Trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ thì hồ sơ đăng ký được xem là bước phức tạp nhất. Đồng thời, do đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ rất nhiều quyền khác nhau do đó mối quyền sẽ có những hồ sơ riêng biệt.
Vậy, câu hỏi lớn được đặt ra là hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ là gì? Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ gồm những gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Công ty Luật TNHH Trần và Liên danh để có thể hiểu rõ nhất về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ số 36/2009/QH12 ngày 19/06/2009;
Nghị định số 103/2006/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp ngày 22 tháng 09 năm 2006;
Nghị định số 122/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp ngày 31 tháng 12 năm 2010.
Nghị định số 22/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả và quyền liên quan ngày 23 tháng 02 năm 2018;
Thông tư 01/2007/TT-BKHCN về hướng dẫn thi hành nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.
Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ là gì?
Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ là các tài liệu, giấy tờ liên quan của chủ sở hữu, người có liên quan gửi đến cơ quan có thẩm quyền để đề nghị đăng ký bảo hộ các quyền tác giả quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Hồ sơ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo hoặc sở hữu.
Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tính hiệu vệ tinh mang chương trình mã hoá.
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả và quyền liên quan tác giả bao gồm:
Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan
Đối với tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.
Bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan (02 bản);
Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;
Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung;
Chứng minh thư nhân dân của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm (bản sao chứng thực).
Hồ sơ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền sở hữu công nghiệp
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ đối với sáng chế
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên
Tờ khai đăng ký sáng chế theo mẫu tại Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;
Bản mô tả sáng chế/ giải pháp hữu ích theo quy định tại Thông tư 01/2007/TT-BKHCN: 02 bản, nội dung có phần mô tả, yêu cầu bảo hộ và hình vẽ (nếu có);
Bản tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích: không quá 150 từ và phải được tách thành trang riêng;
Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Ngoài ra cần chuẩn bị các tài liệu khác như:
Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);
Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);
Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
Hồ sơ đăng ký bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp được làm theo mẫu của Cục Sở hữu trí tuệ ban hành (in 03 bộ).
Giấy uỷ quyền (nếu đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
Bộ ảnh chụp hoặc bộ ảnh vẽ kiểu dáng công nghiệp thể hiện được đầy đủ các góc nhìn của đối tượng cần đăng ký bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp;
Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp (in 03 bộ);
Trong trường hợp trên kiểu dáng có chứa các dấu hiệu nhãn hiệu: người nộp đơn cần nộp tài liệu xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu. Cụ thể: Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Giấy chứng nhận quyền thừa kế; Giấy chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu; Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động) (01 bản);
Trường hợp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp xin hưởng quyền ưu tiên cần cung cấp thêm bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế (01 bản). Quyền ưu tiên chỉ áp dụng cho đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam;
Hồ sơ đăng ký bảo hộ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
Mạch tích bán dẫn là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành phẩm, trong đó các phần tử với ít nhất một phần tử tích cực và một số hoặc tất ca các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn nhằm thực hiện chức năng điện tử. Mạch tích hợp đồng nghĩa là IC, chip và mạch vi điện tử.
Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn
02 Tờ khai đăng ký thiết kế bố trí, đánh máy theo mẫu số: 02-TKBT Phụ lục A Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;
04 bộ bản vẽ, ảnh chụp thiết kế bố trí;
Thông tin về chức năng, cấu tạo của mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí;
Mẫu mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí, nếu thiết kế bố trí đã được khai thác thương mại;
Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Mẫu nhãn hiệu với kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8 x8 cm;
Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu;
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
Ủy quyền cho người đại diện nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ tên thương mại
Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thẻ kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Tờ khai đăng ký bảo hộ tên thương mại;
Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ;
Giấy ủy quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
Tài liệu khác để bổ trợ cho đơn.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
Để đơn đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, tổ chức, cá nhân phải nộp tối thiểu các tài liệu sau đây:
Tờ khai đăng ký chỉ dẫn địa lý;
Bản mô tả tính chất/chất lượng/danh tiếng của sản phẩm;
Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
Ngoài các tài liệu trên, thì trong một vài trường hợp tổ chức, cá nhân cần bổ sung các tài liệu khác như sau:
Tài liệu chứng minh chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ ở nước xuất xứ và Bản dịch tiếng Việt; (đối với đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý ra nước ngoài);
Giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục (nếu nộp đơn thông qua đại diện).
Hồ sơ đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh
Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh
Tờ khai đăng ký bí mật kinh doanh
Tài liệu, mẫu vật, thông tin về đối tượng đăng ký bảo hộ theo quy định.
Hồ sơ cần thiết để thực hiện bảo hộ.
Giấy ủy quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện.
Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (nếu có).
Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu có).
Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh
Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được.
Để đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng được tiếp nhận, tổ chức, cá nhân phải nộp tối thiểu các tài liệu sau đây:
Tờ khai đăng ký.
Tài liệu, mẫu vật, thông tin về đối tượng đăng ký bảo hộ theo quy định.
Hồ sơ cần thiết để thực hiện bảo hộ.
Giấy ủy quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện.
Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (nếu có).
Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu có).
Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Dịch vụ tư vấn hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Trần và Liên danh
Trên đây là hồ sơ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ. Công ty luật TNHH Trần và Liên danh là một trong những đơn vị tư vấn hàng đầu về lĩnh vực Sở hữu trí tuệ. Chúng tôi với đội ngũ nhân viên nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ sẽ giúp quý khách thực hiện các thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ một cách hiệu quả và nhanh chóng.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trao giải pháp tối ưu và thụ hưởng dịch vụ chuyên nghiệp, hoàn hảo. Nếu có vấn đề cần tư vấn hỗ trợ về đăng ký sở hữu trí tuệ hoặc tất cả những dịch vụ khác liên quan, bạn vui lòng liên hệ với Công ty Luật Trần và Liên danh theo thông tin dưới đây:
Công ty Luật TNHH Trần và Liên Danh
Điện thoại: 024-6292- 6678
Di Động: 0969-078- 234
Email: lienhe@luatsutran.vn
Website: luatsutran.vn
Địa chỉ: Phòng 11.11, Tòa nhà C37 Bộ Công An, Số 17 phố Tố Hữu, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nội dung và các văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn xem bài viết. Để có được thông tin đầy đủ và chính xác nhất, bạn vui lòng gọi hotline để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.