Kê khai bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài tại Nghệ An

kê khai bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài tại Nghệ An

Bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài là chế độ quan trọng mà nhiều doanh nghiệp quan tâm. Đặc biệt là trong giai đoạn mở cửa, nhiều đơn vị trong nước đẩy mạnh thu hút nguồn nhân lực nước ngoài. Vậy đối tượng tham gia, mức đóng và thủ tục hồ sơ kê khai bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài tại Nghệ An thực hiện như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Về đối tượng người nước ngoài đóng bảo hiểm xã hội

Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 1 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam, chưa đủ tuổi hưu (nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi).

Các trường hợp người nước ngoài không được tham gia bảo hiểm xã hội:

Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp: nhà quản lý giám đốc điều hành; chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã được thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng;

Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của Luật lao động.

Mức đóng BHXH bắt buộc cho người nước ngoài

Căn cứ vào điều 12 và điều 13 của nghị định số 143/2018/NĐ-CP, và khoản 2  điều 16 hiệu lực thi hành nghị đinh 58/2020/NĐ-CP.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, Người lao động  hàng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;

b) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.

Người lao động mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động và thuộc diện áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động chỉ đóng bảo hiểm xã hội đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên. Riêng tham gia vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động phải đóng theo từng hợp đồng lao động đã giao kết. 

Thời điểm đóng

Người sử dụng lao động

Người lao động đóng

Quỹ ốm đau
 và thai sản

Quỹ bảo hiểm
 TNLĐ, BNN

Quỹ hưu trí
và tử tuất

quỹ hưu trú và tử tuất

TỪ 01/12/2018 -14/7/2020

3%

0,5%

0

0

TỪ 15/7/2020

3%

0

0

0

TỪ 01/01/2022

3%

0

14%

8%

Mức lương đóng bảo hiểm xã hội

Căn cứ theo điều 14 của nghị định số 143/2018/NĐ-CP, khoản 2 và khoản 3 Điều 89 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.

Lưu ý: Theo khoản 2 điều 6 quyết định Số: 595/QĐ-BHXH, Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ. 

Thủ tục hồ sơ tham gia

Căn cứ theo Điều 23 quyết định Số: 595/QĐ-BHXH, Đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT

Thành phần hồ sơ

1.1. Người lao động

a) Đối với người lao động đang làm việc tại đơn vị:

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

– Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.

b) Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Tiết a, c và d Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4:

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

– Hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài hoặc HĐLĐ được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn HĐLĐ hoặc HĐLĐ được ký mới tại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng.

1.2. Đơn vị:

a) Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).

b) Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS).

c) Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Đối với lao động người nước ngoài thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và BHYT, cơ quan BHXH cấp mã đơn vị tham gia là mã IC. Ngoài ra, đơn vị có lao động người nước ngoài chỉ thuộc đối tượng tham gia BHYT, vẫn thực hiện quản lý theo mã đơn vị cũ là BW. Trường hợp đơn vị lập một chứng từ nộp tiền cho nhiều mã (như YN, IC, BW) thì phải ghi rõ số tiền nộp cho từng mã đơn vị trong nội dung ủy nhiệm chi nộp tiền.

Thủ tục kê khai bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài tại Nghệ An

Cách thức kê khai BHXH cho người nước ngoài tại Việt Nam cũng tương tự như cách thức tham gia BHXH cho người Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những thủ tục chung, có một vài lưu ý về hồ sơ như sau:

– Hồ sơ kê khai bảo hiểm cho người nước ngoài đối với người sử lao động:

  • Mẫu TK3 – TS: tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin (được ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH);
  • Mẫu D02 – TS: danh sách kê khai báo tăng lao động nước ngoài tham gia BHXH.

– Hồ sơ kê khai bảo hiểm cho người nước ngoài đối với người lao động nước ngoài:

  • Mẫu TK1 – TS kê khai: Khi điền thông tin, các dữ liệu về họ tên, quốc gia phải được ghi theo phiên âm quốc tế. Mẫu này chỉ dùng khi chưa được cấp mã BHXH.
  • Hồ sơ cá nhân đính kèm là bản đã được dịch sang tiếng Việt. Các bản dịch này cần được công chứng, chứng thực hợp lệ theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Thủ tục kê khai bảo hiểm y tế cho người nước ngoài

Người lao động có hợp đồng lao động tại Việt Nam thì cần phải tham gia BHYT. Hồ sơ tham gia BHYT dựa theo quyết định số 1018/QĐ-BHXH, gồm những giấy tờ sau:

  • 2 bản mẫu D03-TS kê khai danh sách người tham gia BHYT.
  • Mẫu TK1-TS: tờ khai tham gia BHXH, BHYT cho người lao động, điền đầy đủ các thông tin và gửi lên Cơ quan Bảo hiểm nơi phụ trách của đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức,…

Lưu ý: Theo Nghị định 143/2018/NĐ-CP, mức đóng BHYT cho người nước ngoài là 4.5% mức lương tham gia BHXH. Trong đó người lao động đóng 1.5% mức lương tham gia BHXH theo quy định.

kê khai bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài tại Nghệ An
kê khai bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài tại Nghệ An

Đối tượng người nước ngoài phải tham gia bảo hiểm bắt buộc:

Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi:

+ Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp

+ Và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

+ Chưa đủ tuổi nghỉ hưu (60 đối với nam, 55 đối với nữ)

Lưu ý:

Người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thuộc một trong các trường hợp sau:

– Người lao động di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ không thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc gồm: Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng.

– Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 1 Điều 187 của Bộ luật Lao động.

Người lao động giao kết nhiều hợp đồng lao động với người sử dụng lao động khác nhau và thuộc diện đóng BHXH bắt buộc thì người lao động chỉ đóng BHXH đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên; người sử dụng lao động phải đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động đã giao kết.

Trình tự, thủ tục tham gia, giải quyết bảo hiểm xã hội, kê khai bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài tại Nghệ An

  1. Trình tự, thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội, kê khai bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài tại Nghệ An và trình tự, thủ tục giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thực hiện theo trình tự, thủ tục đối với lao động Việt Nam và thực hiện theo quy định tại Chương VII của Luật bảo hiểm xã hội; Điều 57, 58, 59, 60, 61 và 62 của Luật an toàn, vệ sinh lao động; Điều 5 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP; Điều 9, 10, 13, 14, 17, 18, 21, 22, 25 và Điều 26 Nghị định số 37/2016/NĐ-CPtrừ quy định tại khoản 3 Điều này và Điều 16 của Nghị định này.
  2. Hồ sơ tham gia, giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động tại khoản 1 Điều này do cơ quan nước ngoài cấp thì phải được dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  3. Giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Trong thời hạn 10 ngày tính đến thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thời điểm giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề hết hiệu lực (tùy thuộc điều kiện nào đến trước) mà người lao động không tiếp tục làm việc theo hợp đồng lao động hoặc không được gia hạn giấy phép, người lao động có yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần nộp hồ sơ theo quy định cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động, trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều cần biết khi thực hiện kê khai bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài tại Nghệ An

Thời hạn thực hiện thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu

Đối với doanh nghiệp lần đầu đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội thì bắt buộc phải làm thủ tục đăng ký trong vòng 30 ngày kể từ lúc tuyển dụng người lao động, ký hợp đồng lao động. Doanh nghiệp thực hiện đăng ký tại cơ quan quản lý Bảo hiểm Xã hội cấp quận, huyện trở lên sẽ nhận riêng một mã đơn vị.

Đổi mã đơn vị khi thay đổi trụ sở doanh nghiệp

Một số doanh nghiệp trong thời gian hoạt động có thay đổi nơi làm việc thì cũng phải kê khai lại hồ sơ bảo hiểm xã hội lần đầu. Tuy nhiên, doanh nghiệp đã đăng ký với cơ quan quản lý bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ làm lại hồ sơ khi chuyển đến tỉnh, thành phố mới.

Trong trường hợp có thay đổi cơ sở hoạt động kinh doanh như là đổi tên, nhượng quyền, địa chỉ,… phải đảm bảo chốt sổ bảo hiểm xã hội của công ty cho tất cả người lao động. Bởi trách nhiệm chốt sổ là thuộc về phía doanh nghiệp, nếu không chốt sổ doanh nghiệp có thể bị người lao động khiếu nại. Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt đối tác, khách hàng. 

Báo tăng – Báo giảm 

Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu, doanh nghiệp có thể báo tăng số lượng với cơ quan Bảo hiểm Xã hội mà doanh nghiệp tham gia. Ngược lại cũng vậy, số lượng lao động giảm thì doanh nghiệp phải báo giảm. Tuy nhiên, người lao động mới tham gia làm mất sổ phải làm lại sổ mới có thể được đăng ký thêm số lượng.

Bên cạnh đó, đối với lao động mới đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội thì doanh nghiệp cần mang theo CMND/CCCD photo để thực hiện thủ tục báo tăng. Sau 05 ngày làm việc doanh nghiệp có thể đến cơ quan Bảo hiểm Xã hội để nhận sổ bảo hiểm xã hội và thẻ bảo hiểm y tế của người lao động đó.

Trên đây là bài viết tư vấn về kê khai bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài tại Nghệ An của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139