Bạn đang khó khăn trong việc định nghĩa đại hội cổ đông và đại hội đồng cổ đông.
Các vấn đề về bạn đang quan tâm là về đại hội đồng cổ đông có chức năng gì?
Điều kiện tiến hành cuộc họp, triệu tập cuộc họp đại hội đồng cổ đông ra sao? Hiệu lực của nghị quyết đại hội đồng cổ đông như thế nào?
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc về đại hội cổ đông là gì?
Đại hội đồng cổ đông là gì?
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của công ti gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Cổ đông có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền bằng văn bản cho một người khác dự họp đại hội đồng cổ đông.
Đại hội đồng cổ đông có quyền xem xét, quyết định những vấn đề chủ yếu, quan trọng nhất của công ti cổ phần như: loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán, bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát, quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ công ti, quyết định tổ chức lại, giải thể công ty…
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lí công ty có không ít hơn 3 thành viên và không quá 11 thành viên. Số lượng thành viên phải thường trú ở Việt Nam do điều lệ công ti quy định. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh công ti để quyết định thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ti không thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông.
Quy định đại hội cổ đông bầu thành viên của hội đồng quản trị
Việc đại hội cổ đông bầu thành viên của hội đồng quản trị được quy định cụ thể từ Điều 96 đến Điều 107 Luật doanh nghiệp 2020. Theo đó:
– Về điều kiện hợp lệ, một cuộc họp đại hội đồng cổ đông được coi là hợp lệ khi tuân thủ đầy đủ những quy định của Luật doanh nghiệp 2020 về họp đại hội đồng cổ đông. Theo đó có rất nhiều công việc cần phải tiến hành trước, trong và sau cuộc họp đại hội đồng cổ đông đó.
Vậy, trước khi tiến hành họp đại hội đồng cổ đông để bầu thành viên hội đồng quản trị, công ti Long Thành lưu ý những việc làm cần thiết sau:
- Lập danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông dựa trên sổ đăng kí cổ dông của công ti. Ở đây, các cổ đông có quyền dự họp là cổ đông ưu đãi phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết. Việc lập danh sách cổ đông dự họp tại Điều 98 Luật doanh nghiệp 2020
- Chuẩn bị chương trình và nội dung họp Đại hội đồng cổ đông. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông (hội đồng quản trị, nhóm cổ đông…theo quy định của pháp luật) sẽ chuẩn bị những nội dung này. Chi tiết về việc chuẩn bị chương trình và nội dung họp Đại hội đồng được quy định cụ thể tại điều 99 Luật doanh nghiệp 2020.
- Mời họp Đại hội đồng cổ đông. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông sẽ tiến hành mời họp các thành viên theo quy định tại Điều 100 Luật doanh nghiệp 2020.
Điều 102. Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông
- Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
- Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều này thì được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
- Trường hợp cuộc họp triệu tập lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 2 Điều này thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai. Trong trường hợp này, cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông được tiến hành không phụ thuộc vào số cổ đông dự họp và tỷ lệ số cổ phần có quyền biểu quyết của các cổ đông dự họp.
– Về điều kiện để làm thành viên Hội đồng quản trị, Điều 110 Luật Doanh Nghiệp quy định như sau:
Điều 110. Tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị
- Thành viên Hội đồng quản trị phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
- a) Có đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật này;
- b) Là cổ đông cá nhân sở hữu ít nhất 5% tổng số cổ phần phổ thông hoặc người khác có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.
- Đối với công ty con là công ty mà Nhà nước sở hữu số cổ phần trên 50% vốn điều lệ thì thành viên Hội đồng quản trị không được là người liên quan của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ.
Tuy nhiên, vấn đề tiêu chuẩn để làm thành viên Hội đồng quản trị chủ yếu do các cổ đông tự thỏa thuận trong Điều lệ công ty. Luật Doanh nghiệp chỉ có các quy định về các tiêu chuẩn cơ bản và những gợi ý để xây dựng tiêu chuẩn trong Điều lệ. Thực tế, các Điều lệ công ty cổ phần phần lớn sao chép lại Luật Doanh nghiệp nên dễ gặp những vướng mắc.
- Về thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông: thể thức này do Điều lệ của công ty quy định. Nếu như Điều lệ của công ty không có quy định thì được tiến hành theo quy định tại Điều 103 Luật Doanh nghiệp.
- Về điều kiện thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông: được quy định trong Điều 104 Luật Doanh nghiệp. Bầu thành viên HĐQT của công ty cổ phần thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Căn cứ quy định tại Điều 104 Luật Doanh nghiệp, trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì quyết định của Đại hội đồng cổ đông về vấn đề bầu thành viên HĐQT của công ty phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.
Điều 104. Thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông
- Đại hội đồng cổ đông thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.
- Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì quyết định của Đại hội đồng cổ đông về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông:
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;
- Quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua tại cuộc họp khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định;
- b) Đối với quyết định về loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty; đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác thì phải được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định;
- Việc biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu, theo đó mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát và cổ đông có quyền dồn hết tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên.
- Các quyết định được thông qua tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông với số cổ đông trực tiếp và uỷ quyền tham dự đại diện 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là hợp pháp và có hiệu lực ngay cả khi trình tự và thủ tục triệu tập, nội dung chương trình họp và thể thức tiến hành họp không được thực hiện đúng như quy định.
- Trường hợp thông qua quyết định dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
- Quyết định của Đại hội đồng cổ đông phải được thông báo đến cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày quyết định được thông qua.
Việc biểu quyết bầu thành viên HĐQT phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu, theo đó mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của HĐQT và cổ đông có quyền dồn hết tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên. Điều 29 Nghị định 102/2010/NĐ-CP (ngày 01/10/2010, hướng dẫn Luật Doanh nghiệp), quy định:
Việc bầu dồn phiếu được áp dụng đối với tất cả các công ty cổ phần, gồm cả các công ty niêm yết, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác.
Trước và trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, các cổ đông có quyền cùng nhau lập nhóm để đề cử và dồn phiếu bầu cho người do họ đề cử.
Số lượng ứng cử viên mà mỗi nhóm có quyền đề cử phụ thuộc vào số lượng ứng cử viên do Đại hội quyết định và tỷ lệ sở hữu cổ phần của mỗi nhóm. Nếu Điều lệ công ty không quy định khác hoặc Đại hội đồng cổ đông không quyết định khác thì số lượng ứng cử viên mà các nhóm có quyền đề cử thực hiện như sau:
1- Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 10% đến dưới 20% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa một ứng cử viên;
2- Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 20% đến dưới 30% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa hai ứng cử viên;
3- Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 30% đến dưới 40% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa ba ứng cử viên;
4- Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 40% đến dưới 50% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa bốn ứng cử viên;
5- Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 50% đến dưới 60% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa năm ứng cử viên;
6- Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 60% đến dưới 70% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa sáu ứng cử viên;
7- Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 70% đến dưới 80% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa bảy ứng cử viên;
8- Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 80% đến dưới 90% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa tám ứng cử viên.
Trường hợp số lượng ứng cử viên được cổ đông, nhóm cổ đông đề cử thấp hơn số ứng cử viên mà họ được quyền đề cử, số ứng cử viên còn lại do HĐQT hoặc các cổ đông khác đề cử.
Người trúng cử thành viên HĐQT được xác định theo số phiếu bầu tính từ cao xuống thấp, bắt đầu từ ứng cử viên có số phiếu bầu cao nhất cho đến khi đủ số thành viên quy định tại Điều lệ công ty.
Trường hợp có từ hai ứng cử viên trở lên đạt cùng số phiếu bầu như nhau cho thành viên cuối cùng của HĐQT thì sẽ tiến hành bầu lại trong số các ứng cử viên có số phiếu bầu ngang nhau hoặc lựa chọn theo tiêu chí quy chế bầu cử hoặc Điều lệ công ty.
Trên đây là toàn bộ nội dung về khái niệm đại hội cổ đông và các vấn đề xoay quanh đại hội đồng cổ đông.
Qua bài viết này chúng tôi mong rằng sẽ giúp bạn dễ hình dung hơn về vấn đề này.
Nếu còn điều gì chưa rõ, cần hỗ trợ, các bạn có thể liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp trực tuyến của Luật Trần và Liên Danh qua HOTLINE.