Dịch vụ làm báo cáo tài chính được các công ty chuyên trách mở ra nhằm mục đích cho các công ty, doanh nghiệp bất kỳ khi nào có nhu cầu về thuê dịch vụ làm báo cáo tài chính. Chính vì vậy dịch vụ làm báo cáo tài chính đang ngày càng phát triển, để hiểu rõ hơn khi thuê dịch vụ làm báo cáo tài chính hãy theo dõi bài viết sau.
Dịch vụ làm báo cáo tài chính là gì?
Hiện nay, nền kinh tế ngày càng phát triển, doanh nghiệp được thành lập ngày càng nhiều. Các doanh nghiệp thường phải tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh do đó, họ không có thời gian để làm báo cáo tài chính và từ đó, dịch vụ làm báo cáo tài chính xuất hiện. Để hiểu rõ về chủ đề này, trước hết cần phải nắm được những khái niệm chủ yếu của vấn đề này.
Báo cáo tài chính được hiểu một cách đơn giản, là một báo cáo tổng hợp hết tất cả các thông tin tình hình tài chính trong năm tài chính của một doanh nghiệp cụ thể (tài sản có và tài sản nợ, tình hình tài sản, kết quả kinh doanh…). Báo cáo tài chính là hồ sơ bắt buộc mà doanh nghiệp phải thực hiện, nộp cho chi cục thuế đúng thời hạn để cơ quan thuế có cơ sở kiểm tra về tình hình tài chính cũng như số thuế mà doanh nghiệp phải đóng. Ngoài ra, báo cáo tài chính còn có thể sử dụng để thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, bởi lẽ nó thể hiện được tiềm lực tài chính và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay có 4 loại báo cáo tài chính chủ yếu như sau: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính.
Vậy còn dịch vụ làm báo cáo tài chính là gì? Báo cáo tài chính có thể được thực hiện bởi chính những nhân viên trong doanh nghiệp cần phải thực hiện báo cáo tài chính. Tuy nhiên, ngoài sự lựa chọn này, doanh nghiệp vẫn có thể thuê ngoài, tức tìm đến các doanh nghiệp chuyên về dịch vụ làm báo cáo tài chính giúp các doanh nghiệp khác. Hoạt động này chính là dịch vụ làm báo cáo tài chính. Dịch vụ làm báo cáo tài chính đang trên đà phát triển mạnh mẽ bởi vì nó giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu chi phí. Thay vì phải thuê các nhân viên kế toán và trả lương mỗi tháng, doanh nghiệp có thể lựa chọn một công ty chuyên cung cấp dịch vụ làm báo cáo tài chính, từ đó giảm bớt tiền lương chi cho bộ phận kế toán, có thêm tiền và nhân lực để chuyên môn hóa sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của chính bản thân mình. Chính từ những lý do đó, các doanh nghiệp nên cân nhắc về việc sử dụng dịch vụ làm báo cáo tài chính của một công ty chuyên môn cung cấp, thay vì tự mình thực hiện báo cáo. Vừa giảm thiểu chi phí vừa đảm bảo báo cáo này có thể được trình cho cơ quan chức năng mà không phải trải qua nhiều lần sửa chữa (do được những người có nhiều chuyên môn kinh nghiệm thực hiện).
Phí dịch vụ làm báo cáo tài chính (bảng giá làm báo cáo tài chính, phí làm báo cáo tài chính)
Phí dịch vụ làm báo cáo tài chính cuối năm tùy thuộc vào từng nhóm ngành để phân chia, hiện tại phí dịch vụ làm báo cáo tài chính chia theo các nhóm ngành như: nhóm ngành tư vấn – dịch vụ, nhóm ngành thương mại, nhóm ngành thi công xây dựng – trang trí nội thất – sản xuất – gia công – nhà hàng – lắp đặt.
Cụ thể, phí thuê làm báo cáo tài chính như sau:
Đối với nhóm ngành tư vấn – dịch vụ: Nếu không có hóa đơn thì không có chi phí vốn mua vào thì phí là 1 triệu đồng, còn có chi phí vốn mua vào thì phí là 1,5 triệu đồng. Nếu số hóa đơn dưới 30 thì không có chi phí vốn mua vào thì phí là 3 triệu đồng, còn có chi phí vốn mua vào thì phí là 3 triệu đồng.
Nếu số hóa đơn dưới 60 thì không có chi phí vốn mua vào thì phí là 4 triệu đồng, còn có chi phí vốn mua vào thì phí là 5 triệu đồng.
Nếu số hóa đơn dưới 90 thì không có chi phí vốn mua vào thì phí là 5 triệu đồng, còn có chi phí vốn mua vào thì phí là 6 triệu đồng,… tương tự với từng mức số hóa đơn cụ thể thì phí dịch vụ làm báo cáo tài chính tăng lên tương ứng.
Nhóm ngành thương mại: Tương tự nhóm ngành tư vấn – dịch vụ, phí dịch vụ làm báo cáo tài chính cuối năm cũng phụ thuộc vào số hóa đơn như không có số hóa đơn, 30, 60, 90, 120, 150, 180, 210 và từ 210 trở lên, ngoài ra chi phí sẽ dựa vào việc công ty đó có tờ tờ khai hải quan hay không để xác định mức phí dịch vụ cụ thể.
Nhóm ngành thi công xây dựng – trang trí nội thất – sản xuất – gia công – nhà hàng – lắp đặt: tương tự hai nhóm trên thì nhóm này phí dịch vụ làm báo cáo tài chính cuối năm cũng phụ thuộc vào số hóa đơn như không có số hóa đơn, 30, 60, 90, 120 và từ 120 trở lên, ngoài ra chi phí sẽ dựa vào việc công ty đó là thi công xây dựng sản xuất hay trang trí nội thất, nhà hàng, gia công – lắp đặt.
Bảng giá dịch vụ làm báo cáo tài chính.
Số lượng hóa đơn |
Báo giá trọn gói |
Không phát sinh |
1,000,000 |
Dưới 40 hóa đơn |
3,500,000 |
Từ 40 -60 hóa đơn |
5,000,000 |
Từ 61 – 100 hóa đơn |
8,000,000 |
Trên 100 hóa đơn |
Thỏa thuận |
Thời gian nộp báo cáo tài chính.
Đối với doanh nghiệp nhà nước
Thời hạn nộp Báo cáo tài chính theo quý như sau:
Đơn vị kế toán phải nộp BCTC quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý, Đối với công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 45 ngày
Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước nộp BCTC quý cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.
Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm như sau:
Đơn vị kế toán phải nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày;
Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp BCTC năm cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.
Chú ý: Kỳ kế toán năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Đơn vị kế toán có đặc thù về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và phải thông báo cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế;
Kỳ kế toán quý là 03 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý;
Kỳ kế toán tháng là 01 tháng, tính từ đầu ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.
Đối với các loại hình doanh nghiệp khác
Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày;
Đơn vị kế toán trực thuộc nộp báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.
Những công việc của dịch vụ làm báo cáo tài chính (các bước thực hiện dịch vụ báo cáo tài chính)
Một bản báo cáo tài chính được xem là hoàn chỉnh khi nó cung cấp đầy đủ thông tin của một doanh nghiệp gồm:
Tài sản, nợ phải trả, vốn của chủ sở hữu, doanh thu, thu nhập khác; chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác; lãi, lỗ, phân chia kết quả kinh doanh và các luồng tiền
Bản thuyết minh báo cáo tài chính; trong bản thuyết minh này, cần có những thông tin chi tiết để giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các Báo cáo tài chính tổng hợp.
Cần phải có Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Vì vậy, trong quy trình lập báo cáo tài chính; việc đầu tiên bạn cần làm đó là nắm rõ những thông tin cần thiết; để có thể lập được một báo cáo hoàn chỉnh nhất.
Xử phạt khi không nộp báo cáo tài chính vào đúng hạn
(Làm giả báo cáo tài chính, không nộp thuyết minh báo cáo tài chính có bị phạt không, các hành vi bị xử phạt liên quan đến việc làm báo cáo tài chính)
Hoạt động nộp báo cáo tài chính là một hoạt động doanh nghiệp phải thực hiện và sẽ chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi doanh nghiệp không nộp báo cáo tài chính vào đúng hạn hoặc làm giả báo cáo tài chính thì tùy từng trường hợp mà doanh nghiệp sẽ phải chịu những chế tài khác nhau. Sau đây, chúng tôi sẽ đưa ra các hành vi bị xử phạt liên quan đến việc làm báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành (chủ yếu tại Nghị định 41/2018/NĐ-CP):
Đối với hành vi vi phạm quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính
Lập báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung hoặc không đúng biểu mẫu theo quy định; Báo cáo tài chính không có chữ ký của người lập, kế toán trưởng, phụ trách kế toán hoặc người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
Lập không đầy đủ các báo cáo tài chính theo quy định; Áp dụng mẫu báo cáo tài chính khác với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán trừ trường hợp đã được Bộ Tài chính chấp thuận: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Không lập báo cáo tài chính theo quy định; Lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán; Lập và trình bày báo cáo tài chính không tuân thủ đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
Giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự: Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Đối với hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính:
Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định; Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định; Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính; Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định; Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính; Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật; Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Không công khai báo cáo tài chính theo quy định: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Một số câu hỏi thường gặp về dịch vụ làm báo cáo tài chính
Những địa chỉ có thẩm quyền nhận báo cáo tài chính là cơ quan nào?
Căn cứ Luật kế toán năm 2015 cơ quan có thẩm quyền nhận báo cáo tài chính bao gồm:
Cơ quan tài chính.
Cơ quan thuế.
Cơ quan thống kê.
Doanh nghiệp cấp trên.
Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Việc công khai báo cáo tài chính theo hình thức nào?
+ Phát hành ấn phẩm;
+Thông báo bằng văn bản;
+ Niêm yết;
+ Đăng tải trên trang thông tin điện tử;
+ Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về dịch vụ báo cáo tài chính. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.