Văn bằng bảo hộ là gì? Phạm vi có hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu? Thời hạn của hiệu lực? Duy trì, gia hạn văn bằng bảo hộ? Chấm dứt hiệu lực của văn bằng? Hủy bỏ hiệu lực của văn bằng? chủ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu? Hãy cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu bài viết dưới đây để giải đáp các thắc mắc trên nhé!
Văn bằng bảo hộ là gì?
Văn bằng bảo hộ là giấy tờ quan trọng đánh dấu quyền sở hữu đối với sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, tên thương mại…
Vì vậy, những hiểu biết cơ bản về văn bằng bảo do Luật sở hữu trí tuệ quy định cần phải được nắm rõ:
Phạm vi có hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu:
Văn bằng bảo hộ đối với trong việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp có hiệu lực trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Thời hạn của hiệu lực:
– Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn.
– Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.
– Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.
– Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây:
+ Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn;
+ Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;
+ Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.
– Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
– Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp.
Căn cứ vào tính chất, đặc điểm khác nhau của từng đối tượng mà thời hạn của hiệu lực đối với từng đối tượng là khác nhau. Cũng căn cứ vào đây các chủ thể biết được kể thì thời điểm nào quyền sở hữu công nghiệp của mình được thiết lập, thời điểm này đánh dấu quyền và nghĩa vụ của chủ thể đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí…được xác lập theo quy định của pháp luật.
Duy trì, gia hạn văn bằng bảo hộ:
Để duy trì, bảo hộ hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí duy trì hiệu lực, lệ phí gia hạn hiệu lực. Việc nộp lệ phí để duy trì, gia hạn cho văn bằng bảo hộ là nghĩa vụ của các chủ thể nhằm để duy trì, gia hạn hiệu lực cho văn bằng bảo hộ.
Chấm dứt hiệu lực của văn bằng:
– Chủ văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực theo quy định;
– Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp;
– Chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại hoặc chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp;
– Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;
– Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;
– Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
– Các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm đó.
Trong quá trình sử dụng văn bằng bảo hộ không phải văn bằng sẽ có hiệu lực trong suốt thời hạn mà pháp luật quy định. Nếu thuộc trong các trường hợp pháp luật nêu trên dù vẫn trong thời hạn văn bằng có hiệu lực nhưng vẫn bị chấm dút hiệu lực. Như vậy, nhằm mục đích quản lý chặt chẽ quá trình duy trì hiệu lực của văn bằng cũng như việc sử dụng văn bằng một cách hiệu quả nhất.
Hủy bỏ hiệu lực của văn bằng:
– Hủy bỏ toàn bộ hiệu lực khi:
+ Người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được chuyển nhượng quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu;
+ Đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ.
– Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ một phần hiệu lực trong trường hợp phần đó không đáp ứng điều kiện bảo hộ.
Khi được cấp văn bằng bảo hộ, nhưng phía cơ quan nhà nước vẫn có thể hủy bỏ hiệu lực của văn bằng do không đáp ứng được điều kiện. Tùy vào mức độ khác nhau mà văn bằng bảo hộ sẽ bị hủy bỏ hiệu lực toàn phần hay một phần. Vì vậy, khi nộp đơn xin cấp văn bằng bảo hộ các chủ thể cần đáp ứng đầu đủ yêu cầu của văn bằng bảo hộ đối với từng đối tượng bảo hộ để tránh văn bằng bị hủy sau khi đã được cấp.
Hiệu lực của văn bằng bảo hộ với những lưu ý không nhiều nhưng hết sức quan trọng và cần thiết. Nắm được những vấn đề trên các chủ thể tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình liên quan đến vấn đề sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí…
Quá trình cấp văn bằng nhãn hiệu như thế nào?
Để một nhãn hiệu được chính thức cấp văn bằng bảo hộ là một quá trình dài và không phải ai cũng chờ đợi được bởi lẽ:
Trong thời gian từ 1 – 2 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, nhãn hiệu sẽ được thẩm định về mặt hình thức. Mục đích là xem xét nhãn hiệu được điền, kê khai hồ sơ đăng ký nhãn hiệu đúng hay không. Trong trường hợp kê khai đúng thông tin thì hồ sơ sẽ được chuyển sang bước thẩm định kế tiếp, trường hợp kê khai không đúng thì nhãn hiệu sẽ bị ra thông báo sửa đổi hồ sơ và quay lại thời gian ban đầu;
Trong thời gian từ 24 – 30 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ, nhãn hiệu sẽ được thẩm định về mặt nội dung sau khi vượt qua giai đoạn về thẩm định hình thức. Thẩm định nội dung là giai đoạn quan trọng nhất vì ở bước này nhãn hiệu sẽ được xem xét tính khác biệt, khả năng phân biệt với những nhãn hiệu khác làm cơ sở được cấp văn bằng bảo hộ.
Sau khi vượt qua quá trình thẩm định mặt nội dung, nhãn hiệu sẽ có “dự định cấp văn bằng bảo hộ” và “yêu cầu nộp phí cấp văn bằng”, đây là bước mà tất cả những chủ sở hữu đều mong muốn. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê thì có tới hơn 50% chủ sở hữu đã không nộp lệ phí để được cấp văn bằng vì một số lý do như:
Không nhận được văn bản đề nghị nộp phí;
Quên, chậm nộp phí;
Không có ý định sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký;
Công ty đã giải thể, phá sản…
Giai đoạn cuối cùng: Trong thời gian từ 2-3 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng hợp lệ, Cục sở hữu trí tuệ sẽ in và cấp văn bằng bảo hộ cho chủ sở hữu.
Cách nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Trong thời gian 03 tháng kể từ ngày ký công văn yêu cầu nộp phí cấp văn bằng bảo hộ thì chủ sở hữu sẽ có 02 lựa chọn:
Đồng ý với dự định cấp nêu trên: Người chủ sở hữu cần nộp các khoản phí, lệ phí;
Không đồng ý với dự định nêu trên: Chủ sở hữu có ý kiến bằng văn bản.
Như vậy không nộp phí (quên hay không nộp theo thời hạn) được hiểu là không đồng ý dự định cấp văn bằng bảo hộ. Trường hợp này sẽ bị từ chối cấp và rất khó xử lý:
Cách nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu như thế nào: Chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ có các cách để nộp lệ phí như sau:
Nộp trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ và các văn phòng đại diện có địa chỉ như sau:
Trụ sở tại Hà Nội: số 384-386, đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân;
Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng;
Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Nộp lệ phí tại bưu điện Việt Nam có dịch vụ nộp hộ phí cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu (hãy xin biên lai để ghi nhận việc này).
Câu hỏi thường gặp khi sửa đổi văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu
Câu 1. Khi nào cần sửa đổi giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu?
Khi có điều chỉnh, sửa đổi các thông tin sau: thông tin của chủ văn bằng bảo hộ, tác giả, thay đổi chủ sở hữu văn bằng bảo hộ, thu hẹp phạm vi bảo hộ…
Câu 2. Hồ sơ sửa đổi giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu?
Tùy thuộc vào nội dung cần sửa đổi, bổ sung mà hồ sơ sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền sẽ khác nhau. Về cơ bản, hồ sơ bao gồm: tờ khai yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ, bản gốc giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ, tài liệu thuyết minh chi tiết nội dung sửa đổi…
Câu 3. Cách nộp hồ sơ đăng ký sửa đổi giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu?
Để đăng ký sửa đổi văn bằng nhãn hiệu, thương hiệu, bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc nộp hồ sơ qua mạng tại Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ
Câu 4. Thời hạn giải quyết hồ sơ, thủ tục thay đổi văn bằng đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu?
Theo quy định, trong thời hạn 1 tháng kể từ khi nộp hồ sơ (nhưng thực tế sẽ thay đổi tùy vào lượng hồ sơ mà Cục SHTT tiếp nhận), Cục SHTT xem xét yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ.
Câu 5. Phí, lệ phí sửa đổi văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu bao nhiêu?
Các loại phí, lệ phí sửa đổi văn bằng bảo hộ nhãn hiệu (áp dụng cho 1 nhóm gồm tối đa 6 sản phẩm/dịch vụ) được quy định tại Thông tư 263/2016/TT-BTC, như sau:
Phí thẩm định yêu cầu sửa đổi: 160.000 đồng;
Phí thẩm định lại (nếu yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ): 550.000 đồng/nhóm;
Phí công bố, đăng bạ thông tin sở hữu nhãn hiệu, thương hiệu: 120.000 đồng.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về chủ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.