Trường hợp nào người nước ngoài phải đóng bảo hiểm tại Việt Nam? Người nước ngoài đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế tại Việt Nam như thế nào? Mức đóng bảo hiểm với người nước ngoài là bao nhiêu? Thủ tục kê khai bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài tại Ninh Bình như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay với Luật Trần và Liên danh nhé!
Về đối tượng người nước ngoài đóng bảo hiểm xã hội
Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 1 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam, chưa đủ tuổi hưu (nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi).
Các trường hợp người nước ngoài không được tham gia bảo hiểm xã hội:
Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp: nhà quản lý giám đốc điều hành; chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã được thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng;
Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của Luật lao động.
Về mức đóng bảo hiểm xã hội của lao động nước ngoài:
Trong khoảng thời gian từ ngày 01/12/2018 đến ngày 31/12/2021, người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Bắt đầu từ ngày 01/01/2022, người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có trách nhiệm đóng bằng 8% mức tiền lương hàng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Mức đóng của người sử dụng lao động trong khoảng thời gian từ ngày 01/12/2018 đến ngày 31/12/2021, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trên quỹ tiền lương hàng tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động là 3% vào quỹ ốm đau, thai sản; 0,5% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Từ ngày 01/01/2022, hàng tháng người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động là 3% vào quỹ ốm đau, thai sản; 0,5% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cuối cùng là 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất
Căn cứ vào khả năng cân đối của quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Chính phủ sẽ xem xét điều chỉnh mức đóng 0,5% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ ngày 01/01/2020.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được quy định là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định. Nếu tiền lương tháng cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội phải bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi trong hợp đồng lao động theo khoản 11, Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung trong Bộ luật Lao động.
Hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài
Đối với Người lao động
Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo mẫu TK1-TS. (Lưu ý: các mục dành cho người tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu, đã tham gia hay thay đổi thông tin.
Đối với lao động nước ngoài phải ghi rõ họ tên, quốc tịch theo chữ phiên âm quốc tế. Trường hợp có hồ sơ thay đổi thông tin do cơ quan nước ngoài cấp phải dịch ra Tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.)
Đối với doanh nghiệp sử dụng lao động
- Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia BHXH, BHYT theo mẫu TK3-TS;
- Danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn theo mẫu D02-TS.
Thời gian giải quyết hồ sơ
- Cấp sổ bảo hiểm xã hội là 20 ngày làm việc;
- Thay đổi điều kiện đóng phát sinh truy thu là 30 ngày làm việc.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động.
Thủ tục hồ sơ tham gia, kê khai bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài tại Ninh Bình:
* Đối với người lao động: làm Mẫu TK1-TS (ban hành kèm theo Quyết định số 505/QĐ-BHXH) – Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (chỉ lập đối với trường hợp người tham gia chưa được cấp mã số BHXH hoặc khi có thay đổi thông tin.)
– Khi kê khai mẫu TK1-TS cần lưu ý:
+ Đối với người lao động đăng ký tham gia BHXH bắt buộc lần đầu, chưa được cấp mã số BHXH thì kê khai các nội dung, thông tin tại các điểm: [01], [02], [03], [04], [07.1], [07.2], [07.3], [07.4], [0.8], [0.9], [13], mục I;
+ Đối với người lao động đã được cấp mã số BHXH: Kê khai các nội dung từ [01] đến [05], mục II;
+ Khi có thay đổi thông tin (về tên, họ, mã số BHXH, giới tính, quốc tịch,…): Kê khai các nội dung [01], [02], [03], [04] và [05] , mục II.
– Việc ghi họ, tên, giới tính, quốc tịch vào các mẫu biểu theo chữ viết phiên âm quốc tế. Trường hợp có hồ sơ kèm theo để thay đổi thông tin, mà hồ sơ do cơ quan nước ngoài cấp thì phải được dịch ra Tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Hồ sơ và các biểu mẫu bằng Tiếng Việt và Tiếng Anh thì các bạn có tham khảo tại Công văn số 679/BHXH-BT ngày 7/3/2019 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc hướng dẫn thu BHXH bắt buộc đối với lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam
* Đối với đơn vị (doanh nghiệp) làm:
– Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS ban hành kèm theo Quyết định số 505/QĐ-BHXH).
– Báo cáo tình hình sử dụng lao động và danh sách tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Theo mẫu D02-LT ban hàng kèm theo Quyết định số 1040/QĐ-BHXH
Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động nước ngoài
Thủ tục đóng BHXH cho công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam về cơ bản sử dụng một số biểu mẫu tương tự đối với lao động trong nước theo đó
Hồ sơ tham gia bảo hiểm cho người nước ngoài đối với người lao động
Mẫu TK1-TS kê khai và chỉ dùng khi chưa được cấp mã BHXH
Hồ sơ tham gia bảo hiểm cho người nước ngoài đối với người sử dụng lao động
Mẫu TK3-TS: tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin ban hành theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH.
Mẫu D02-TS danh sách kê khai báo tăng lao động nước ngoài tham gia BHXH.
Tham gia bảo hiểm y tế cho người nước ngoài
Căn cứ vào Khoản 2, Điều 1 của Luật Bảo hiểm Y tế hợp nhất, phạm vi áp dụng của Luật là bao gồm các cá nhân và tổ chức tại Việt Nam, không kể người Việt Nam hay mang quốc tịch nước ngoài. Như vậy, người Việt Nam hay người nước ngoài tham gia bảo hiểm y tế như nhau.
Người nước ngoài tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện
Theo công văn số 3170/BHXH-BT đã hướng dẫn cụ thể về việc lập danh sách và chuẩn bị đóng BHYT hộ gia đình, bao gồm các giấy tờ sau:
- Tờ khai TK1-TS của các thành viên tham gia BHYT gửi lên Cơ quan BHXH tuyến huyện.
- Mẫu DK01 kê khai thông tin các thành viên trong gia đình, nhận mẫu từ trưởng thôn, xóm, tổ dân phố, xã,…
- Mẫu DK04 kê khai danh sách những người tự đóng Bảo hiểm Y tế.
- Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của hộ gia đình.
- Trường hợp đã có thành viên có thẻ BHYT thì phải nộp bản chính hoặc bản chụp ảnh thẻ BHYT cũ để cơ quan Bảo hiểm giảm trừ mức đóng khi tham gia cùng hộ gia đình.
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHYT tự nguyện cho người nước ngoài dựa vào mức lương cơ sở:
- Mức đóng của người thứ nhất tham gia BHYT tính bằng 4.5% của lương cơ sở.
- Mức đóng BHYT của người thứ hai bằng 70% người thứ nhất.
- Mức đóng của người thứ ba, thứ tư lần lượt bằng 60%, 50% người thứ nhất.
- Từ người thứ năm trở đi, mức đóng BHYT tính bằng 40% của người thứ nhất.
Người nước ngoài tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc
Người nước ngoài tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc khi sinh sống tại Việt Nam và có hợp đồng lao động với đơn vị sử dụng lao động tại Việt Nam. Căn cứ vào quyết định số 1018/QĐ-BHXH, hồ sơ tham gia BHYT bắt buộc cho người nước ngoài gồm:
- 2 bản mẫu D03-TS kê khai danh sách người tham gia BHYT.
- Mẫu TK1-TS: tờ khai tham gia BHXH, BHYT cho người lao động, điền đầy đủ các thông tin và gửi lên Cơ quan Bảo hiểm nơi phụ trách của đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức,…
Theo Nghị định 143/2018/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc, mức đóng BHYT cho người nước ngoài áp dụng từ 1/12/2018 đến 31/12/2021 là 4.5% mức lương tham gia BHXH. Trong đó người lao động đóng 1.5%, người sử dụng lao động đóng 3% mức lương tham gia BHXH theo quy định.
Hướng dẫn hồ sơ kê khai bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài tại Ninh Bình
Căn cứ theo Quyết định số 772/QĐ-BHXH, doanh nghiệp khi lập hồ sơ kê khai bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài tại Ninh Bình cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:
- Tờ khai đơn vị tham gia gồm có thông tin cơ bản như tên, mã số bảo hiểm xã hội (hay còn gọi là mã đơn vị BHXH), mã số thuế,…(Mẫu TK3-TS);
- Báo cáo danh sách tình hình thực tế số người lao động, số người tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-LT);
- Giấy Đăng ký kinh doanh của công ty (bản sao);
- Hợp đồng lao động với nhân viên có chữ ký đóng dấu giáp lai của công ty.
Hướng dẫn thủ tục đăng ký, kê khai bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài tại Ninh Bình
Đúng theo quy trình hướng dẫn kê khai bảo hiểm xã hội lần đầu của Nhà nước Việt Nam, doanh nghiệp cần phải xin cấp được mã đơn vị từ cơ quan Bảo hiểm Xã hội địa phương. Có 2 phương pháp làm thủ tục cấp mã đơn vị như sau:
- Một là, nộp hồ sơ đến cơ quan Bảo hiểm Xã hội địa phương để nhận được hỗ trợ trực tiếp.
- Hai là, thực hiện đăng ký online trên trang web của cơ quan Bảo hiểm Xã hội theo hướng dẫn.
*Lưu ý: Thời gian cơ quan Bảo hiểm Xã hội cấp mã đơn vị cho doanh nghiệp tối đa là 07 ngày làm việc. Ngoài ra tại một số tỉnh thành, mặc dù doanh nghiệp đã hoàn tất đăng ký trên hệ thống và đã nhận mã đơn vị, nhưng doanh nghiệp vẫn phải nộp lại đầy đủ các hồ sơ cần thiết nêu ở mục 2.1 cho cơ quan Bảo hiểm Xã hội.
Trên đây là bài viết tư vấn về kê khai bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài tại Ninh Bình của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.