Đơn xin bãi nại

Đơn xin bãi nại

Bãi nại nghĩa là bãi bỏ yêu cầu khiếu nại/khởi tố. Thông thường, người bị hại (hoặc nạn nhân) trong vụ án nào đó mà họ có đơn bãi nại nghĩa là họ không yêu cầu khởi tố hoặc rút đơn khởi tố. Luật Trần và Liên Danh giới thiệu mẫu đơn xin bãi nại, dùng trong vụ án hình sự.

Mẫu đơn bãi nại mới nhất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……….., ngày……tháng…….năm ………..

ĐƠN XIN BÃI NẠI

(Đối với ………….. trong vụ án …………… )

Kính gửi: – Cơ quan Cảnh sát điều tra công an huyện/quận……, công an tỉnh

– Viện kiểm sát nhân dân huyện/quận…., tỉnh…..

– Tòa án nhân dân huyện/quận….., tỉnh ……….

Tôi là ………………., sinh năm ……………. địa chỉ: ……………….., tôi là người bị hại trọng vụ án …………… do ông/bà………………………………gây ra đang được quý các cơ quan tiến hành Điều tra/Truy tố về tội………

Bằng văn bản này tôi xin bãi nại (rút toàn bộ các yêu cầu và đề nghị khởi tố vụ án nêu trên, khởi tố bị can đối với ông/bà………) và đề nghị quý các cơ quan tiến hành Đình chỉ Điều tra/Đình chỉ việc truy tố và giải quyết vụ án nêu trên, lý do xin rút như sau:

Chúng tôi đã thống nhất và thỏa thuận được với nhau về việc bồi thường thiệt hại có liên quan đến vụ án này, Ông/bà……. sau khi thực hiện hành vi phạm tội đã ăn năn, hối cải, khắc phục hậu quả và nhận thức được hành vi vi phạm của mình, mong muốn chuộc lại lỗi lầm và phấn đấu trở thành công dân tốt. Nhận thấy hành vi và nhận thức của ông/bà là thành khẩn, không nhất thiết phải trừng trị trước pháp luật hơn nữa việc gây nguy hại cho tôi là người bị hại cũng không lớn do đó không nhất thiết phải tiến hành điều tra, truy tố, xét xử về hành vi phạm tội này.

Nay, tôi làm đơn này đề nghị Quý các cơ quan tiến hành việc đình chỉ điều tra, truy tố, xét xử đối với vụ án nêu trên.

Tôi làm đơn này trong điều kiện sức khỏe tốt, hoàn toàn tỉnh táo, minh mẫn, không bị bất kỳ sự cưỡng ép, đe dọa nào, việc làm đơn này là đúng với ý trí và nguyện vọng của tôi.

Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ nội dung của đơn này và những điều tôi đã cam kết, trình bày tại đơn này.

Kính đề nghị Quý cơ quan xem xét, tạo điều kiện giúp đỡ.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người làm đơn bãi nại

(Ký và ghi rõ họ, tên)

Có bị khởi tố nếu có đơn bãi nại ?

Thưa luật sư, tôi bị tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản và bị kết án 12 năm tù vì tôi nói dối để vay tiền của các chủ nợ với lãi suất cao trong thời gian dài, lãi chồng lãi đến khi không còn khả năng chi trả. Vậy tôi xin hỏi nếu các chủ nợ đồng ý bãi nại cho tôi thì tôi có bị đi tù nữa không? Cảm ơn! 

Luật sư tư vấn:

Về vấn đề khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:

Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”

Theo đó, chỉ những tội phạm thuộc Khoản 1 của các Điều trên mới được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Còn tội danh của bạn thuộc vào quy định về Tội cho vay nặng lãi của Bộ luật Hình sự nên dù có đơn bãi nại của người bị hại thì bạn vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mười (10) tội danh không xử lý hình sự khi có đơn bãi nại ?

Thưa Luật sư, cho tôi hỏi năm 2018 có những tội danh nào thì khởi tố theo yêu cầu của người bị hại? Mong Luật sư tư vấn cho tôi, cám ơn Luật sư. 

Luật sư tư vấn:

Luật Trần và Liên Danh tư vấn cho quý khách hàng 10 tội danh không xử lý hình sự khi có đơn bãi nại bắt đầu từ ngày 01/01/2018. Căn cứ theo quy định tại Điều 155 Bộ Luật hình sự Số: 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 và Bộ Luật tố tụng hình sự số: 101/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 như sau:

Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

– Theo đó, 10 tội danh đó là:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Điều 135. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
Điều 136. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

Điều 138. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Điều 139. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

Điều 141. Tội hiếp dâm

Điều 143. Tội cưỡng dâm

Điều 155. Tội làm nhục người khác

Điều 156. Tội vu khống

Điều 226. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp 

Đơn xin bãi nại
đơn xin bãi nại

Ký đơn bãi nại có được rút lại không ?

Chào luật sư công ty Luật Trần và Liên Danh, tôi có một vấn đề liên quan đến quy định của Chồng em bị người thanh niên cầm dao vào nhà chém tới tấp vào người (mặc dù chồng em không xích mích gì với họ ‘ bị chém oan ‘), thương tật từ 31%-61% mới xuất viện 1 ngày đã về, thì có 1 anh Công An và bên chém chồng em vào , chỉ có mỗi chồng em ở nhà, đang trong tình trạng băng cả 2 tay và 1 chân phải chống lạng, và 1 anh Công An kia kêu chồng em ký giấy, mà không nói là giấy gì, chồng em mới xuất viện về đang trong tình trạng nữa tỉnh nữa mơ, thấy có Công An nên đã ký 2 giấy, mà cũng không có người nhà ở đó, e chỉ nghe là chồng em ký giấy chứ không biết ảnh ký giấy gì, bản thân anh cũng không biết có giấy bãi nại trong đó hay không ? Trường hợp nếu chồng em lỡ ký giấy bãi nại thì bên em có được rút lại không ? Vì bên em từ lúc xảy ra chuyện đến giờ bên em chưa viết giấy khiếu nại ?

Mong luật sư trả lời giúp em với ạ, em cảm ơn nhiều ạ ! 

Trả lời:

Thứ nhất. Về hành vi đánh chồng bạn bị thương

Theo những thông tin mà bạn cung cáp, chồng bạn bị người khác gây ra thương tích tổn hại sức khỏe tới 31% – 61%. Tuy nhiên cần phải căn cứ vào kết quả giám định cụ thể và chính xác của bác sĩ, mới chứng minh được chông bạn bị thương tật cụ thể là bao nhiêu % sức khỏe.

Đối với trường hợp trên 31% như bạn nói thì Người hành hung chồng bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Thứ hai về đơn bãi nại được ký

Đơn bãi nại được hiểu là rút yêu cầu khởi kiện, có nghĩa là không còn thưa kiện nữa. Tuy nhiên, không phải tất cả các hành vi phạm tội nếu được bãi nại là không bị xử lý hình sự. Theo Điều 105 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định:

Điều 105. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại

Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.

Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

-Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

-Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

-Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

-Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

-Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

-Tội hiếp dâm

-Tội cưỡng dâm

-Tội làm nhục người khác

-Tội vu khống

-Tội xâm phạm quyền tác giả

-Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Đối với trường hợp của người kia, như đã phân tích ở trên, anh ta phạm phải tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại khoản 2 Điều 104 BLHS 2015. Người vi phạm tội danh này vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự kể cả khi có đơn bãi nại của người bị hại.

Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi công ty luật Trần và Liên Danh về đơn xin bãi nại. Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139