Kê khai bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài tại Đà Nẵng

kê khai bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài tại Đà Nẵng

Tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam là trách nhiệm của mọi doanh nghiệp khi sử dụng nhân viên nước ngoài để bảo đảm THAY THẾ hoặc BÙ ĐẮP một phần thu nhập của họ khi bị giảm hoặc mất thu nhập do gặp rủi ro trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc cách kê khai bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài tại Đà Nẵng.

Quyền lợi cho người nước ngoài khi tham gia bảo hiểm xã hội

Khoản 1 Điều 5 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định các chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc áp dụng với lao động nước ngoài như sau:

Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc sau đây: ốm đau; thai sản; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.

Trước năm 2022, người lao động nước ngoài mới chỉ được giải quyết chế độ ốm đau; thai sản; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do doanh nghiệp mới chỉ đóng bảo hiểm cho 03 quỹ này.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, người lao động và người sử dụng sẽ bắt đầu đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất nên khi đáp ứng được các điều kiện quy định của pháp luật, lao động nước ngoài sẽ được giải quyết chế độ đầu đủ các chế độ trong đó có cả hưu trí và tử tuất.

Đóng bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài

Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam bắt đầu được tham gia bảo hiểm xã hội từ năm 2018, căn cứ quy định tại Nghị định 143/2018/NĐ-CP được ban hành vào ngày 15/10/2018. Theo đó, các doanh nghiệp sở hữu lao động là người nước ngoài đủ điều kiện thì buộc phải tham gia loại bảo hiểm này.

Đóng bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài là một trong những nghiệp vụ cần quan tâm chú ý bởi sự khác biệt so với khi làm cho người Việt Nam. Hiện nay, thủ tục tham gia bảo hiểm cho người nước ngoài phải thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Đăng ký mã đơn vị đóng bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài

Bước 2: Khai báo tăng lao động cho người nước ngoài

Bước 3: Đóng bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài (đóng riêng – không đóng chung với người lao động Việt Nam)

Bảo hiểm xã hội tự nguyện 

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người tham gia bảo hiểm được quyền lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với tài chính của mình. Bên cạnh đó, khi tham gia BHXH tự nguyện người lao động còn được nhà nước hỗ trợ mức đóng theo quy định. Cụ thể mức hỗ trợ như sau:

Nhà nước hỗ trợ tiền đóng BHXH tự nguyện theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cụ thể:

  • Bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo;
  • Bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo;
  • Bằng 10% đối với các đối tượng khác.

Căn cứ theo Khoản 4, Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không nằm trong nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đều có thể tham gia BHXH tự nguyện.

Mức đóng và phương thức đóng BHXH tự nguyện

Căn cứ Điều 87, Luật BHXH Việt Nam 2014 quy định chi tiết mức đóng BHXH tự nguyện cho người lao động như sau: Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:

a) Hằng tháng;

b) 03 tháng một lần;

c) 06 tháng một lần;

d) 12 tháng một lần;

đ) Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này.

Thủ tục kê khai bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài

Cách thức kê khai BHXH cho người nước ngoài tại Việt Nam cũng tương tự như cách thức tham gia BHXH cho người Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những thủ tục chung, có một vài lưu ý về hồ sơ như sau:

– Hồ sơ kê khai bảo hiểm cho người nước ngoài đối với người sử lao động:

  • Mẫu TK3 – TS: tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin (được ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH);
  • Mẫu D02 – TS: danh sách kê khai báo tăng lao động nước ngoài tham gia BHXH.

– Hồ sơ kê khai bảo hiểm cho người nước ngoài đối với người lao động nước ngoài:

  • Mẫu TK1 – TS kê khai: Khi điền thông tin, các dữ liệu về họ tên, quốc gia phải được ghi theo phiên âm quốc tế. Mẫu này chỉ dùng khi chưa được cấp mã BHXH.
  • Hồ sơ cá nhân đính kèm là bản đã được dịch sang tiếng Việt. Các bản dịch này cần được công chứng, chứng thực hợp lệ theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Thủ tục kê khai bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài tại Đà Nẵng

Người lao động có hợp đồng lao động tại Việt Nam thì cần phải tham gia BHYT. Hồ sơ tham gia BHYT dựa theo quyết định số 1018/QĐ-BHXH, gồm những giấy tờ sau:

  • 2 bản mẫu D03-TS kê khai danh sách người tham gia BHYT.
  • Mẫu TK1-TS: tờ khai tham gia BHXH, BHYT cho người lao động, điền đầy đủ các thông tin và gửi lên Cơ quan Bảo hiểm nơi phụ trách của đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức,…

Lưu ý: Theo Nghị định 143/2018/NĐ-CP, mức đóng BHYT cho người nước ngoài là 4.5% mức lương tham gia BHXH. Trong đó người lao động đóng 1.5% mức lương tham gia BHXH theo quy định.

kê khai bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài tại Đà Nẵng
kê khai bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài tại Đà Nẵng

Thủ tục tham gia Bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, thủ tục kê khai bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài tại Đà Nẵng

Thủ tục đóng BHXH cho công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam về cơ bản sử dụng một số biểu mẫu tương tự đối với lao động trong nước. Tuy nhiên, đơn vị và người lao động cần lưu ý một số quy định đặc biệt.

c) Thủ tục đối với đơn vị sử dụng lao động 

Khi phát sinh lao động nước ngoài phải đóng BHXH, đơn vị cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

 Mẫu TK3-TS: tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin ban hành theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH.

– Mẫu D02-TS danh sách kê khai báo tăng lao động nước ngoài tham gia BHXH.

d) Thủ tục đối với người lao động

Người lao động là công dân nước ngoài khi tham gia đóng BHXH sử dụng mẫu TK1-TS kê khai và chỉ dùng khi chưa được cấp mã BHXH. Lưu ý, khi điền thông tin, các trường dữ liệu về họ tên, quốc gia, giới tính phải được ghi theo phiên âm quốc tế. Hồ sơ cá nhân đính kèm là bản đã được dịch sang tiếng Việt và có chứng thực hợp lệ theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Trên đây là một số thông tin cần thiết về chế độ bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài mà rất nhiều doanh nghiệp quan tâm. Đơn vị cần căn cứ vào đối tượng, mức đóng, thủ tục,… để thực hiện đóng BHXH bắt buộc cho người lao động là công dân nước ngoài tuân theo những nội dung mà Luật BHXH và Luật lao động quy định.

Trường hợp nào người nước ngoài phải đóng bảo hiểm xã hội, trường hợp nào phải kê khai bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài tại Đà Nẵng?

Việc đóng bảo hiểm xã hội đối với người nước ngoài được quy định tại nghị định 143/2018/NĐ-CP hiệu lực từ ngày 01/12/2018 theo đó người nước ngoài phải đóng bảo hiểm áp dụng theo khoản 2 điều 2 nghị định gồm các trường hợp sau:

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này khi thuộc một trong các trường h a) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

b) Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 187 của Bộ luật Lao động.

Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

Như vậy người nước ngoài cần đáp ứng 3 điều kiện để bắt buộc phải đóng BHXH còn lại ngoài các trường hợp này người lao động sẽ không cần đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:

Công dân nước ngoài sở hữu giấy phép lao động, chứng chỉ hoặc giấy phép hành nghề được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam.

Người nước ngoài có ký kết hợp đồng lao động có thời hạn tối thiểu 1 năm hoặc hợp đồng không xác định thời hạn với đơn vị sử dụng lao động ở Việt Nam.

Công dân nước ngoài vẫn nằm trong độ tuổi lao động, chưa đến tuổi về hưu (theo quy định độ tuổi về hưu của Luật BHXH).

Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động nước ngoài, kê khai bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài tại Đà Nẵng

Thủ tục đóng BHXH cho công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam, kê khai bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài tại Đà Nẵng về cơ bản sử dụng một số biểu mẫu tương tự đối với lao động trong nước theo đó

Hồ sơ tham gia bảo hiểm cho người nước ngoài đối với người lao động

Mẫu TK1-TS kê khai và chỉ dùng khi chưa được cấp mã BHXH

Hồ sơ tham gia bảo hiểm cho người nước ngoài đối với người sử dụng lao động

Mẫu TK3-TS: tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin ban hành theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH.

Mẫu D02-TS danh sách kê khai báo tăng lao động nước ngoài tham gia BHXH.

Tham gia bảo hiểm y tế cho người nước ngoài

Căn cứ vào Khoản 2, Điều 1 của Luật Bảo hiểm Y tế hợp nhất, phạm vi áp dụng của Luật là bao gồm các cá nhân và tổ chức tại Việt Nam, không kể người Việt Nam hay mang quốc tịch nước ngoài. Như vậy, người Việt Nam hay người nước ngoài tham gia bảo hiểm y tế như nhau.

Người nước ngoài tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện

Theo công văn số 3170/BHXH-BT đã hướng dẫn cụ thể về việc lập danh sách và chuẩn bị đóng BHYT hộ gia đình, bao gồm các giấy tờ sau:

  • Tờ khai TK1-TS của các thành viên tham gia BHYT gửi lên Cơ quan BHXH tuyến huyện.
  • Mẫu DK01 kê khai thông tin các thành viên trong gia đình, nhận mẫu từ trưởng thôn, xóm, tổ dân phố, xã,…
  • Mẫu DK04 kê khai danh sách những người tự đóng Bảo hiểm Y tế.
  • Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của hộ gia đình.
  • Trường hợp đã có thành viên có thẻ BHYT thì phải nộp bản chính hoặc bản chụp ảnh thẻ BHYT cũ để cơ quan Bảo hiểm giảm trừ mức đóng khi tham gia cùng hộ gia đình.

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHYT tự nguyện cho người nước ngoài dựa vào mức lương cơ sở:

  • Mức đóng của người thứ nhất tham gia BHYT tính bằng 4.5% của lương cơ sở.
  • Mức đóng BHYT của người thứ hai bằng 70% người thứ nhất.
  • Mức đóng của người thứ ba, thứ tư lần lượt bằng 60%, 50% người thứ nhất.
  • Từ người thứ năm trở đi, mức đóng BHYT tính bằng 40% của người thứ nhất.

Người nước ngoài tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc

Người nước ngoài tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc khi sinh sống tại Việt Nam và có hợp đồng lao động với đơn vị sử dụng lao động tại Việt Nam. Căn cứ vào quyết định số 1018/QĐ-BHXH, hồ sơ tham gia BHYT bắt buộc cho người nước ngoài gồm:

  • 2 bản mẫu D03-TS kê khai danh sách người tham gia BHYT.
  • Mẫu TK1-TS: tờ khai tham gia BHXH, BHYT cho người lao động, điền đầy đủ các thông tin và gửi lên Cơ quan Bảo hiểm nơi phụ trách của đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức,…

Theo Nghị định 143/2018/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc, mức đóng BHYT cho người nước ngoài áp dụng từ 1/12/2018 đến 31/12/2021 là 4.5% mức lương tham gia BHXH. Trong đó người lao động đóng 1.5%, người sử dụng lao động đóng 3% mức lương tham gia BHXH theo quy định.

Trên đây là bài viết tư vấn về kê khai bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài tại Đà Nẵng của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139