đang được sử dụng, việc xây dựng lại lịch sử giao dịch có thể được yêu cầu bên cạnh dữ liệu dấu vết kiểm toán.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về phân biệt kế toán phân tích và kiểm toán Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139