Hoàn thuế giá trị gia tăng được hiểu là một khoản thuế được Nhà nước trả lại cho người nộp thuế sau khi họ đã nộp vào ngân sách nhà nước. Vậy doanh nghiệp muốn hoàn thuế gtgt tài sản cố định thì cần những điều kiện gì? Luật Trần và Liên Danh xin được gửi tới bạn đọc bài chia sẻ giúp các bạn hiểu thêm về vấn đề trên.
Hoàn thuế là gì?
Hoàn thuế được định nghĩa là việc Nhà nước trả lại cho cá nhân, đơn vị kinh doanh sô tiền bị thu vượt quá, thu sai của các đối tượng trên sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Các trường hợp thực tế bao gồm: cá nhân, tổ chức tạm nộp thuế nhưng sau khi cơ quan thuế quyết toán thì có số thuế nộp thừa; cơ quan nhà nước áp dụng không đúng các quy định về đối tượng nộp thuế, mức thuế suất,… Việc hoàn thuế áp dụng cho tất cả các sắc thuế hiện nay, như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp.
Khái niệm hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) là gì?
Theo Luật thuế giá trị gia tăng, thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Về hoàn thuế GTGT, trên cơ sở về định nghĩa hoàn thuế nói chung, có thể xây dựng khái niệm hoàn thuế GTGT là việc nhà nước trả lại số thuế GTGT mà đối tượng nộp thuế đã nộp cho nhà nước trong trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ số tiền thuế đầu vào đã trả khi mua hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh còn chưa được khấu trừ trong kỳ tính thuế hoặc hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp tiêu dùng của tổ chức, cá nhân đó không thuộc diện chịu thuế.
Điều kiện để được hoàn thuế giá trị gia tăng
Để được hoàn thuế giá trị gia tăng thì doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Doanh nghiệp có số thuế giá trị gia tăng bị âm 3 tháng liên tục trở lên, có số thuế được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên. Điều kiện này thường phát sinh với các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa xuất khẩu.
– Chứng từ kế toán đầu vào phải là chứng từ “sạch” – không phải do mua khống khi không phát sinh hoạt động giao dịch mua – bán hàng hóa, dịch vụ.
– Doanh nghiệp thanh toán đầy đủ qua ngân hàng theo từng đơn hàng xuất nhập khẩu.
– Doanh nghiệp thanh toán qua ngân hàng với hóa đơn có tổng hóa đơn thanh toán trên 20 triệu.
– Chứng minh có xảy ra hoạt động thanh toán rõ ràng qua ngân hàng với từng đơn hàng xuất khẩu – tương ứng với từng hóa đơn tài chính.
Các trường hợp được hoàn thuế GTGT tài sản cố dịnh
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT, thì:
Thuế GTGT đầu vào của TSCĐ sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ.
Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được khấu trừ phải đảm bảo các điều kiện về Hợp đồng xuất khẩu, Tờ khai hải quan, Chứng từ thanh toán quangân hàng và Hóa đơn bán hàng.
Do vậy, trường hợp người nộp thuế đã được cơ quan thuế giải quyết hoàn thuế đối với trường hợp trong 3 tháng trở lên có số thuế GTGT đầu vào chưa khấu trừ hết, trong đó bao gồm thuế GTGT đầu vào của hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa bán trong nước và tài sản cố định.
Qua thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế, cơ quan thuế phát hiện người nộp thuế có một phần hàng hóa xuất khẩu chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng theo quy định không đủ điều kiện hoàn thuế thì số thuế GTGT đầu vào hàng hóa, dịch vụ phục vụ sản xuất hàng hóa xuất khẩu tương ứng với phần hàng hóa xuất khẩu vi phạm nêu trên bị thu hồi; thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định sử dụng đồng thời cho sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ theo quy định.
Tài sản cố định là gì, phân loại như thế nào?
Hiện nay, trong các quy định pháp luật không có khái niệm chung về tài sản cố định nhưng để được xác định là tài sản cố định thì tài sản phải có thời gian sử dụng trên 01 năm và có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên và chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. Tuy nhiên, theo Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC có quy định cách hiểu cụ thể về từng loại tài sản cố định như sau:
Tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…
Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả…
Điều kiện để hoàn thuế GTGT tài sản cố định
– Phải là cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ;
– Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền,
– Có con dấu theo đúng quy định của pháp luật,
– Lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán;
– Có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của cơ sở kinh doanh.
Hồ sơ hoàn thuế GTGT tài sản cố định
– Tờ khai đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh quân trang phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh thực hiện theo Mẫu 01 Phụ lục ban hành
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy và Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường do cấp có thẩm quyền cấp.
– Báo cáo tài chính đã được kiểm toán 03 năm gần nhất và các tài liệu chứng minh năng lực tài chính.
– Tài liệu xác nhận nghĩa vụ nộp thuế đã gửi cơ quan thuế và văn bản xác nhận nghĩa vụ nộp thuế của cơ quan thuế trong 03 năm liên tiếp gần nhất tại thời điểm đề nghị cấp
– Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh quân trang phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
– Danh sách người đại diện theo pháp luật, người quản lý quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này kèm theo hồ sơ của người quản lý gồm: Bản khai lý lịch có xác nhận của cấp có thẩm quyền; bản sao bằng tốt nghiệp chứng minh trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật.
– Bản kê khai lao động và tóm tắt lý lịch, trình độ chuyên môn của từng lao động.
– Bản kê khai hệ thống nhà xưởng, kho, khu vực cất giữ, bảo quản quân trang, quân dụng; bản sao thiết kế mặt bằng công nghệ dây chuyền sản xuất; quy trình công nghệ sản xuất; danh mục máy móc, thiết bị trong dây chuyển, nhà máy sản xuất chính.
Thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng
Căn cứ Thông tư 156/2013/TT-BTC, hoàn thuế GTGT được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hoàn thuế
Hồ sơ hoàn thuế gồm:
– Giấy đề nghị hoàn trả Khoản thu ngân sách nhà nước theo Mẫu 01/ĐNHT (ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC),
– Các tài liệu liên quan đến yêu cầu hoàn thuế (với mỗi trường hợp được hoàn thuế GTGT là tài sản cố định thì có giấy tờ liên quan tới tài sản cố định).
Bước 2: Nộp hồ sơ hoàn thuế
Hồ sơ hoàn thuế được nộp một bộ tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc tại cơ quan hải quan có thẩm quyền hoàn thuế. Người nộp thuế được gửi hồ sơ hoàn thuế điện tử hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc gửi qua đường bưu chính.
Bước 3: Xử lý yêu cầu hoàn thuế GTGT
Khoản 1 Điều 59 Thông tư 156/2013/TT-BTC, Cục Thuế căn cứ Quyết định hoàn thuế, lập Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước; căn cứ Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước, lập Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước gửi Kho bạc nhà nước đồng cấp.
Thời hạn giải quyết hoàn thuế
Căn cứ Thông tư 99/2016/TT-BTC, thời hạn giải quyết yêu cầu hoàn thuế được chia thành 02 trường hợp:
*) Đối với hồ sơ hoàn thuế thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau
Nếu hồ sơ hoàn thuế không thuộc đối tượng và trường hợp được hoàn hoặc chưa đủ thông tin để xác định thì cơ quan thuế gửi thông báo cho người nộp thuế trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Nếu đủ điều kiện hoàn thuế thì cơ quan thuế ban hành quyết định hoàn thuế trong thời hạn không quá 06 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
*) Đối với hồ sơ hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau
Cơ quan thuế tiến hành kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và ban hành quyết định hoàn thuế trong thời hạn không quá 40 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hoàn thuế.
Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh chi hoàn thuế cho người nộp chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước.
Như vậy, thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng được thực hiện qua 03 bước. Trong đó, quan trọng nhất là tổ chức, cá nhân được hoàn thuế phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Vì sao cần có chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng?
Trong công tác quản lý thuế của nhà nước, cần có chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng để:
– Tạo tâm lý an tâm cho các doanh nghiệp khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế GTGT, đảm bảo quyền pháp lý chính đáng cho các đối tượng nộp thuế.
– Thuế GTGT là một loại thuế gián thu, cho nên cơ chế hoàn thuế giúp doanh nghiệp tích cực thúc đẩy hoạt động sản xuất, mở rộng lưu thông hàng hóa, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
– Giúp thúc đẩy một số ngành sản xuất phát triển, vì trong một số giai đoạn – nhà nước sẽ quy định các đối tượng được áp dụng cơ chế hoàn thuế như là một giải pháp ưu đãi cho ngành sản xuất đó phát triển.
– Vì các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng được hoàn thuế nên chính sách hoàn thuế giúp các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đẩy mạnh hoạt động sản xuất – góp phần nâng cao sản lượng hàng hóa xuất bán ra nước ngoài.
– Chính sách hoàn thuế GTGT thúc đẩy việc sử dụng hóa đơn – chứng từ – sổ sách kế toán theo hướng rõ ràng, minh bạch của doanh nghiệp để đáp ứng điều kiện được hoàn thuế.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về hoàn thuế gtgt tài sản cố định Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.