Logo là một loại nhãn hiệu (còn được gọi là nhãn hiệu trực quan), là một hình thức thiết kế phác thảo thường được sử dụng bởi một công ty hoặc cá nhân và được liên kết với các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. cá nhân đó. Logo có thể là một thiết kế của chính nó, với các chữ cái hoặc từ, hoặc một thiết kế đơn giản của các từ hoặc chữ cái cách điệu. Ngược lại, một số thương hiệu chỉ bao gồm các chữ cái hoặc từ không được thiết kế để làm logo. Theo đó, logo có thể được đăng ký dưới hai hình thức: đăng ký logo, đăng ký nhãn hiệu và đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm nghệ thuật ứng dụng.
Đăng ký bản quyền logo có tác dụng gì?
Khi bạn là người được công ty giao tìm hiểu dịch vụ đăng ký logo độc quyền bạn không chỉ báo cáo công ty về giá dịch vụ và thông tin đơn vị bạn định lựa chọn dùng dịch vụ. Bạn sẽ phải hiểu được ý kiến tư vấn lựa chọn nhóm sản phẩm dịch vụ đăng ký bảo hộ cho logo để báo cáo công ty. Vậy nếu đơn vị tư vấn ít kinh nghiệm tư vấn sai sản phẩm dịch vụ cần đăng ký cho logo thì hệ quả của nó là gì?
Đầu tiên tác dụng phòng tránh đối thủ sử dụng logo tương tự sẽ bị giảm thiểu rất nhiều.
Tiếp đó có thể logo của bạn hiện đã trùng, tương tự với nhãn hiệu trong lĩnh vực chính rồi mà bạn không biết, vì trước đó tra cứu, đăng ký đều ở một phân nhóm khác.
Khi nào bạn trở thành chủ sở hữu của logo đã đăng ký
Căn cứ khoản 1 Điều 121 Luật sở hữu trí tuệ thì Chủ sở hữu logo là cá nhân, tổ chức được Cục sở hữu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Như vậy, trước thời điểm được cấp GCN đăng ký nhãn hiệu cho logo đăng ký độc quyền thì bạn chưa phải là chủ sở hữu của logo đó, nên cũng chưa có thể xử lý hành vi vi phạm, hành vi dùng logo gây nhầm lẫn hoặc tương tự với logo của bạn.
Vậy, kể từ ngày nộp đơn đăng ký logo độc quyền thì sau bao nhiêu lâu bạn được cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu? Theo Luật sư Trí Nam thông thường sẽ mất 24 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu Cục SHTT mới có quyết định trả lời về kết quả thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu. Theo đó:
Nếu logo bạn đăng ký đủ điều kiện chứng nhận độc quyền thì Cục SHTT thông báo để bạn đóng lệ phí cấp GCN đăng ký nhãn hiệu để nhận tài liệu này.
Nếu logo bạn không đủ điều kiện chứng nhận độc quyền thì Cục SHTT thông báo từ chối. Khi đó bạn được quyền khiếu nại, nhưng kéo theo sẽ phải chờ thêm kha khá thời gian để nhận được phản hồi từ cục.
Đây chính là việc trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu bảo hộ độc quyền logo của bạn, Luật Trần và Liên Danh luôn tư vấn và kiến nghị khách hàng trong việc tra cứu khả năng đăng ký độc quyền của logo. Ngoài ra nếu nhận thấy có nội dung nào ảnh hưởng đến việc đăng ký logo độc quyền mà khách hàng đang cần thực hiện, chúng tôi cũng tư vấn tận tâm và đầy đủ để giúp khách hàng có lựa chọn tốt nhất.
Đăng ký logo độc quyền theo hình thức đăng ký nhãn hiệu
Cơ sở pháp lý đăng ký logo độc quyền
Theo quy định tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 về Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ. Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác
Một nhãn hiệu có khả năng được bảo hộ khi đáp ứng được khả năng phân biệt của nhãn hiệu theo quy định tại Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
Quy trình đăng ký logo độc quyền
Thực hiện theo quy định theo các bước từ Điều 108 đến Điều 119 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, có thể được tóm tắt như sau:
Bước 1: Tiếp nhận đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, cấp số đơn và ghi nhận ngày nộp đơn;
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký sở hữu công nghiệp;
Bước 3: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu tại Công báo sở hữu công nghiệp;
Bước 4: Thẩm định nội dung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp và thông báo kết quả cho người nộp đơn.
Thành phần hồ sơ đăng ký logo độc quyền
Mẫu logo đăng ký (cần được thể hiện rõ nét màu sắc, đường nét thiết kế, hình khối, kích thước nhãn hiệu tối đa 8x8cm, tối thiểu 2x2cm).
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
Giấy uỷ quyền cho Luật Trần và Liên Danh.
Lưu ý: Phần danh mục các hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu trong tờ khai phải được liệt kê rõ ràng các sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu (logo) và phải được phân nhóm phù hợp với Bảng phân loại quốc tế các hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Nice.
Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký logo độc quyền: Cục Sở hữu trí tuệ
Thời gian thực hiện đăng ký logo độc quyền
Theo luật định, thời gian kể từ khi nộp đơn đến khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền (logo) là khoảng 12 đến 18 tháng (với điều kiện là logo đáp ứng các điều kiện bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu và đơn đăng ký nhãn hiệu không bị sửa đổi, bổ sung hoặc bị phản đối). Trong đó:
Thời hạn thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Thời hạn công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.
Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Thời hạn cấp văn bằng: 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng;
Đăng ký logo độc quyền dưới hình thức đăng ký bản quyền tác giả
Cơ sở pháp lý cho thủ tục đăng ký bản quyền tác giả
Theo quy định tại điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, tác giả (hoặc chủ sở hữu quyền tác giả) được bảo hộ các tác phẩm sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
Theo đó logo sẽ được đăng ký quyền tác giả dưới hình thức tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
Thành phần hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cho logo
Tờ khai đăng ký quyền tác giả (Theo mẫu);
Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả;
Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;
Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.
Các tài liệu phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.
Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ: Cục Bản quyền tác giả.
Thời hạn đăng ký bản quyền tác giả cho logo
15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Đăng ký logo, thương hiệu đen trắng
Logo, thương hiệu đen trắng là thương hiệu chỉ bao gồm 2 màu đen trắng. Cách in mẫu nhãn hiệu này giúp dễ dàng in ấn, đơn giản trong mô tả và dễ dàng đăng ký. Vậy trường hợp nào nên đăng ký nhãn màu đen trắng:
Chủ sở hữu chưa nghĩ ra màu sắc cho nhãn nhưng mong muốn nộp đơn để hưởng ngày ưu tiên.
Chủ sở hữu nhãn hiệu mong muốn sử dụng logo ở nhiều phiên bản màu sắc, phông nền, chất liệu khác nhau.
Đăng ký nhãn hiệu màu là nhãn hiệu thể hiện dưới dạng phối màu, phần hình, phần chữ có màu sắc được kết hợp với nhau. Ưu điểm của nhãn hiệu có màu sắc là màu sắc thể hiện trong nhãn hiệu cũng là cơ sở để đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu. Tuy nhiên đăng ký nhãn màu sẽ được khuyến khích khi:
Màu sắc là một yếu tố đặc biệt của nhãn hiệu bạn đang sở hữu hoặc
Màu sắc là yếu tố mấu chốt giúp khả năng bảo hộ nhãn hiệu được cao hơn. Bởi trên thực tế việc mất màu nhãn hiệu đã trở thành việc hết sức phổ biến.
Chủ sở hữu không có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu với nhiều phiên bản màu sắc.
Theo quy chế thẩm định nhãn hiệu nếu chủ đơn đăng ký chọn màu sắc không phải là đen trắng thì chỉ được bảo hộ màu sắc đã đăng ký, còn trong trường hợp chủ đơn lựa chọn đăng ký đen trắng thì sẽ được bảo hộ ở tất cả các màu. Như vậy, phạm vi bảo hộ đen trắng rộng hơn rất nhiều so với sử dụng màu sắc khác.
Chi phí đăng ký sở hữu thương hiệu logo
Chi phí đăng ký thương hiệu là khoản phí mà người nộp đơn phải trả cho cơ quan đăng ký. Chi phí này phụ thuộc vào chọn lựa của chính người đăng ký thương hiệu. Nếu muốn tự thực hiện quy trình đăng ký thương hiệu sẽ có mức giá khác với sử dụng dịch vụ. Tất nhiên, việc sử dụng dịch vụ sẽ có giá thành cao hơn. Nhưng đổi lại sự tiện lợi, hiệu quả và tiết kiệm thời gian.
Về cơ bản, chi phí đăng ký thương hiệu hoặc đăng ký thương hiệu hết bao nhiêu tiền phụ thuộc vào nhóm sản phẩm/dịch vụ mà thương hiệu dự định độc quyền tại Việt Nam.
Chi phí cho việc đăng ký thương hiệu được tính toán dựa trên phạm vi độc quyền và chia thành số lượng nhóm sản phẩm hoặc nhóm dịch vụ mà thương hiệu muốn độc quyền.
Một số câu hỏi liên quan đến đăng ký logo độc quyền
Tại sao phải đăng ký logo độc quyền?
Đăng ký logo độc quyền là các tốt nhất để bảo vệ quyền sở hữu của chủ sở hữu với logo. Sau khi chủ sở hữu được cấp giấy chứng nhận, quyền sở hữu của chủ sở hữu với logo sẽ được pháp luật bảo vệ.
Đăng ký logo độc quyền dưới các hình thức nào?
Tại Việt Nam, các cá nhân/tổ chức/doanh nghiệp có thể đăng ký logo độc quyền dưới các hình thức sau:
Thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ;
Thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền tác giả tại Cục Bản quyền tác giả;
Đăng ký bản quyền logo tại Cục bản quyền tác giả có hữu ích không?
Thực tế do thời hạn giải quyết đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục SHTT lâu nên nhiều khách hàng có hỏi Luật sư về việc họ có thể đăng ký logo độc quyền theo hình thức xin cấp Giấy chứng nhận bản quyền tác giả cho bản vẽ logo không?
Theo luật sư thì, căn cứ điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ, tác giả (hoặc chủ sở hữu quyền tác giả) được bảo hộ các tác phẩm sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác. Theo đó logo sẽ được đăng ký quyền tác giả dưới hình thức tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền tác giả cho bản thiết kế logo được Cục bản quyền cấp GCN quyền tác giả đồng thời đóng dấu nên file thiết kế mà bạn in nộp kèm hồ sơ trước đó. Thủ tục đăng ký bản quyền logo là cách thức các công ty thiết kế thường dùng để chứng minh cho khách hàng tính sáng tạo khi thiết kế logo.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về đăng ký logo. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.