Đăng ký địa điểm kinh doanh tại An Giang

đăng ký địa điểm kinh doanh tại An Giang

Tỉnh An Giang là vùng kinh tế trọng điểm thuộc đồng bằng sông Cửu Long, có tổng dân số cao nhất tại đồng bằng sông Cửu Long và đông thứ 8 cả nước. Chính vì vậy mà nhu cầu về đời sống xã hội rất cao, là cơ hội và là nơi thích hợp để thành lập địa điểm kinh doanh tại An Giang. Để hiểu rõ hơn quy định về đăng ký địa điểm kinh doanh tại An Giang hãy theo dõi bài viết dưới đây của Công ty Luật Trần và Liên danh chúng tôi.

1. Vì sao nên đăng ký địa điểm kinh doanh tại An Giang

Tỉnh An Giang có lợi thế về diện tích lớn và số dân đông, đây là hai yếu tố quan trọng góp phần rất lớn đối với việc đăng ký địa điểm kinh doanh tại An Giang thành công và mang lại lợi  nhuận lớn đối với địa điểm kinh doanh tại An Giang. Một đơn vị kinh doanh muốn thành công thì phải tập chung vào khách hàng và sự tiêu thụ của khách hàng, chính vì lẽ đó mà An Giang là nơi có tệp khách hàng tiềm năng mà cần được tận dụng.

Tỉnh An Giang có diện tích 3.536,7 km², bằng 1,03% diện tích cả nước và đứng thứ 4 so với 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp
  • Phía bắc và tây bắc giáp hai tỉnh Kandal và Takéo của Campuchia với đường biên giới dài gần 104 km
  • Phía tây nam giáp tỉnh Kiên Giang
  • Phía nam giáp thành phố Cần Thơ.

An Giang là tỉnh duy nhất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long có địa bàn ở cả hai bờ sông Hậu. Điểm cực Bắc của tỉnh nằm ở vĩ độ 10°57’B (xã Khánh An, huyện An Phú), cực Nam ở vĩ độ 10°12’B (xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn), cực Tây ở 104°46’Đ (xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn), cực Đông trên kinh độ 105°35’Đ (xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới). Khoảng cách lớn nhất theo hướng bắc – nam là 86 km và đông – tây là 87,2 km.

Một tỉnh có vị trí địa lý rất thuận lợi và lý tưởng cho việc đăng ký địa điểm kinh doanh tại An Giang khi giao thông thuận lợi và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm. Vị trí địa lý như trên giúp An Giang có được sự lưu thông rất tốt với các tỉnh khác và cả nước. Như đã biết yếu tố giao thông, vị trí địa lý là yêu tố quan trọng giúp một đơn vị kinh doanh hoạt động một cách thuận lợi.

đăng ký địa điểm kinh doanh tại An Giang

đăng ký địa điểm kinh doanh tại An Giang

2. Khái niệm địa điểm kinh doanh là gì?

Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh cụ thể, trước đây, theo Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định địa điểm kinh doanh được cấp trong 01 nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên theo Luật doanh nghiệp 2014 quy định địa điểm kinh doanh sẽ được cấp một Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh riêng.

Gần đây, các quy định liên quan đến doanh nghiệp có sự sửa đổi bổ sung, Nội bật là nghị định 108/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 10 năm 2018 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 78/2015/NĐ – CP hướng dẫn về thủ tục doanh nghiệp  đã có một số điểm mới như sau:

“Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh”.

Như vậy, theo Nghị định 108/2018/NĐ-CP doanh nghiệp có quyền thành lập địa điểm kinh doanh ở bất cứ đâu, trong phạm vi cùng tỉnh với trụ sở chính hoặc đặt địa điểm kinh doanh tại các tỉnh thành khác nhau.

Quy định này mở rộng quyền phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp so với trước đây. Cụ thể  có thể hiểu như sau:

– Thành lập địa điểm kinh doanh cùng phường với trụ sở chính của công ty;

– Thành lập địa điểm kinh doanh cùng quận với trụ sở chính công ty;

– Thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh với trụ sở chính công ty;

– Thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh với trụ sở chính của công ty.

3. Một số yêu cầu khi tiến hành đăng ký địa điểm kinh doanh tại An Giang

Tên địa điểm kinh doanh

Theo quy định tại Điều 20 của NĐ 78/2015 thì tên địa điểm kinh doanh thực hiện theo quy định tại Điều 41 Luật Doanh nghiệp.

  • Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W, chữ số, các ký hiệu.

  • Ngoài tên bằng tiếng Việt, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.

  • Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.

  • Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh.

Ví dụ: ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ XYZ

Nơi đặt địa điểm kinh doanh

  • Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký ở ngoài địa chỉ trụ sở chính. Doanh nghiệp được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.

  • Trước đây, theo quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Hiện nay, theo nghị định 108/2018/NĐ-CP, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đặt ở tỉnh thành cùng hoặc khác với trụ sở chính.

Ví dụ: Công ty có trụ sở chính tại TP HCM. Theo nghị định cũ 78/2015 thì công ty muốn đăng ký địa điểm kinh doanh tại HÀ NỘI thì không được. Theo quy định mới của nghị định 108/2018 thì đăng ký được.

Phạm vi ngành nghề của địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh hoạt động ngành nghề phụ thuộc vào công ty mẹ và trong giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh không thể hiện ngành nghề kinh doanh.

4. Các bước đăng ký địa điểm kinh doanh tại An Giang

Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh bao gồm 2 bước cơ bản sau:

Bước 1: Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết trong bộ hồ sơ như:

  • Thông báo thành lập địa điểm kinh doanh
  • Chứng minh thư hoặc hộ chiếu của người đứng đầu địa điểm kinh doanh (có dấu công chứng)
  • Giấy giới thiệu hoặc giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ
  • Chứng minh thư hoặc hộ chiếu công chứng của người nộp hồ sơ.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh

5. Dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh tại Công ty Luật TNHH Trần và Liên danh

Khi có ý định đăng ký địa điểm kinh doanh, nếu quý doanh nghiệp không có nhiều thời gian để tự thực hiện thì có thể sử dụng dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh tại Luật Trần và Liên danh. Lựa chọn văn phòng luật sư hỗ trợ, sẽ mang lại nhiều lợi ích cho quý khách hàng:

  • Thủ tục nhanh gọn, đơn giản: Doanh nghiệp chỉ cần cung cấp thông tin địa điểm đăng ký kinh doanh và ký đóng dấu giấy tờ. Việc hoàn thiện và nộp hồ sơ, nhận kết quả sẽ do Luật Trần và Liên danh thực hiện.
  • Tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp: Quý khách hàng sẽ không phải tự đi đăng ký, nộp hay theo dõi nhận kết quả, bởi đã có chúng tôi đảm nhiệm.

Luật Trần và Liên danh đảm bảo sẽ thực hiện đầy đủ các công việc sau, khi được khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ:

  • Tư vấn cho khách hàng đầy đủ về những quy định khi đăng ký địa điểm kinh doanh
  • Tư vấn về hồ sơ, thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh
  • Hoàn thiện hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh
  • Thay mặt doanh nghiệp nộp hồ sơ, nhận kết quả ở phòng đăng ký kinh doanh
  • Tư vấn, giải đáp thắc mắc về thủ tục thuế tại địa điểm kinh doanh sau khi thành lập
  • Chuyển giao hồ sơ, giấy tờ của doanh nghiệp.

Khi thực hiện thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh tại An Giang, quý khách hàng sẽ nhận được kết quả

  • Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của địa điểm kinh doanh
  • Hồ sơ nội bộ để lưu tại văn phòng

Một số lưu ý

  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh.
  • Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.

6. Một số câu hỏi liên quan đến đăng ký địa điểm kinh doanh tại An Giang

Có thể đăng ký địa điểm kinh doanh tại An Giang không?

Có. Nếu trước đây địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp chỉ có thể thành lập trong phạm vi cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh thì hiện nay doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh của công ty hoặc địa điểm kinh doanh của chi nhánh khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Đăng ký địa điểm kinh doanh tại An Giang năm 2022 có được miễn thuế môn bài không?

Năm 2021, khi doanh nghiệp hoặc chi nhánh của doanh nghiệp được miễn thuế môn bài thì địa điểm kinh doanh mới thành lập trong năm 2022 cũng sẽ được miễn thuế môn bài theo chi nhánh hoặc doanh nghiệp chủ quản. Trường hợp doanh nghiệp đã hoạt động từ các năm trước nhưng năm 2021 mới thành lập địa điểm kinh doanh thì địa điểm kinh doanh thành lập năm 2022 vẫn phải nộp thuế môn bài.

Công ty được đăng ký tối đa bao nhiêu địa điểm kinh doanh?

Không hạn chế số lượng địa điểm kinh doanh được đăng ký cho 01 công ty.

Địa điểm kinh doanh tại An Giang có phải mua chữ ký số riêng không?

Nếu địa điểm kinh doanh không phát sinh hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm kinh doanh thì không cần mua chữ ký số, nếu phát sinh mua bán hàng hóa thì cần mua chữ ký số riêng cho địa điểm kinh doanh.

Địa điểm kinh doanh có phải kê khai thuế hàng quý không?

  • Đối với địa điểm kinh doanh khác tỉnh phát sinh hoạt động kinh doanh: địa điểm kinh doanh sử dụng chung mẫu hóa đơn của đơn vị chủ quản cho từng địa điểm kinh doanh, gửi Thông báo phát hành hóa đơn của từng địa điểm kinh doanh; kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế nơi địa điểm đặt địa chỉ.
  • Trường hợp không phát sinh hoạt động kinh doanh tại địa điểm kinh doanh thì không phải kê khai chỉ cần thực hiện: Đăng ký cam kết không phát sinh hoạt động kinh doanh cho địa điểm kinh doanh khác tỉnh.

Lưu ý khi đăng ký địa điểm kinh doanh tại An Giang

  • Mỗi địa điển kinh doanh của doanh nghiệp dù không phát sinh nghĩa vụ kê khai thuế, mở sổ sách kế toán riêng nhưng phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế môn bài là 1.000.000 đồng/năm (khác với văn phòng đại diện công ty không phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế môn bài).
  • Đối với địa điểm kinh doanh có địa chỉ cùng với tỉnh, thành phố với doanh nghiệp hoặc chi nhánh chủ quản thì chỉ phải kê khai và đóng thuế môn bài theo địa chỉ của doanh nghiệp hoặc chi nhánh.
  • Đối với địa điểm kinh doanh không phát sinh hoạt động kinh doanh thì: Đăng ký cam kết không phát sinh hoạt động kinh doanh;
  • Đối với địa điểm kinh doanh phát sinh hoạt động kinh doanh: địa điểm kinh doanh sử dụng chung mẫu hóa đơn của đơn vị chủ quản cho từng địa điểm kinh doanh, gửi Thông báo phát hành hóa đơn của từng địa điểm kinh doanh; kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế nơi địa điểm đặt.

Trên đây là bài viết về đăng ký địa điểm kinh doanh tại An Giang của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

 

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139