Cá nhân cho vay có chịu thuế tncn

cá nhân cho vay có chịu thuế tncn

Nền kinh tế ngày càng phát triển, trình độ dân chí được nâng cao, ý thức tự giác xã hội cũng phổ biến hơn, thu nhập bình quân đầu người của mỗi cá nhân ngày càng tăng cao. Và việc hoàn thành nghĩa vụ với xã hội, tăng thu cho ngân sách nước nhà là điều hiển nhiên. Qua đó, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy vai trò của thuế thu nhập cá nhân là cần có và rất quan trọng. Vậy đối tượng nào phải nộp thuế thu nhập cá nhân? Thu nhập từ tiền lãi cho vay có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không? cá nhân cho vay có chịu thuế tncn? Hãy cùng Luật Trần Và Liên Danh tìm hiểu và trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền thuế mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã tính các khoản được giảm trừ.

Theo đó, thuế TNCN được xây dựng trên nguyên tắc công bằng và khả năng nộp thuế. Thuế thu nhập cá nhân không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp, vừa đủ nuôi sống bản thân và gia đình ở mức cần thiết.

Do đó việc nộp thuế thu nhập cá nhân cũng góp phần làm giảm hợp lý khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp dân cư.

Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân:

Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

– Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện, sau:

a) Có mặt tại Việt nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.

b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

– Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định trên

Thu nhập từ tiền lãi cho vay có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?

Căn cứ khoản 3 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi bổ sung thì thu nhập từ đầu tư vốn bao gồm: Tiền lãi cho vay; Lợi tức cổ phần. Vậy ở đây tiền lãi cho vay ở đây có phải là hiểu theo cách khi một cá nhân có tiền cho một cá nhân khác vay có tính lãi thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?

Để giải đáp câu hỏi này, theo đquy định tại Khoản 3 điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC sửa đổi bổ sung theo Khoản 6 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC thông tư hướng dẫn thực hiện thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thực hiện thông tư 111 quy định cụ thể về các khoản thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn:

– Tiền lãi nhận được từ việc cho các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh vay theo hợp đồng vay hoặc thỏa thuận vay, trừ lãi tiền gửi nhận được từ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo hướng dẫn tại tiết g.1, điểm g, khoản 1, Điều 3 Thông tư này. 

– Cổ tức nhận được từ việc góp vốn mua cổ phần.

– Lợi tức nhận được do tham gia góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, hợp tác xã, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh và các hình thức kinh doanh khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Hợp tác xã; lợi tức nhận được do tham gia góp vốn thành lập tổ chức tín dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng; góp vốn vào Quỹ đầu tư chứng khoán và quỹ đầu tư khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. Không tính vào thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn đối với lợi tức của doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ.

– Phần tăng thêm của giá trị vốn góp nhận được khi giải thể doanh nghiệp, chuyển đổi mô hình hoạt động, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp hoặc khi rút vốn.

– Thu nhập nhận được từ lãi trái phiếu, tín phiếu và các giấy tờ có giá khác do các tổ chức trong nước phát hành, trừ thu nhập theo hướng dẫn tại tiết g.1 và g.3, điểm g, khoản 1, Điều 3 Thông tư này.

– Các khoản thu nhập nhận được từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác kể cả trường hợp góp vốn đầu tư bằng hiện vật, bằng danh tiếng, bằng quyền sử dụng đất, bằng phát minh, sáng chế.

– Thu nhập từ cổ tức trả bằng cổ phiếu, thu nhập từ lợi tức ghi tăng vốn

Như vậy, trong trường hợp cho vay lãi từ tiền lãi cho vay thì được xác định như sau:

Nếu trong trường hợp cho vay theo hình thức vay dân sự thì không phải nộp thuế thu nhập cá nhân

Nếu trong trường hợp cho vay lãi theo hình thức mua trái phiếu. Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể, trong một thời gian xác định và với một lợi tức quy định. Người phát hành có thể là doanh nghiệp, một tổ chức chính quyền như Kho bạc nhà nước, chính quyền.  

Thu nhập của trái phiếu là tiền lãi, là khoản thu cố định thường kỳ, và không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty phát hành. Do đó, cho vay lãi trong trường hợp mua trái phiếu thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với tiền hoa hồng ?

Thưa luật sư! Tôi đang làm việc cho một công ty phân bón, nhưng không lĩnh lương theo tháng mà công ty sẽ trích hoa hồng cho tôi vào cuối năm (nghĩa là trong một năm tôi chỉ được lĩnh tiền một lần vào thời điểm cuối năm) ?

Tôi xin chân thành cảm ơn. 

Trả lời:

Căn cứ theo điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 thuộc Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, Điều 2 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế 2014quy định về Thu nhập chịu thuế gồm:

a.1. Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ;…

Lưu ý: Thu nhập từ kinh doanh quy định tại khoản này không bao gồm thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.

a.2.Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;….

Như vậy, bạn bắt buộc phải đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật hiện hành.

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định pháp luật về Thuế 2015 như sau:

Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Trong đó:

Thu nhập tính thuế = [Tổng lương – 9 triệu – (3,6 triệu x số người phụ thuộc)] x thuế suất

Lưu ý: Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm:

a) Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;

b) Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.

cá nhân cho vay có chịu thuế tncn
cá nhân cho vay có chịu thuế tncn

Cách tính thuế TNCN dựa trên biểu thuế lũy tiến từng phần như sau:

Bậc thuế

Phần thu nhập tính thuế/năm

(triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/tháng

(triệu đồng)

Thuế suất (%)

1

Đến 60

Đến 5

5

2

Trên 60 đến 120

Trên 5 đến 10

10

3

Trên 120 đến 216

Trên 10 đến 18

15

4

Trên 216 đến 384

Trên 18 đến 32

20

5

Trên 384 đến 624

Trên 32 đến 52

25

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80

30

7

Trên 960

Trên 80

35

Dựa trên biểu thuế lũy tiến từng phần, ta có công thức tính thuế Thu nhập cá nhân như sau:

Bậc 1: Thu nhập tính thuế TNCN từ 0 – 5 triệu VNĐ/tháng thì áp dụng mức thuế suất 5% => Số thuế TNCN phải nộp: 0 triệu VNĐ + 5% thu nhập tính thuế

Bậc 2: Thu nhập tính thuế TNCN từ 5 – 10 triệu VNĐ/tháng thì áp dụng mức thuế suất 10% => Số thuế TNCN phải nộp: 0,25 triệu VNĐ + 10% thu nhập tính thuế

Bậc 3: Thu nhập tính thuế TNCN từ 10 – 18 triệu VNĐ/tháng thì áp dụng mức thuế suất 15% => Số thuế TNCN phải nộp: 0,75 triệu VNĐ + 15% thu nhập tính thuế

Bậc 4: Thu nhập tính thuế TNCN từ 18 – 32 triệu VNĐ/tháng thì áp dụng mức thuế suất 20% => Số thuế TNCN phải nộp: 1,95 triệu VNĐ + 20% thu nhập tính thuế

Bậc 5: Thu nhập tính thuế TNCN từ 32 – 52 triệu VNĐ/tháng thì áp dụng mức thuế suất 25% => Số tính thuế TNCN phải nộp: 4,75 triệu VNĐ + 25% thu nhập tính thuế.

Bậc 6: Thu nhập tính thuế TNCN từ 52 – 80 triệu VNĐ/tháng thì áp dụng mức thuế suất 30% => Số tính thuế TNCN phải nộp: 9,75 triệu VNĐ + 30% thu nhập tính thuế.

Bậc 7: Thu nhập tính thuế TNCN trên 80 triệu VNĐ/tháng thì áp dụng mức thuế suất 35% => Số tính thuế TNCN phải nộp: 18,15 triệu VNĐ + 35% thu nhập tính thuế.

Do bạn không cung cấp đầy đủ thông tin cho chúng tôi nên chúng tôi chỉ tư vấn cho bạn công thức tính thuế.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương làm thêm ?

Xin chào Luật sư! Tôi có vấn đề cần tư vấn về cách tính thuế thu nhập cá nhân, xin luật sư tư vấn giúp tôi. Hiện nay tôi làm công cho một công ty, mức lương trong hợp đồng tôi ký với công ty là 25 triệu đồng/ tháng.

Nhưng vì công ty thiếu người làm chuyên môn nên mỗi tháng tôi đi làm thêm 4 ngày chủ nhật, và được trả công là 2 triệu đồng/ 1 ngày chủ nhật ( số tiền này không có trong hợp đồng hay phụ lục hợp đồng nào, mà chỉ là thỏa thuận bằng miệng giữa tôi và lãnh đạo công ty).

Như vậy, tổng thu nhập của tôi là 33 triệu đồng/ tháng, nhưng khi tính thuế thu nhập cá nhân thì kế toán công ty tôi lại gộp cả 2 loại thu nhập này của tôi để tính mà không trừ đi phần chênh lệch tiền công làm việc trong giờ và công làm thêm ( theo hướng dẫn về cách tính thuế thu nhập cá nhân của TT111/2013 của BTC).

Vậy xin luật sư cho tôi hỏi cách tính của kế toán công ty tôi có đúng không? Vì khi tôi thắc mắc thì họ nói đấy không phải là tiền làm thêm giờ mà đó cũng là một khoản thu nhập của tôi nên áp thuế cả hai khoản trên cộng lại ?

Xin cảm ơn luật sư!

Trả lời:

Theo quy định tại điểm i khoản1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân về các khoản thu nhập được miễn thuế:

“i) Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động. Cụ thể như sau:

i.1) Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.

Ví dụ 2: Ông A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là 40.000 đồng/giờ.

– Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân được trả 60.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:

60.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ

– Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cá nhân được trả 80.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:

80.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 40.000 đồng/giờ

i.2) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập phải lập bảng kê phản ánh rõ thời gian làm đêm, làm thêm giờ, khoản tiền lương trả thêm do làm đêm, làm thêm giờ đã trả cho người lao động. Bảng kê này được lưu tại đơn vị trả thu nhập và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan thuế.”

Căn cứ vào hướng dẫn tại Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, phần tiền lương cao hơn do phải làm thêm là thu nhập được miễn thuế.

Như vậy, việc kế toán ở công ty bạn gộp chung cả hai khoản tiền (lương làm việc bình thường hàng tháng + tiền lương làm thêm vào chủ nhật có mức cao hơn ngày bình thường) để tính thuế thu nhập cá nhân cho bạn là sai theo quy định của pháp luật hiện hành. Việc xác định phần thu nhập được miễn thuế và tính phần thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân được thực hiện như sau:

– Trước hết bạn cần xác định mức tiền lương mà bạn đang được hưởng theo ngày làm việc bình thường. Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư 23/2015/TT-BLĐTB&XH, tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng (tính theo từng tháng dương lịch và bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày) theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn.

Ngoài ra, bạn cần căn cứ vào quy định trong điều lệ của công ty bạn hoặc hợp đồng lao động mà bạn đã kí kết để xác định số ngày làm việc bình thường trong tháng của bạn.

– Lấy số tiền lương bạn được hưởng trong một ngày làm thêm (chủ nhật) trừ đi số tiền lương bạn được hưởng trong một ngày làm việc bình thường để tính mức lương chênh lệch trong một ngày. Bạn làm 4 ngày chủ nhật, do đó bạn lấy con số này nhân lên 4 lần tính được phần thu nhập được miễn thuế.

– Phần thu nhập chịu thuế TNCN trong tháng của bạn được tính bằng tổng số lương của bạn trong tháng (33 triệu) trừ đi phần thu nhập miễn thuế.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về thắc mắc cá nhân cho vay có chịu thuế tncn không? Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139