Hướng dẫn cách làm đơn ly hôn đơn phương

huong dan cach lam don ly hon don phuong

Khác với ly hôn thuận tình là sự đồng thuận của hai bên để chấm dứt mỗi quan hệ. Ly hôn đơn phương sẽ ngược lại khi chỉ một bên mong muốn giải quyết ly hôn, bên còn lại không đồng ý và liên tục gây khó khăn. Do vậy khi làm đơn ly hôn đơn phương bạn cũng phải hết sức cẩn trọng và lưu ý những Hướng dẫn cách làm đơn ly hôn đơn phương sau đây của chúng tôi.

Mẫu đơn ly hôn đơn phương

Bản chất những tòa án có thẩm quyền luôn tìm cách thuận tiện nhất để mọi người có thể tiếp cận hồ sơ ly hôn trong đó có việc bán những mẫu đơn ly hôn. Trên thực tế mặc dù luật có quy định về nội dung cần có trong đơn ly hôn đơn phương nhưng thực tế lại có sự khác nhau giữa các tòa chuyên trách, việc mua đơn ly hôn với chi phí rất nhỏ (vài chục nghìn) có thể đảm bảo rằng sự chắc chắn khi nộp hồ sơ để tòa án dễ dàng thụ lý. Đây là một cách thức hợp lý và nhanh chóng nhất.

Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương chuẩn nhất của Tòa hiện nay sử dụng mẫu đơn khởi kiện ban hành kèm Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……….., ngày ….. tháng …. năm ………


ĐƠN KHỞI KIỆN

(v/v: Ly hôn)

 

Kính gửiTÒA ÁN NHÂN DÂN (1) ………………………………….………..

Người khởi kiện:……………………………………………………………………………….

Địa chỉ:………………………………………………………………………………….

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ……………….……….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………………………….. (nếu có)

Người bị kiện:……………………………………………………………………………….

Địa chỉ…………………………………………………………………………………..

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ……………….……….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………………………….. (nếu có)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có):………………………………………………………………………………….

Địa chỉ…………………………………………………………………………………..

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ……………….……….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………………………….. (nếu có)

Yêu cầu Toà án nhân dân (1)………… giải quyết những vấn đề sau đối với bị đơn: 

1.Về quan hệ hôn nhân: (2) ………………………………………………………………………..

  1. Về con chung: (3) ……………………………………………………………………………………

3 – Về tài sản : (4) ………………………………………………………………………………………

4 –Về công nợ: (5) ………………………………………………………………………………………

Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có:

  1. Chứng minh nhân dân (bản chứng thực)
  2. Sổ hộ khẩu (Bản chứng thực)
  3. Giấy khai sinh (Bản chứng thực)
  4. Đăng ký kết hôn
  5. Một số giấy tờ khác có liên quan

(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) (6) …………………………………………………………………………………………………         

Trên đây là toàn bộ những yêu cầu của tôi, đề nghị tòa án xem xét, giải quyết. Ngoài ra tôi không khiếu nại gì thêm, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

Kính mong quý Tòa xem xét giải quyết trong thời hạn luật định.

Tôi xin trân trọng cảm ơn !

NGƯỜI KHỞI KIỆN

                                            

Chú thích:

  1. Ghi tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào

Ví dụ: Toà án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B, nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh Hưng Yên) và địa chỉ của Toà án đó.

  1. Trình bày lý do, yêu cầu về việc giải quyết ly hôn đơn phương và kết quả của cuộc hôn nhân là: “tình cảm vợ chồng đã không còn, đời sống chung cũng đã mất, mục đích hôn nhân không đạt được”.
  2. Trình bày rõ hai vợ chồng có mấy người con, yêu cầu được nuôi dưỡng và cấp dưỡng đối với từng người con, nhu cầu và quyết định của người con (nếu theo luật phải hỏi ý kiến của cháu bé)….
  3. Khi có tài sản chung, muốn phân chia tài sản như thế nào thì ghi rõ đề nghị tại mục này. Còn nếu không có thì ghi rõ không có và không yêu cầu Tòa án chia.
  4. Nếu trong quá trình sinh sống, hai vợ chồng có công nợ chung gì nếu muốn Tòa án phân chia thì cũng nêu rõ. Nếu không có thì ghi rõ không có và không yêu cầu Tòa án chia.
  5. Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án

Ví dụ: Người khởi kiện thông báo cho Toà án biết khi xảy ra tranh chấp một trong các đương sự đã đi nước ngoài chữa bệnh…

huong dan cach lam don ly hon don phuong
Hướng dẫn cách làm đơn ly hôn đơn phương

Hồ sơ ly hôn đơn phương cần những giấy tờ gì? 

Hồ sơ ly hôn đơn phương gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn xin ly hôn đơn phương (Theo mẫu của Tòa án có thẩm quyền);
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (Bản chính);
  • Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của vợ, chồng;
  • Sổ hộ khẩu của vợ chồng;
  • Giấy khai sinh của con;
  • Giấy tờ liên quan chứng minh tài sản trong trường hợp có tranh chấp về tài sản.

Ngoài các giấy tờ trên thì khi ly hôn đơn phương mà thuộc một số trường hợp đặc biệt như ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con; ly hôn đơn phương vắng mặt; ly hôn đơn phương chia tài sản; ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài,… thì hồ sơ ly hôn còn cần bổ sung giấy tờ liên quan để nộp đến tòa.

Thời gian giải quyết ly hôn đơn phương

Thông thườn khoảng từ 02-04 tháng. Việc giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thái độ thiện chí của các bên, có tranh chấp quyền nuôi con hay số lượng và độ phức tạp của các tài sản tranh chấp. Trên thực tế, việc ly hôn đơn phương có thể diễn ra nhanh hơn thông thường nếu 2 bên đạt được các thỏa thuận tại tòa hoặc kéo dài hơn đối với các trường hợp có tranh chấp về con chung, tài sản chung, đặc biệt là những tài sản có tính chất phức tạp.

Khi ly hôn, vì việc mâu thuẫn đã trở nên trầm trọng và kéo dài nên có rất nhiều trường hợp hai vợ chồng không thể nói chuyện với nhau để giải quyết các mâu thuẫn. Tuy nhiên, khi có bên tư vấn trung gian thì quan điểm của 2 bên có thể sẽ thay đổi sau khi được phân tích pháp lý giải đáp các thắc mắc của nhau. Vì vậy, nếu bạn thuộc trường hợp này hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn phương án.

Ly hôn, ai là người phải nộp tiền án phí?

Theo Điều 147 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, trong các vụ án ly hôn, người nộp đơn ly hôn (nguyên đơn) phải chịu án phí sơ thẩm không phụ thuộc vào việc đơn yêu cầu có được chấp thuận hay không.

Trong trường hợp cả hai cùng yêu cầu thuận tình ly hôn thì mỗi người phải chịu ½ mức án phí sơ thẩm.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, nghĩa vụ chịu án phí được quy định như sau:

– Vợ chồng trong vụ án ly hôn ngoài việc phải chịu 300.000 đồng tiền án phí không có giá ngạch thì phải chịu thêm án phí của phần tài sản tương ứng với giá trị mà mình được chia;

– Vợ chồng đã tự thỏa thuận phân chia tài sản chung và yêu cầu Tòa án ghi nhận trong bản án, quyết định trước khi tiến hành hòa giải thì không phải chịu án phí phần tài sản này;

– Vợ chồng phải chịu 50% mức án phí tương đương với giá trị tài sản họ được chia nếu họ không thỏa thuận được tại phiên hòa giải nhưng trước khi mở phiên tòa thì lại tự thỏa thuận được và yêu cầu công nhận trong bản án, quyết định của Tòa.

– Vợ chồng phải chịu án phí với toàn bộ tài sản phân chia nếu chỉ thống nhất được một phần trong phiên hòa giải…

Trong trường hợp nào ly hôn được giảm án phí?

Cũng theo quy định tại Điều 13 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, Tòa án có thể giảm 50% mức tạm ứng án phí, án phí mà người đó phải nộp nếu gặp sự kiện bất khả kháng khiến bản thân không còn đủ tài sản để nộp và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.

Trong đó, sự kiện bất khả kháng được quy định tại Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015. Đây là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Theo đó, để được giảm án phí thì vợ hoặc chồng – người có nghĩa vụ nộp phải gửi đơn cho Tòa án có thẩm quyền yêu cầu giảm án phí kèm theo các chứng cứ, tài liệu chứng minh bản thân đủ điều kiện được giảm án phí.

Đơn đề nghị bắt buộc phải có các nội dung:

– Ngày, tháng, năm làm đơn;

– Họ, tên, địa chỉ của người làm đơn;

– Lý do và căn cứ đề nghị miễn, giảm.

Trình tự, thủ tục đơn phương ly hôn mới nhất

Thủ tục đơn phương ly hôn mới nhất gồm các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Vợ hoặc chồng phải chuẩn bị các loại giấy tờ đã nêu ở trên. Ngoài ra, nếu có chứng cứ chứng minh vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình, không thực hiện nghĩa vụ… thì cũng phải cung cấp cho Tòa án.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết thì người yêu cầu nộp tại Tòa án có thẩm quyền đã nêu ở trên.

Bước 2: Tòa án xem xét và giải quyết

– Sau khi nhận được đơn từ nguyên đơn, Tòa án phải xem xét có thụ lý đơn hay không sau 05 ngày làm việc.

– Nếu hồ sơ hợp lệ thì Tòa án gửi thông báo cho nguyên đơn đóng tiền tạm ứng án phí, Tòa án ra quyết định thụ lý đơn ly hôn đơn phương từ thời điểm nguyên đơn nộp biên lai đã đóng tiền tạm ứng án phí (Điều 191 và Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

– Hòa giải: Thủ tục hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc trước khi đưa vụ án ra xét xử trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

  • Nếu hòa giải thành: Tòa án lập biên bản hòa giải thành và sau 07 ngày mà các đương sự không thay đổi về ý kiến thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành và quyết định này có hiệu lực ngay và không được kháng cáo kháng nghị.
  • Nếu hòa giải không thành: Tòa án cũng phải lập biên bản hòa giải không thành sau đó ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

– Phiên tòa sơ thẩm: Sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử các bên được Tòa án gửi giấy triệu tập và được thông báo rõ về thời gian, địa điểm mở phiên Tòa sơ thẩm.

Bước 3: Ra bản án ly hôn

Nếu không hòa giải thành và xét thấy đủ điều kiện để giải quyết ly hôn thì Tòa án sẽ ra bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng…

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi, mọi khó khăn, vướng mắc liên quan đến Hướng dẫn cách làm đơn ly hôn đơn phương sẽ được giải đáp nhiệt tình, nhanh chóng.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139