Công ty dịch vụ

công ty dịch vụ

Việt Nam là một quốc gia trẻ, có nguồn lao động dồi dào. Tuy nhiên chỉ số thất nghiệp ở Việt Nam vẫn ở mức cao, nhiều người không tìm được việc làm phù hợp. Để có thể kết nối giữa người lao động với việc làm thì các công ty dịch vụ việc làm đóng vai trò rất quan trọng. Vậy cá nhân, tổ chức muốn thành lập công ty dịch vụ việc làm cần phải làm những thủ tục gì, phải đáp ứng điều kiện nào? Công ty Luật Trần và Liên Danh xin giải đáp các thắc mắc trên trong bài viết này.

Việt Nam là một nước có nguồn lao động dồi dào, với sự phát triển của xã hội đã thúc đẩy nhu cầu về việc làm của người dân ngày càng tăng. Nhằm mục đích giúp các nhà tuyển dụng tìm kiếm được nhiều nhân sự phù hợp và giúp người lao động tìm công việc mới tốt, phù hợp, các công ty kinh doanh dịch vụ việc làm đã ra đời.

Thành lập công ty kinh doanh dịch vụ việc làm là gì?

Thành lập công ty kinh doanh dịch vụ việc làm là việc cá nhân, tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính tại Sở kế hoạch và đầu tư, bao gồm các bước: chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thành lập công ty kinh doanh dịch vụ việc làm, hồ sơ hợp lệ sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, sau đó sẽ tiến hành khắc dấu và đi vào hoạt động.

Thành lập công ty kinh doanh dịch vụ việc làm sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh diễn ra hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật. Việc thành lập công ty kinh doanh dịch vụ việc làm nhằm góp phần cho sự phát triển nền kinh tế Việt Nam, đóng góp cho xã hội qua nộp thuế, tạo ra nhiều việc làm có thu nhập cho người lao động.

Xác định loại hình doanh nghiệp

Hiện nay có các loại hình doanh nghiệp: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh.

– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó: thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50. Thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần.

– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.

– Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

+ Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

+ Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.

+ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

+ Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác.

Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.

– Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

+ Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

+ Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

+ Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

– Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Xác định đặt tên cho công ty kinh doanh dịch việc làm

Căn cứ vào Điều 38 Luật Doanh nghiệp có quy định:

Điều 38. Tên doanh nghiệp

Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

a) Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;

b) Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Căn cứ vào quy định tại Điều này và các Điều 39, 40 và 42 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp

– Những điều cấm khi đặt tên cho công ty kinh doanh dịch vụ việc tại Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định như sau:

Điều 39. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp.

Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 42 của Luật này.

Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.”

Hồ sơ thành lập công ty kinh doanh dịch vụ việc làm

Hồ sơ gồm:

– Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp.

– Dự theo điều lệ công ty căn cứ vào Luật Doanh nghiệp 2014

– Danh sách các thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên hoặc danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.

– Quyết định góp vốn nếu thành viên là tổ chức.

– Và một số giấy tờ khác theo quy định của pháp luật.

công ty dịch vụ
công ty dịch vụ

Lựa chọn vốn điều lệ khi thành lập công ty kinh doanh dịch vụ việc làm.

– Vốn điều lệ là tổng số vốn do các thành viên hoặc cổ đông cam kết góp vào trong một thời gian nhất định và được ghi trong điều lệ công ty.

– Trong trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề không yêu cầu vốn pháp định, pháp luật sẽ không quy định mức vốn tối thiểu là bao nhiêu.

– Còn trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề yêu cầu vốn pháp định thì cần phải tìm hiểu kỹ số vốn tối thiểu của ngành đó theo quy định của pháp luật.

Quy định về điều lệ công ty

Điều 25. Điều lệ công ty

Điều lệ công ty bao gồm Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động.

Điều lệ công ty có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có);

b) Ngành, nghề kinh doanh;

c) Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;

d) Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch và các đặc điểm cơ bản khác của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần; phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần từng loại của cổ đông sáng lập;

đ) Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần;

e) Cơ cấu tổ chức quản lý;

g) Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần;

h) Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;

i) Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý và Kiểm soát viên;

k) Những trường hợp thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần;

l) Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;

m) Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;

n) Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.

Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp phải có họ, tên và chữ ký của những người sau đây:

a) Các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;

b) Chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu công ty là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

c) Thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

d) Cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức đối với công ty cổ phần.

Điều lệ được sửa đổi, bổ sung phải có họ, tên và chữ ký của những người sau đây:

a) Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh;

b) Chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

c) Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về công ty dịch vụ. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139