Đăng ký thương hiệu độc quyền là một trong những nhận định đơn giản dễ hiểu và được nhiều chủ nhãn hiệu sử dụng với lý do nó đơn giản dễ nhớ và dễ nhận diện. Logo là một trong những hạt nhân quan trọng để nhận diện một thương hiệu (nhãn hiệu).
Đăng ký nhãn hiệu hoặc đăng ký thương hiệu độc quyền là một trong những thủ tục hành chính không bắt buộc, mà chủ sở hữu logo sẽ đăng ký thủ tục này với Cục sở hữu trí tuệ, qua đó cơ quan chức năng sẽ xem xét và thẩm định đơn, thẩm định nội dung và ra Quyết định cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu (logo).
Tổng chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền được tính thế nào?
Về chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền được xác định là khoản tiền mà chủ sở hữu cần nộp cho cơ quan nhà nước cùng với thời điểm nộp hồ sơ đăng ký bản quyền logo. Việc đăng ký bản quyền logo bao nhiêu tiền sẽ được tính dựa trên cơ sở sau:
+ Số logo được đăng ký
+ Số nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký logo
+ Số lượng nhóm sản phẩm/dịch vụ
+ Ủy quyền đăng ký logo hay trực tiếp thực hiện
Đăng ký bản quyền thương hiệu bao nhiêu tiền?
– Những loại phí và lệ phí mà chủ sở hữu tính chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền cần phải nộp được quy định tại Thông tư 263/2016/TT- BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 quy định mức thu, chế đọ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.
– Mức thu các loại lệ phí như sau:
+ Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng.
+ Lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ : 120.000 đồng.
+ Lệ phí cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn nhãn hiệu có trên 01 nhóm sản phẩm/dịch vụ phải nộp thêm cho nhóm thứ 2 trở đi cho mỗi nhóm sản phẩm /dịch vụ: 100.000 đồng
– Mức thu các loại phí như sau:
+ Phí công bố thông tin về sở hữu công nghiệp: 120.000 đồng.
+ Phí đăng bạ thông tin về sở hữu công nghiệp: 120.000 đồng.
+ Phí sử dụng văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm sản phẩm/ dịch vụ cho 10 năm: 700.000 đồng.
+ Phí thẩm định đơn đăng ký sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm có đến 6 sản phẩm/dịch vụ: 550.000 đồng.
+ Nếu đơn nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi: 120.000 đồng.
+ Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiến( nếu có): 600.000 đồng.
Các bước thực hiện đăng ký logo độc quyền
Bước 1: Lựa chọn thương hiệu, logo độc quyền đăng ký
Việc lựa chọn thương hiệu để có thể đăng ký thành công và được cấp văn bằng bảo hộ là điều vô cùng quan trọng. Theo đó, để đăng ký thành công thương hiệu logo độc quyền, người đăng ký cần lưu ý một số yếu tố sau khi lựa chọn thương hiệu đăng ký:
Tên riêng, hình ảnh riêng, hoặc tổng hợp ác yếu tố dùng làm thương hiệu, không trùng với các nhãn hiệu, thương hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ;
Không dùng tên nhãn hiệu, thương hiệu nổi tiếng dù khác lĩnh vực của mình của mình dự định đăng ký. Ví dụ, nhãn hiệu Samsung cho điện thoại, thiết bị điện, điện tử,.. nhưng bạn dù có kinh doanh dịch vụ y tế, cũng không thể lấy nhãn hiệu này làm thương hiệu của mình.
Không sử dụng tên thương mại của người khác, tên chỉ dẫn địa lý để đăng ký thương hiệu…
Bước 2: Tra cứu thương hiệu trước đăng ký
Trước khi tiến hành đăng ký thương hiệu độc quyền, người đăng ký nên tiến hành tra cứu khả năng đăng ký của thương hiệu với các nhãn hiệu đã được đăng ký nhằm xác định được khả năng cũng như có điều chỉnh phù hợp nhằm tăng khả năng đăng ký của nhãn hiệu độc quyền.
Lợi ích của việc tra cứu nhãn hiệu
Để thực hiện thành công việc đăng ký nhãn hiệu, tức nhãn hiệu đăng ký có thể được cấp văn bằng bảo hộ, chủ thể nộp đơn đăng ký trước khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp nên thực hiện thủ tục tra cứu nhãn hiệu.
Việc tra cứu nhãn hiệu nhằm xác định khả năng đăng ký của nhãn hiệu so với các nhãn hiệu cùng loại đã được đăng ký tại cơ quan Sở hữu trí tuệ hay chưa?
Sau khi có kết quả tra cứu nhãn hiệu, chủ đơn sẽ cân nhắc quyết định nên hay không nên đăng ký nhãn hiệu đã được tra cứu.
Việc tra cứu nhãn hiệu còn góp phần xác định khả năng nhãn hiệu có thể được cấp văn bằng hay không?
Nếu xác định nhãn hiệu không có khả năng được cấp văn bằng chủ sở hữu nên cân nhắc phương án sửa đổi để có thể được cấp bảo hộ độc quyền.
Tra cứu nhãn hiệu tránh được thời gian sau khi xét nghiệm dài chờ đợi nhưng không đem lại kết quả mong đợi của chủ đơn đăng ký.
Tài liệu cần chuẩn bị khi tra cứu nhãn hiệu
Để thực hiện việc tra cứu nhãn hiệu Quý khách hàng chỉ cần cung cấp cho Luật Luật Trần và Liên Danh :
Mẫu nhãn hiệu;
Danh mục sản phẩm dịch vụ cần tra cứu và đăng ký.
Tra cứu nhãn hiệu sơ bộ
Khách hàng có thể tự tra cứu nhãn hiệu qua website: https://ipvietnam.gov.vn/ hoặc trang của wipo.
Thông qua Đại diện sở hữu trí tuệ Luật Trần và Liên Danh tiến hành tra cứu để đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu;
Thời gian tra cứu sơ bộ là 01 ngày kể từ khi khách hàng cung cấp nhãn hiệu, danh mục sản phẩm, dịch vụ;
Sau khi tra cứu sơ bộ mà nhận thấy nhãn hiệu không có khả năng đăng ký cho nhãn hiệu luật sư Luật Trần và Liên Danh sẽ đưa ra các đối chứng liên quan để tìm giải pháp cho nhãn hiệu có khả năng cấp văn bằng bảo hộ. Nếu có khả năng đăng ký nhãn hiệu Luật Luật Trần và Liên Danh sẽ tiến hành tra cứu chuyên sâu và mất phí tra cứu.
Tra cứu chuyên sâu
Sau khi tiến hành tra cứu sơ bộ nhãn hiệu cho thấy có khả năng đăng ký. Chủ nhãn hiệu yêu cầu tra cứu chuyên sâu để đánh giá cao nhất khả năng cấp văn bằng bảo hộ. Đây không phải là bước bắt buộc, tuy nhiên nên thực hiện để tăng khả năng đăng ký thành công và tiết kiệm thời gian.
Tra cứu chuyên sâu là thủ tục hoàn toàn tự nguyện của người nộp đơn. Chủ đơn nên tiến hành thủ tục này vì đây là bước quan trọng để đánh giá nhãn hiệu có nên nộp đơn đăng ký bảo hộ hay không.
Việc tra cứu nhãn hiệu cũng chỉ mang tính chất tham khảo và không là căn cứ để cấp hay không cấp văn bằng. Vì, một phần liên quan đến quyền ưu tiên khi đăng ký như đã trình bày mục trên.
Thời gian tra cứu chuyên sâu: 01-03 ngày.
Kết quả tra cứu nhãn hiệu: Bản thông báo kết quả tra cứu nhãn hiệu và tư vấn đánh giá tính khả thi, hướng dẫn cách thức thực hiện thủ tục đăng ký.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thương hiệu
Luật Trần và Liên Danh sẽ hướng dẫn Quý khách hàng chuẩn bị hồ sơ theo quy định.
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu
Luật Trần và Liên Danh sẽ đại diện cho Quý khách hàng nộp hồ sơ và theo dõi đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Bước 5: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc từ chối bảo hộ thương hiệu
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hay còn gọi là đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cần phải có các tài liệu sau đây:
– Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trong đó phải có Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu) làm theo mẫu số: 04-NH (02 bản);
– Mẫu nhãn hiệu (9 mẫu kèm theo, ngoài 1 mẫu được gắn trên Tờ khai);
– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (giấy đăng ký kinh doanh, hợp đồng thỏa thuận, thư xác nhận, thư đồng ý, quyết định hoặc giấy phép thành lập, điều lệ tổ chức) (01 bản);
– Giấy ủy quyền nộp đơn, nếu có (01 bản);
– Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn (01 bản);
– Đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận còn phải có Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/ Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
– Tài liệu chứng minh quyền sử dụng/đăng ký nhãn hiệu chứa các dấu hiệu đặc biệt (tên, biểu tượng, cờ, huy hiệu, của cơ quan, tổ chức, dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành, tên nhân vật, hình tượng, tên thương mại, chỉ dẫn xuất xứ, giải thưởng, huy chương, hoặc ký hiệu đặng trưng của sản phẩm, dấu hiệu thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghệ của người khác) (01 bản).
Thời hạn xử lý đơn đăng ký thương hiệu
Thẩm định về hình thức
Thẩm định về hình thức là bước đầu trong quá trình đăng ký nhãn hiệu, thực hiện nhằm mục đích kiểm tra hình thức và cách thức trình bày của các tài liệu có trong đơn; kiểm tra tính pháp lý về chủ thể nộp đơn, về hồ sơ hưởng quyền ưu tiên;
Thời gian: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Công bố đơn hợp lệ
Đây là bước giúp chủ đơn theo dõi quá trình thẩm định đơn.
Thời gian: 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ sau khi đã thẩm định hình thức.
Thẩm định về nội dung
Thẩm định về nội dung nhằm mục đích kiểm tra chi tiết nhãn hiệu có bị trùng hay tương tự với nhãn hiệu khác hay không, đánh giá khả năng được cấp Văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu;
Thời gian: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Như vậy, tổng thời gian đăng ký nhãn hiệu từ lúc nộp hồ sơ đến khi được cấp văn bằng bảo hộ theo quy định của pháp luật là 12 tháng.
Tuy nhiên trên thực tế, thời gian đăng ký nhãn hiệu có thể kéo dài lên tới 18 – 24 tháng bởi các lý khách quan như:
– Số lượng đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ ngày càng nhiều, việc thẩm định đơn sẽ ngày càng kéo dài hơn.
– Đơn đăng ký thường bị yêu cầu sửa đổi, bổ sung do hồ sơ, tài liệu có sai sót về hình thức.
Dịch vụ đăng ký logo độc quyền của Luật Trần và Liên Danh nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm chi phí
Quý vị đang muốn đăng ký bản quyền logo nhưng vẫn còn nhiều băn khoăn? Quý vị muốn tìm một cơ sở tin cậy để giúp thực hiện quá trình đăng ký nhưng lại không rõ đăng ký bản quyền logo bao nhiêu tiền? Hãy liên hệ với Luật Trần và Liên Danh ngay để nhận được sự tư vấn từ chúng tôi.
Với nhiều năm làm trong lĩnh vực đăng ký chúng tôi đã tiến hành đăng ký thành công cho rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp, con số đã lên đến hàng nghìn. Chúng tôi với đội ngũ nhân viên và Luật sư dày dặn kinh nghiệm, nghiêm túc trong quá trình làm việc tự hào là nơi tin cậy mỗi khi khách hàng cần hỗ trợ pháp lý. Luật Trần và Liên Danh luôn quan niệm: Sự hài lòng của khách hàng chính là niềm vui của công ty. Do đó chúng tôi luôn đảm bảo khách hàng sẽ “Vui khi đến, hài lòng khi đi”.
Hiện nay ngoài dịch vụ đăng ký logo cho cá nhân, doanh nghiệp. Công ty còn triển khai rất nhiều dịch vụ khác như sở hữu trí tuệ, giấy phép con, đăng ký thành lập công ty, thiết kế logo doanh nghiệp… Quý khách quan tâm đến dịch vụ của Luật Trần và Liên Danh hãy liên hệ để được tư vấn cũng như hỗ trợ các vấn đề liên quan đến pháp luật.
Đây là những lý do quý khách hàng nên cân nhắc tại sao lại chọn chúng tôi?
– Dịch vụ Nhanh chóng:
+ Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, đơn đăng ký bản quyền logo ngay khi nhận được tài liệu do khách hàng cung cấp ;
+ Tra cứu mẫu logo trên hệ thống cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ và tra cứu chuyên sâu cùng chuyên viên của Cục trong thời gian ngắn nhất;
+ Đánh giá sơ bộ khả năng đăng ký bản quyền logo sau khi xem xét hồ sơ đăng ký.
– Hiệu quả:
+ Đảm bảo chuẩn bị hồ sơ đầy đủ thành phần phải có của đơn đăng ký bản quyền logo theo quy định;
+ Thời gian trả kết quả nhanh chóng, theo đúng cam kết với khách hàng trong hợp dịch vụ;
– Tiết kiệm chi phí:
+ Luật Trần và Liên Danh cung cấp dịch vụ thiết kế logo với mức giá cạnh tranh, giúp khách hàng tiết kiệm chi phí khi sử dụng dịch vụ thiết kế của một đơn vị và đăng ký logo của đơn vị khác.
+ Sử dụng chuỗi các dịch vụ của Luật Trần và Liên Danh từ việc thiết kế logo cho tới đăng ký bản quyền logo luôn nhận được mức giá ưu đãi.
+Tiết kiệm chi phí đi lại của khách hàng:
Trên đây là một số nội dung mới nhất về chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền Luật Trần và Liên Danh gửi tới quý khách hàng. Là một đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, đặc biệt là đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ thương hiệu, chúng tôi tự tin là nơi để quý khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ. Nếu có thắc mắc hay có vần đề cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn chi tiết và cụ thể.