Cách tính lương bảo hiểm thất nghiệp

cách tính lương bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp là vấn đề được hầu hết người lao động quan tâm trong thời gian thất nghiệp. Vậy bảo hiểm thất nghiệp là gì? Trong bài viết hôm nay, Luật Trần và Liên Danh sẽ hướng dẫn bạn cách tính lương bảo hiểm thất nghiệp 2022 cũng như những vấn đề thực tế xoay quanh bảo hiểm thất nghiệp. 

Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Bảo hiểm thất nghiệp là một chế độ hỗ trợ người lao động trong giai đoạn thất nghiệp. Đây được xem là phương án giúp đỡ người lao động trong thời gian họ chưa tìm được việc làm mới. Bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ người lao động một phần thu nhập để họ duy trình cuộc sống trong lúc tìm kiếm công việc mới.

Tiền hỗ trợ thất nghiệp là gì?

Tiền hỗ trợ thất nghiệp là số tiền mà người lao động nhận được khi họ chính thức mất việc hoặc đang trong quá trình tìm công việc mới.

Đối với người lao động, tiền hỗ trợ thất nghiệp giúp họ giải quyết khó khăn chi tiêu hằng ngày và duy trì tinh thần ổn định để bắt đầu tìm kiếm việc làm mới

Đối với người sử dụng lao động, tiền hỗ trợ thất nghiệp là phương án giúp họ trút bớt gánh nặng kinh tế, giải quyết chế độ cho nhân viên bị sa thải.

Khi nào người lao động được nhận bảo hiểm thất nghiệp?

Theo quy định tại Điều 49 của Luật Việc làm năm 2013, để được hưởng mức bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động cần đảm bảo những điều kiện sau:

Điều kiện 1

Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, ngoài trừ các trường hợp dưới đây:

  • Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật
  • Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;

Điều kiện 2

– Trong trường hợp người lao làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn.

Người lao động phải đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

– Trường hợp làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.

Người lao động phải đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Điều kiện 3

Người lao động đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định.

Điều kiện 4

Người lao động chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Giới thiệu cách tính lương bảo hiểm thất nghiệp

Theo quy định của pháp luật, cách tính lương bảo hiểm thất nghiệp dựa vào mức lương bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng của người sử dụng lao động và người lao động như sau:

Người lao động phải đóng 1% tiền lương hàng tháng

Người sử dụng lao động đóng 1% quỹ lương hàng tháng cho những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Ví dụ mức lương của bạn là 8.000.000 đồng, bạn phải trả 80.000 đồng và doanh nghiệp của bạn trả 80.000 đồng cho bảo hiểm thất nghiệp. Vậy, mức lương bảo hiểm thất nghiệp của bạn là 160.000 đồng/tháng.

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

Theo thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội, cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng = Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp x 60%

Ví dụ: mức lương hàng tháng trong 6 tháng gần nhất đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của bạn là 5.000.000 đồng, vậy mức trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng của bạn là: 5.000.000*60% = 3.000.000 đồng.

Lưu ý về tiền trợ cấp thất nghiệp năm 2022

Mức lương chuẩn để tính bảo hiểm

Tuy nhiên, người lao động cần lưu ý rằng trong những tháng cuối trước khi thất nghiệp mà người lao động gián đoạn việc đóng bảo hiểm thất nghiệp.

06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp chính là bình quân tiền lương của 06 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định pháp luật.

Mức lương trợ cấp tối đa

Một điều nữa mà bạn cần được chú ý đó là mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.

Hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.”

Mức lương tối thiểu vùng 2022

Theo quy định của pháp luật hiện nay, mức lương tối thiểu vùng năm 2022 đã được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo phương án chưa tăng lương tối thiểu vùng năm 2022 như kết quả bỏ phiếu của Hội đồng Tiền lương Quốc gia; tức mức lương tối thiểu vùng 2022 vẫn sẽ giữa như năm 2020 là:

  • Vùng 1 giữ nguyên 4.420.000 đồng/tháng;
  • Vùng 2 là 3.920.000 đồng/tháng;
  • Vùng 3 là 3.430.000 đồng/tháng;
  • Vùng 4 là 3.070.000 đồng/tháng.
cach-tinh-luong-bao-hiem-that-nghiep

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng mức trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp còn phụ thuộc mức lương tối thiểu vùng. Hạn chế này được nhà nước đưa ra trong mức trợ cấp thất nghiệp là bởi theo quy định Luật Việc làm, bên cạnh trợ cấp thất nghiệp người lao động còn được hưởng các chế độ khác như sau:

  • Hỗ trợ tư vấn việc làm và học nghề,
  • Được đào tạo nâng cao trình độ nhằm hoàn thiện các kỹ năng nghề phục vụ cho công việc.
  • Người hưởng trợ cấp thất nghiệp cũng có bảo hiểm y tế theo quy định pháp luật về bảo hiểm y tế.

Hướng dẫn các bước hưởng nhận trợ cấp thất nghiệp

Để nhận được số tiền trợ cấp thất nghiệp, bạn cần thực hiện đầy đủ các bước dưới đây

  • Bước 1: Trong vòng 03 tháng, kể từ khi bạn chấm dứt hợp đồng lao động, bạn phải nộp một bộ hồ sơ xin hưởng bảo hiểm thất nghiệp tới trung tâm dịch vụ việc làm của Tỉnh/ Thành phố. Nơi mà bạn sinh sống và làm việc
  • Bước 2: Trung tâm dịch vụ việc làm của Tỉnh/ Thành phố sẽ gửi phiếu hẹn thời gian bạn nhận quyết định trợ cấp thất nghiệp
  • Bước 3: Trong vòng 05 ngày, kể từ ngày bạn nhận được quyết định hưởng trợ cấp, bạn tới cơ quan bảo hiểm xã hội nhận trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên.
  • Bước 4: Hàng tháng, bạn đến trung tâm dịch vụ việc làm để nhận các trợ cấp hoặc được hỗ trợ, giới thiệu việc làm theo quy định.

Tóm lại, bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp là một chế độ cực kỳ cần thiết trong thời gian người lao động chưa thể tìm được việc làm ngay được. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn có thể hiểu rõ hơn mức lương bảo hiểm cũng như quy trình nhận trợ cấp thất nghiệp.

Bảo hiểm thất nghiệp thật sự cần thiết không?

Như bài viết đã chia sẻ, bảo hiểm thất nghiệp cực kỳ cần thiết đối với người lao động trong khoản thời gian thất nghiệp. Ngoài ra, bảo hiểm thất nghiệp còn giúp ích cho doanh nghiệp tiết kiệm tài chính trong việc sa thải nhân viên. Chính vì vậy, bạn nên tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi còn đang làm việc.

Ngoài việc hỗ trợ tiền trợ cấp thất nghiệp, người lao động còn nhận được gì nữa không?

Trong thời gian thất nghiệp, ngoài khoản tiền trợ cấp thất nghiệp, người lao động còn được hỗ trợ các chế độ khác bao gồm:

  • Hỗ trợ tư vấn việc làm hoặc học nghề
  • Được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn
  • Người hưởng trợ cấp thất nghiệp vẫn được sử dụng bảo hiểm y tế theo đúng quy định của pháp luật

cách tính lương bảo hiểm thất nghiệp
cách tính lương bảo hiểm thất nghiệp

Trong vòng bao lâu, người lao động phải nộp hồ sơ nhận trợ cấp thất nghiệp?

Trong vòng 3 tháng, kể từ ngày bạn chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp, bạn cần hoàn tất một bộ hồ sơ xin nhận trợ cấp thất nghiệp để nộp lên trung tâm việc làm tại nơi bạn sinh sống và làm việc. Nếu bạn nộp sau khoản thời gian trên, hồ sơ của bạn có thể bị loại bỏ.

Cần lưu ý gì về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Khoản tiền trợ cấp thất nghiệp được tính theo công thức: Mức hưởng hàng tháng = Bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp x 60%.

Tuy nhiên, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa không quá 5 lần so với mức lương cơ sở hoặc không vượt quá 05 lần mức lương tối thiểu của vùng.

Nhận bảo hiểm thất nghiệp 1 lần được không?

Câu hỏi:

Xin chào Luật sư, tôi có câu hỏi về bảo hiểm thất nghiệp như sau:

Năm 2010, tôi đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì tìm được việc làm nên được nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp một lần. Năm 2014 tôi đi nước ngoài, đến năm 2017 tôi về nước và đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đó đến nay. Tôi dự kiến nộp hồ sơ hưởng thất nghiệp tiếp nhưng được biết bảo hiểm thất nghiệp không còn được nhận một lần nữa nếu tôi tìm được việc làm. Điều này có đúng không? Xin Luật sư giải đáp.

Trả lời:

Cảm ơn câu hỏi Bạn đã gửi về hòm thư liên hệ của chúng tôi. Với câu hỏi này, chúng tôi xin trả lời như sau:

Trước năm 2015, một số văn bản pháp luật điều chỉnh về bảo hiểm thất nghiệp nói chung và trợ cấp thất nghiệp nói riêng là:

– Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006;

– Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp;

– Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp;

– Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2010 Hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.

Theo đó, các văn bản này có quy định với nội dung:

Người bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng khoản trợ cấp một lần bằng giá trị của tổng trợ cấp thất nghiệp của số thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp còn lại theo quy định tại Khoản 2 Điều 82 Luật Bảo hiểm xã hội.

Các trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 bao gồm

+ Có việc làm;

+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Do đó, vào thời điểm năm 2010, khi bạn đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp nhưng được xác định là có việc làm, bạn bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, đồng thời được hưởng khoản trợ cấp một lần bằng giá trị của tổng trợ cấp thất nghiệp của số thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp còn lại theo quy định.

Từ 1/1/2015 cho đến nay (thời điểm trả lời câu hỏi), Luật Việc làm 2013 có hiệu lực thi hành điều chỉnh nội dung về bảo hiểm thất nghiệp, trong đó có chế độ trợ cấp thất nghiệp.

Điều 53 Luật này có quy định:

Điều 53. Tạm dừng, tiếp tục, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp

1. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp khi không thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 của Luật này.

2. Người lao động bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu vẫn còn thời gian được hưởng theo quyết định thì tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp khi thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 của Luật này.

3. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp sau đây:

a) Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp;

b) Tìm được việc làm;

c) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

d) Hưởng lương hưu hằng tháng;

đ) Sau 02 lần từ chối nhận việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng;

e) Không thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 của Luật này trong 03 tháng liên tục;

g) Ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

h) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

i) Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp;

k) Chết;

l) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

m) Bị tòa án tuyên bố mất tích;

n) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.

4. Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều này được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo khi đủ điều kiện quy định tại Điều 49 của Luật này.

Thời gian bảo lưu được tính bằng tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trừ đi thời gian đóng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp, theo nguyên tắc mỗi tháng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng 12 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Theo quy định trên, hiện nay với trường hợp tìm được việc làm khi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, Bạn bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng không được giải quyết một lần, mà được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp làm căn cứ để tính hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng theo quy định.

Trên đây là một số nội dung về cách tính lương bảo hiểm thất nghiệp, nếu có vấn đề gì thắc mắc về nội dung  này, quý khách hàng vui lòng liên hệ với Luật Trần và Liên Danh chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất. Xin trân trọng cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng!

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139