Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với hoạt động kinh doanh, quy mô ngành nghề kinh doanh và khả năng tài chính của cá nhân, tổ chức thành lập công ty là vô cùng quan trọng. Việc lựa chọn đúng, chuẩn xác sẽ góp phần tác động tới sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp về sau. Song thực tế, khi thành lập nhiều cá nhân, chủ sở hữu lại băn khoăn không biết doanh nghiệp là gì? Đặc điểm của Doanh nghiệp và thủ tục thành lập ra sao? Hiểu được những vấn đề đó, Luật Trần và Liên danh thực hiện nội dung bài viết dưới đây về dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Sóc Trăng.
Marketing sau khi thành lập doanh nghiệp
Sau khi thành lập công ty, để doanh nghiệp hoạt động ổn định thì việc marketing để quảng bá sản phẩm, dịch vụ của công ty tới khách hàng là công việc bắt buộc phải duy trì thường xuyên để có được nguồn khách hàng ổn định và lâu dài cho doanh nghiệp. Người điều hành doanh nghiệp phải xác định được kênh Marketing chủ đao cho doanh nghiệp mình làm sao để hiệu quả nhất mà ít tốn kém chi phí nhất cho doanh nghiệp. Muốn gia tăng lợi nhuận bắt buộc người điều hành phải gia tăng doanh số tối đa và giảm tối thiểu chi phí phát sinh. Tuy nhiên Marketing là một kênh tốn kém rất nhiều chi phí cho doanh nghiệp mình. Thuê nhân sự Marketing hoặc mình tự trau dồi kiến thức quản lý và sử dụng hợp lý các nguồn lực sẵn có?
Thành lập công ty nhiều nắm những vất vả chông gai. Nhưng những vất vả khó khăn đó là những thử thách những con người kiên cường để 1 ngày sau này bạn gặt hái được thành quả ngọt ngào. Kết quả đó khẳng định sự thành công với Xã hội, bạn bè, gia đình và lớn nhất là đối với chính bản thân mình, ngoài ra bạn cũng tự xây dựng được một bộ máy hoạt động kinh doanh, cũng như xây dựng được bộ máy kiếm tiền hàng tháng cho bạn.
Thành lập công ty xong việc chăm sóc khách hàng tiến hành ra sao?
Nếu bạn đã tự kiếm được khách hàng mới thì bạn có thể đo lường được thời gian, công sức, và chi phí tốn kém như thế nào để có được khách hàng. Bạn luôn nỗ lực tìm kiếm khách hàng mới sau khi thành lập doanh nghiệp? Bạn bỏ ra rất nhiều công sức và chi phí để mang khách hàng về với doanh nghiệp mình. Vậy làm cách nào để khách hàng đó mãi gắn bó làm ăn với doanh nghiệp mình mà không bị mất vào tay đối thủ? Một khi khách hàng đã vào tay đối thủ rồi thì việc kéo khách hàng đó quay trở lại với doanh nghiêp mình là hoàn toàn khó khăn. Vậy làm cách nào để giữ chân khách hàng? Câu trả lời là phải chăm sóc khách hàng đó. Chăm sóc bằng cách nào để khách hàng không lãng quên doanh nghiệp mình? Có nhiều cách! Định kỳ hãy gửi thông tin liên hệ hoặc quà tặng cho khách hàng vào những sự kiện như:
– Sinh nhật khách hàng.
– Khai trương trụ sở kinh doanh của khách hàng.
hoặc
– Định kỳ gửi email cung cấp thông tin chương trình khuyến mãi giảm giá tới khách hàng..v.v.v.
Sắp xếp quy trình làm việc sau khi thành lập công ty theo gói dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Sóc Trăng
Sau khi thành lập công ty thì tìm kiếm khách hàng đã khó rồi, đến khi tìm được khách hàng thì bạn phải tiếp tục đi giải bài toán về việc bố trí sắp xếp quy trình làm việc cho công ty. Quy trình làm việc xây dựng thế nào để vận hành trơn tru giải quyết tốt công việc phục vụ cho khách hàng. Ở đây kể cả lĩnh vực kinh doanh là sản xuất, thương mại, hoặc dịch vụ thì bạn cũng phải xây dựng quy trình chuẩn để thống nhất cách thức làm việc cho nhanh chóng hiệu quả.
Quản trị nhân sự sau khi thành lập công ty theo gói dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Sóc Trăng
Giải bài toán này rất khó đấy! Thuê quản lý và duy trì nhân sự làm việc tốt cho công ty là một công việc không hề dễ dàng một chút nào. Nhiều Startup thành lập công ty tại Việt Nam đã sớm thất bại vì không thể có được một bộ máy nhân sự làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả nhưng chi phí thuê nhân sự lại quá cao. Bài toán tuyển dụng nhân sự tuyển dụng như thế nào? Tuyển dụng người có kinh nghiệm kiến thức cho vị trí công việc đó thì cần tuyển ở đâu? Mất bao lâu để tuyển được người phù hợp hay là tuyển được người vào làm việc 1 tháng, 2 tháng hoặc 5 tháng rồi mới nhận ra rằng người đó không phù hợp? Đến lúc này xử lý ra sao? Cho họ nghỉ việc tuyển người mới hay tiếp tục thuê họ? Nếu cho nhân sự nghỉ việc trước khi kết thúc hợp đồng thì phải tuân theo trình tự thế nào để người lao động không kiện doanh nghiệp và yêu cầu doanh nghiệp đền bù hợp đồng? Luật lao động quy định trong trường hợp nghỉ việc này ra sao có cần nắm bắt kiến thức luật lao động không?.v..v.
– Chi phí thuê nhân sự là khoản chi phí cố định hàng tháng doanh nghiệp phải chi trả mặc dù sau khi tuyển dụng nhân sự vào làm việc thì chúng ta chưa biết chắc chắn là nhân sự đó làm việc ra sao? Thái độ làm việc học hỏi thế nào? Hiệu quả công việc đạt được những gì? Hay là họ vào làm việc đợi đến hết giờ làm việc là đi về không quan tâm đến kết quả công việc ra sao? Phó thác kết quả công việc cho người quản lý công ty tự gánh chịu?
– Trả lương nhân sự ra sao để giữ chân người tài sau khi thành lập công ty? Bạn trả lương cho người lao động bằng hình thức lương cố định hay trả bằng hình thức lương theo năng lực của người lao động? Nếu trả lương cố định thì dễ quản lý đấy nhưng đối với người lao động thì họ không thích và không muốn cống hiến hết mình cho công việc. “Tại sao lương 10 triệu 1 tháng mà bắt tôi làm việc xuyên cả ngày?” Nhưng nếu bạn trả lương theo năng lực thì tư duy làm việc của họ sẽ khác đấy. Làm được nhiều thì hưởng lương thì càng nhiều. Chính tôi cũng đang trả lương cho hệ thống nhân sự của tôi thế đấy. Bạn biết không? Kết quả thật tuyệt vời vì nhân viên thường xuyên làm việc vượt thời gian mà không kêu ca điều gì. Chỉ đơn giản là họ đang làm việc với tư duy làm việc cho chính mình. Càng làm nhiều thì càng hưởng nhiều và không giới hạn thu nhập của họ. Điều này thực sự có ý nghĩa lớn cho sự phát triển doanh nghiệp của bạn. Mỗi nhân sự làm việc tốt thì ngày doanh nghiệp của bạn sớm thành công sẽ không còn xa đâu nhé.
Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện
* Thành phần hồ sơ
Theo Quyết định 1523/QĐ-BKHĐT, hồ sơ thành lập văn phòng đại diện bao gồm:
Thông báo đăng ký hoạt động văn phòng đại diện theo mẫu tại Phụ lục II-11 Nghị định 122/2020/NĐ-CP.
Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp về việc bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện tương ứng với các loại hình doanh nghiệp:
– Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH 1 thành viên.
– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty. TNHH hai thành viên trở lên về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật.
– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật trong trường hợp việc thay đổi người đại diện theo pháp luật làm thay đổi nội dung Điều lệ công ty.
– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần trong trường hợp việc thay đổi người đại diện theo pháp luật không làm thay đổi nội dung của Điều lệ công ty ngoài nội dung họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty quy định tại Điều 25 Luật Doanh nghiệp.
Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu văn phòng đại diện:
– Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
– Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương chưa thực hiện bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp để được cấp đăng ký doanh nghiệp thay thế nội dung đăng ký kinh doanh trong Giấp phép đầu tư thì ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp phải nộp kèm theo:
– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư;
– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế;
– Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động đối với văn phòng đại diện của doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư.
Lưu ý: Trường hợp không phải chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp văn bản uỷ quyền kèm bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân:
– Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
– Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
BƯỚC 01: TÌM HIỂU KĨ VỀ CÁC QUY ĐỊNH CỦA ĐỊA PHƯƠNG VỀ THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
Văn phòng đại diện tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài là đơn vị trực thuộc của thương nhân nước ngoài được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhằm tiến hành điều tra thị trường và một số hoạt động xúc tiến thương mại được pháp luật Việt Nam cho phép.
Văn phòng đại diện phải thực hiện theo các quy định về lao động, bảo hiểm xã hội bằng cách đăng ký sử dụng lao động và bảo hiểm hàng tháng. Số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc phải nộp có thể lên đến 34,5% trên ngân sách tiền lương.
Người nước ngoài làm việc trên 3 tháng được cấp giấy phép lao động.
Văn phòng đại diện phải tuân thủ các quy định về thuế thu nhập cá nhân theo mã số đăng ký thuế cho từng nhân viên và buộc phải kê khai thuế thu nhập cá nhân hàng tháng, lập và nộp báo cáo quyết toán thuế hàng năm. Mức thuế thu nhập đối với lao động tạm trú là 20% trên thu nhập kiếm được ở Việt Nam, đối với cư dân từ 5 đến 35% tổng thu nhập.
Văn phòng đại diện phải tuân thủ các quy định khác như Luật Chống rửa tiền, luật thương mại và các luật thuế khác cho bất kỳ hoạt động nào tại Việt Nam. Đặc biệt, người đại diện nên thu thập và quản lý tất cả các hồ sơ kinh doanh có liên quan, nhằm đáp ứng các truy vấn hoặc câu hỏi đến từ các cơ quan có thẩm quyền. Sau mỗi 3 đến 5 năm hoạt động, bộ phận thuế sẽ thực hiện các thủ tục kiểm tra để xác minh sự thật, công bằng và hợp pháp của mỗi giao dịch …
Văn phòng đại diện phải lập và nộp báo cáo hàng năm cho Phòng Cấp phép.
Thời hạn hoạt động của văn phòng đại diện tối đa là 5 năm và có thể được gia hạn.
BƯỚC 02: CHUẨN BỊ CHO CÁC GIẤY TỜ YÊU CẦU CHO VIỆC THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
Nhóm 1: Các loại giấy tờ trực tiếp từ nước ngoài
Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của Thương nhân nước ngoài.
Thư bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện của Thương nhân nước ngoài.
Bản sao Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi Thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của Thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất.
Các loại giấy tờ được nêu ở trên phải được cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Nhóm 2: Các loại giấy tờ khác phải thu thập trong nước
Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân của người đứng đầu và văn phòng đại diện.
Các loại giấy tờ liên quan đến địa điểm thành lập văn phòng đại diện:
+ Bản sao biên bản ghi nhớ (MOU) hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc các tài liệu chứng minh Thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở văn phòng đại diện.
+ Bản sao giấy tờ về địa điểm dự kiến đặt trụ sở văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật liên quan.
Các loại giấy tờ ở nhóm 1 đã được dịch sang tiếng Việt và chứng thực.
Nhóm 3: Nộp hồ sơ tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện theo mẫu của Bộ Công thương do Đại diện có thẩm quyền của Thương nhân nước ngoài ký.
Các tài liệu hợp lệ đã nêu tại Nhóm 1, Nhóm 2.
BƯỚC 03: XIN CẤP GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
Hoàn thành tất cả các giấy tờ và hồ sơ trước khi nộp đơn.
Theo dõi quá trình, truy vấn hoặc yêu cầu từ các nhân viên.
Có giấy phép trong vòng 20 ngày hoặc sớm hơn.
Khắc bằng con dấu chính thức.
Đăng ký chữ ký điện tử để kê khai thuế và lao động.
BƯỚC 04: HOÀN THÀNH CÁC THỦ TỤC TUÂN THỦ BAN ĐẦU TRƯỚC KHI VẬN HÀNH VĂN PHÒNG
Thông báo hoạt động của Văn phòng đại diện.
Xuất bản trên ba ấn phẩm liên tiếp của một tờ báo in hoặc các trang báo trực tuyến được cấp phép tại Việt Nam.
Văn phòng đại diện phải chính thức bắt đầu hoạt động và thông báo bằng văn bản cho Sở Thương mại về việc bắt đầu hoạt động tại trụ sở đăng ký.
Hồ sơ lao động và hợp đồng lao động.
Mã số thuế – Thuế thu nhập cá nhân cho nhân viên địa phương và người nước ngoài.
Đăng ký mã số thuế cho văn phòng đại diện.
Đăng ký mã số thuế cá nhân cho nhân viên.
Tờ khai tài khoản ngân hàng của văn phòng.
Khai báo lao động.
Tuyên bố sử dụng nhân viên.
Những lý do mà khách hàng sử dụng dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Sóc Trăng giá rẻ trọn gói tại Luật Trần và Liên danh suốt 10 năm qua:
Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Sóc Trăng trọn gói của Luật Trần và Liên danh hiện nay đã có rất nhiều doanh nghiệp/ cá nhân/ tổ chức tin tưởng lựa chọn. Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, xin giấy phép và kế toán-thuế trọn gói nhanh gọn, uy tín nhất hiện nay. Chắc chắn lựa chọn dịch vụ Luật Trần và Liên danh bạn sẽ nhận được giá thành lập công ty với những ưu đãi vô cùng hấp dẫn:
Chi phí dịch vụ thành lập công ty trọn gói giá rẻ thấp nhất thị trường: Phí dịch vụ của Luật Trần và Liên danh: 200.000 đ; Chi phí đi lại và lệ phí nộp hồ sơ tổng là 1.200.000 đ.
Được luật sư của Luật Trần và Liên danh tư vấn miễn phí lựa chọn loại hình doanh nghiệp ưng ý, ngành nghề kinh doanh phù hợp với thực tế, mức vốn điều lệ tương xứng với doanh nghiệp, tư vấn lựa chọn tên doanh nghiệp đẹp, không trùng lặp, và các điều kiện cần thiết ban đầu để thực hiện thủ tục thành lập công ty.
Luôn đúng hẹn, chỉ 3-5 ngày có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, 1 ngày sau có con dấu tròn doanh nghiệp.
Khách hàng không phải đi lại (chỉ có tại Luật Trần và Liên danh), Nhân viên Luật Trần và Liên danh soạn hồ sơ và đến tận nơi để ký hồ sơ, và bàn giao giấy phép, con dấu.
Hỗ trợ tư vấn đến khi doanh nghiệp của bạn hoạt động ổn định, với phương châm :”đặt quyền lợi khách hàng lên cao nhất”.
Hình thức thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Nhà đầu tư góp vốn ngay từ đầu
Theo đó nhà đầu tư nước ngoài sẽ góp vốn ngay từ khi bắt đầu thành lập công ty tại Việt Nam. Tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài tùy lĩnh vực hoạt động có thể góp vốn từ 1% đến 100% vốn điều lệ công ty. Hình thức đầu tư này còn được gọi là đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI).
Nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần công ty Việt Nam
Với hình thức này, nhà đầu tư nước ngoài sẽ góp vốn vào công ty Việt Nam đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nhà đầu tư nước ngoài tùy lĩnh vực hoạt động có thể góp vốn từ 1% đến 100% vốn vào công ty Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ thực hiện thủ tục mua phần vốn góp, mua cổ phần của công ty Việt Nam. Theo đó, công ty Việt Nam lúc này sẽ trở thành công ty có vốn đầu tư nước ngoài và phải thực hiện các thủ tục sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật. Hình thức đầu tư này được gọi là đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, thông qua việc mua lại cổ phiếu, trái phiếu công ty nước ngoài (FPI).
Đối tượng có thể thành lập công ty có vốn nước ngoài theo gói dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Sóc Trăng
– Công ty có từ 1% đến 100% vốn do nhà đầu tư nước ngoài góp ngay khi thành lập;
– Công ty có vốn nước ngoài (Công ty đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Việt Nam) tiếp tục thành lập thêm tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế;
– Các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần vào công ty Việt Nam đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (kể cả trường hợp mua tới 100% vốn góp của công ty) cũng không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
– Đối với công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ hàng hóa tới người tiêu dùng hoặc lập cơ sở bán lẻ hàng hóa cần xin thêm Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ;
Trên đây là bài viết tư vấn về dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Sóc Trăng của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.