Hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu xử lý như thế nào?

hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu xử lý như thế nào

Hiện nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, các hành vi xâm phạm nhãn hiệu ngày càng gia tăng nhất là các hành vi giả mạo nhãn hiệu hàng hóa. Vậy giả mạo nhãn hiệu là gì? Các hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu xử lý như thế nào, bị xử lý ra sao? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 98/2020/NĐ-CP

Luật Sở hữu trí tuệ 2005

Các hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu xử lý như thế nào?

Luật Sở hữu trí tuệ quy định hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu tại Điều 129. Theo đó, các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ.

Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó.

Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự; hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó.

Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự.

Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc; dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng.

Như vậy, vi phạm một trong những điều trên là vi phạm vào quy định của pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu. Tương đương với từng hành vi sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý cụ thể.

Xử phạt hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

Hiện nay, pháp luật nước ta nghiêm cấm các hành vi mua bán, sản xuất hàng giả, hàng nhái dưới mọi hình thức. Điều này nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh hợp pháp. Căn cứ và tính chất, mức độ của hành vi mà có thể bị xử phạt hành chính hay phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử phạt hành chính hành

Quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP

Khoản 1 Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, mức phạt từ 1.000.000 đến 100.000.000. Tùy vào giá trị thực tế của hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật. Cụ thể như sau:

Mức phạt tiền Trường hợp giá trị hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật Trường hợp thu lợi bất hợp pháp
Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng Dưới 3.000.000 đồng Dưới 5.000.000 đồng
Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng Từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng Từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng
Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng Từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng Từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng
Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng Từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng Từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng
Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng Từ 30.000.000 đồng trở lên
(không bị truy cứu trách nhiệm hình sự)
 

Xử phạt hành chính hành vi bán hàng giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng

Trong một số trường hợp vi phạm cụ thể có thể phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định.

Xử lý hình sự

Ngoài ra, điều 212 Luật sở hữu trí tuệ cũng có quy định cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự. Cụ thể:

Trường hợp mua bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả được quy định tại Điều 192 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017):

Tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; hoặc phạt tù từ 01 năm đến 15 năm.

Hàng hóa giả mạo về SHTT và hàng hóa xâm phạm quyền SHTT khác nhau ở điểm nào?

Trước khi Luật SHTT được ban hành, hàng hóa xâm phạm quyền SHTT và hàng hóa giả mạo về SHTT chưa được quy định một cách cụ thể trong hệ thống văn bản pháp luật về SHTT của Việt Nam.

Về phạm vi đối tượng

Sự khác nhau về đối tượng giữa hai loại hàng hóa nói trên là:

Đối tượng của hàng hóa giả mạo về SHTT hẹp hơn rất nhiều so với đối tượng của hàng hóa xâm phạm quyền SHTT, bao gồm các đối tượng đó là nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và đối tượng quyền tác giả và quyền liên quan.

Trong khi đó, đối tượng của hàng hóa xâm phạm quyền SHTT rất rộng, tất cả các đối tượng SHTT đều có thể trở thành đối tượng của hàng hóa xâm phạm quyền SHTT.

Ngoài ra, với những quy định về đối tượng của hàng hóa giả mạo về SHTT và hàng hóa xâm phạm quyền SHTT, chúng ta nhận thấy:

Tất cả các đối tượng của hàng hóa giả mạo về SHTT đều có thể trở thành đối tượng của hàng hóa xâm phạm quyền SHTT nhưng không phải đối tượng của hàng hóa xâm phạm quyền SHTT nào cũng có thể trở thành đối tượng của hàng hóa giả mạo về SHTT.

hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu xử lý như thế nào
hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu xử lý như thế nào

Về tính chất và mức độ xâm phạm

Mặc dù, hàng hóa xâm phạm quyền SHTT và hàng hóa giả mạo về SHTT đều là những sản phẩm của hành vi xâm phạm quyền SHTT, tuy nhiên xét về tính chất và mức độ xâm phạm, thì chủ thể có hành vi sản xuất, kinh doanh, buôn bán… loại hàng hóa giả mạo về SHTT thường là nguy hiểm và nghiêm trọng hơn so với chủ thể có hành vi sản xuất, kinh doanh, buôn bán… hàng hóa xâm phạm quyền SHTT.

Điều này được thể hiện qua các phương diện sau đây:

Mức độ lỗi của chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm

Mức độ gây thiệt hại

Thế nào là hàng giả, hàng nhái?

Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về hàng giả bao gồm:

– “Hàng giả” gồm:

+ Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;

+ Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

+ Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 của Luật Dược năm 2016 và dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 của Luật Dược năm 2016;

+ Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng;

+ Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;

+ Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.

Và theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP và Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 hướng dẫn và quy định cụ thể hơn cho khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

– Khoản 8 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP : “Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả” gồm đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, các loại tem chất lượng, dấu chất lượng, tem truy xuất nguồn gốc, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa hoặc vật phẩm khác của tổ chức, cá nhân kinh doanh có chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo tên thương mại, tên thương phẩm, mã số mã vạch, mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố của hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác.”

– Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ:

“Điều 213. Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ

1. Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu) quy định tại khoản 2 Điều này và hàng hoá sao chép lậu quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.

3. Hàng hoá sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan.”

Do đó, để hiểu và phân định những sản phẩm/mặt hàng nào là hàng giả thì phải chứa một hoặc nhiều dấu hiệu giả như các quy định trên.

Như vậy, xét theo quy định pháp luật không có bất cứ văn bản nào quy định về thuật ngữ, khái niệm “hàng nhái” mà thuật ngữ này chỉ để sử dụng để được hiểu là sản phẩm đang lưu thông trên thị trường không phải là sản phẩm chính thống do nhà sản xuất hoặc nhà phân phối chính đưa ra thị trường. Do đó để sử dụng thuật ngữ chính theo các văn bản pháp luật thì chỉ sử dụng thuật ngữ “hàng giả”.

Câu hỏi thường gặp

Các yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu

– Thứ nhất, dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ
– Thứ hai, hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ.

Quyền của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu

– Quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu
Chủ sở hữu nhãn hiệu và tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng có quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu trừ trường hợp sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu nhãn hiệu đó đã đạt được sự bảo hộ một cách trung thực trước ngày nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý đó.

Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ gì?

Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu đó. Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì quyền sở hữu nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định về chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ.

Trên đây là một số nội dung mới nhất về hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu xử lý như thế nào Luật Trần và Liên Danh gửi tới quý khách hàng. Là một đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, đặc biệt là đăng ký nhãn hiệu, chúng tôi tự tin là nơi để quý khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ. Nếu có thắc mắc hay có vần đề cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn chi tiết và cụ thể.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139