Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm Điều 193 Bộ luật hình sự

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm Điều 193 Bộ luật hình sự

Căn cứ pháp lý tại Điều 193 Bộ luật hình sự

Điều 193 Bộ luật hình sự Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm

“1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Phạm tội qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại;

g) Hàng giả trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;

h) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;

i) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

k) Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

l) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%;

m) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Hàng giả có giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn 200.000.000 đồng trở lên;

b) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật trị giá 500.000.000 đồng trở lên trong trường hợp không xác định được giá thành sản xuất, giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;

c) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

d) Làm chết người;

đ) Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

e) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Thu lợi bất chính từ 1.500.000.000 đồng trở lên;

b) Làm chết 02 người trở lên;

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên, với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

d) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;

đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 18.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

Phân tích Điều 193 Bộ luật hình sự

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý (động cơ vì vụ lợi).

Khách thể của tội phạm

Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến chính sách quản lý thị trường của Nhà nước, đồng thời xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, ngoài ra còn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe  (như gây ra ngộ độc dẫn đến chết người hoặc tổn hại sức khoẻ) của người khác;

Mặt khách quan của tội phạm

+ Hành vi:

Làm ra sản phẩm là lương thực thực phẩm, phụ gia thực phẩm có kiểu dáng, nhãn mác như kiểu dáng, nhãn mác của hàng hóa do một cơ sở sản xuất khác đã đăng kí kinh doanh và được chấp nhận bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Người phạm tội có thể tạo ra hoàn chỉnh một sản phẩm hoặc một phần của sản phẩm giả với chất lượng thấp hơn, ngang bằng hay tốt hơn hàng thật đã được đăng kí chất lượng.

Bên cạnh đó là hành vi buôn bán hàng giả là lương thực thực phẩm và phụ gia thực phẩm, mua đi bán lại thu lời bất chính. Người phạm tội chỉ cần có hành vi mua hàng giả để bán kiếm lời cũng cấu thành tội buôn lậu hàng giả, không cần thực hiện hết cả hai hành vi mua – bán hàng giả.

Thỏa mãn những hành vi nêu trên, đã cấu thành tội phạm không đòi hỏi thêm các dấu hiệu: về số lượng, giá trị hàng hóa hoặc các dấu hiệu về nhân thân như các tội phạm khác

+ Đối tượng:

Mặt khách quan của tội phạm này về hành vi sản xuất, buôn bán giống như các dấu hiệu của tội sản xuất, buôn bán hàng giả (xem giải thích tương tự ở tội sản xuất, buôn bán hàng giả), tuy nhiên về đối tượng là những sản phẩm, hàng hoá sau:

* Lương thực: gồm thóc, gạo, ngô, khoai, sắn và lương thực đã qua chế biến như mì sợi, mì ăn liền

* Thực phẩm gồm: đường, sữa, nưốc chấm, thịt (các loại), cá, trứng, nước ngọt, nước giải khát…

* Thuốc chữa bệnh (gồm cả thuốc Đông y và thuốc Tây y).

* Thuốc phòng bệnh (như các loại vắc-xin, các loại thuốc bổ).

+ Hậu quả:

Về hậu quả mặc dù thực tế hậu quả của việc sản xuất, buôn bán hàng giả nêu trên gây hậu quả rất lớn, làm thiệt hại kinh tế của người sản xuất và người tiêu dùng. Tuy nhiên dấu hiệu này không phải là yếu tố cấu thành bắt buộc của tội này (mà chỉ có ý nghĩa về định khung hình phạt).

Về mặt định lượng giá trị hàng phạm pháp (khác với tội sản xuất, buôn bán hàng giả) điều luật không quy định mức để truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy chỉ cần có hành vi sản xuất hoặc buôn bán các đối tượng nêu trên là đủ dấu hiệu cấu thành tội này.

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm Điều 193 Bộ luật hình sự
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm Điều 193 Bộ luật hình sự

‘Mức phạt tại Điều 193 Bộ luật hình sự

Mức hình phạt của tội này được chia thành bốn khung, cụ thể như sau:

Khung một (khoản 1)

Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

Khung hai (khoản 2)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Phạm tội qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại;

g) Hàng giả trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;

h) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;

i) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

k) Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

l) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%;

m) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Khung ba (khoản 3)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Hàng giả có giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn 200.000.000 đồng trở lên;

b) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật trị giá 500.000.000 đồng trở lên trong trường hợp không xác định được giá thành sản xuất, giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;

c) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

d) Làm chết người;

đ) Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

e) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

Khung bốn (khoản 4)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Thu lợi bất chính từ 1.500.000.000 đồng trở lên;

b) Làm chết 02 người trở lên;

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên, với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

d) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;

đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lê

Hình phạt bổ sung (khoản 5)

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ  20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

a) Phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

b) Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

c) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Luật Hoàng Phi xin được tư vấn và bình luận về tội sản xuất và buôn bán hàng cấm theo Bộ luật hình sự 2015 để khách hàng tham khảo và sử dụng,

 Hình phạt đối với pháp nhân

Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 18.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Trên đây là nội dung tội phạm theo tại tại Điều 193 Bộ luật hình sự Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này, quý khách có thể liên hệ với Luật Trần và Liên Danh để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139