Việc tra mã HS code chính xác hay không đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tính thuế xuất nhập khẩu của lô hàng và ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa. Tuy nhiên, tra mã HS code là vấn đề rất khó khăn ngay cả với người có kinh nghiệm làm nghề. Ở bài viết dưới đây, bạn sẽ hiểu rõ về mã HS code là gì và cách tra mã HS code cũng như là cách xin mã hs code tại Hà Tĩnh chính xác, hiệu quả.
Tại sao xác định mã HS lại là một lĩnh vực rủi ro như vậy?
Việc xác định mã HS rất rủi ro nếu bạn phân loại không chính xác, vì bạn có thể trả sai thuế cho sản phẩm của mình. Điều này có thể dẫn đến việc truy thu thuế hoặc hóa đơn thuế cho việc thanh toán lại tất cả hàng hóa mà bạn đã khai báo sai. Và còn có thể dẫn đến các khoản phạt có giá trị lớn, thậm chí khiến hàng hóa của bạn bị thu giữ hoặc tiêu hủy.
Việc khai báo sai cũng có thể dẫn đến việc nộp hơn mức thuế cần thiết quá cao và ảnh hưởng đến dòng tiền của doanh nghiệp bạn. Có thể đưa ra yêu cầu hồi tố đối với các khoản đã nộp thừa, nhưng bạn phải sao lưu đầy đủ các chứng từ của mình cho yêu cầu đó.
Phân loại hàng hóa để xác định thuế quan là một kỹ năng chuyên biệt, đòi hỏi nền tảng kiến thức rộng và có bề dày kinh nghiệm. Nhưng không phải tất cả các nhà xuất nhập khẩu đều nhất thiết phải sở hữu chuyên môn này. Khai báo chính xác loại hàng hóa với cơ quan hải quan là yếu tố then chốt. Đội ngũ tuân thủ về thương mại và hải quan của chúng tôi trên khắp thế giới đều là những chuyên gia về xác định mã HS và sẵn sàng hỗ trợ bạn đưa ra lời khuyên tốt nhất cho việc phân loại hàng hóa.
Việc xác định mã HS, xin mã hs code tại Hà Tĩnh là của doanh nghiệp XNK
Bộ Tài chính đã quy định: Người khai Hải quan có trách nhiệm phân loại hàng hoá (xác định chính xác tên gọi, mô tả và mã số hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu) trên tờ khai hải quan và chịu trách nhiệm về việc phân loại đó. Trong Danh mục và Biểu thuế XNK có 3 hạng muc: Mã hàng hóa; Tên gọi, mô tả hàng hóa; Thuế suất. Trong Tờ khai Hải quan có rất nhiều mục, nhưng 3 mục này là quan trọng nhất. Trên cơ sở nghiên cứu Danh mục hàng hóa , doanh nghiệp mô tả (cấu tạo, công thức, quy trình…) hàng hóa chính xác, đầy đủ…thì tra ngay được mã HS (bên trái). Như vậy với một hàng hóa luôn có mã HS nhất định, gọi là bất biến. Còn thuế suất thì thay đổi theo các chính sách, quy định của nhà nước, thậm chí tùy thuộc vào ưu đãi của các Hiệp định Thương mại!
Để xác định mã HS cho chính xác, doanh nghiệp phải dựa vào Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam do Bộ Tài chính phát hành. Khi xác định HS cho hàng hóa cần tìm hiểu thêm các nguyên tắc do Bộ Tài Tài chính và Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) hướng dẫn.Với một hàng hóa cụ thể cần lưu ý thêm Thực tế hàng hoá, tài liệu kỹ thuật, mô tả chi tiết hàng hoá, catalogue minh hoạ hàng hoá; Kết quả phân tích, giám định hàng hoá. Doanh nghiệp XNK là chủ hàng, phải là người hiểu rõ nhất (về cấu tạo, công thức, quy trình sản xuất, phương thức sử dụng v.v…) nên việc mô tả rõ ràng, chính xác thì kiểm tra của Hải quan sẽ đồng nhất mã HS. Khi làm giám định, doanh nghiệp cũng cần yêu cầu chi tiết để ghi kết quả giám định được rõ ràng … Trên cơ sở đó, kết hợp các chính sách thuế cập nhật kịp thời…sẽ thực hiện chính sách tài chính đầy đủ, chủ động.
Khi tiếp nhận Tờ khai, tham khảo nội dung, các Chi cục Hải quan có trách nhiệm kiểm tra, giám sát Tờ khai với thực tế hàng hóa để xác nhận, thậm chí xếp lại mã HS cho đúng thực tế. Khi Hải quan có ý kiến khác thì doanh nghiệp cần phải chứng minh (đưa ra bằng chứng về cấu tạo, quy trình sản xuất-vận hành, sử dụng…) phù hợp giám định…với mã số HS đã xác định. Có trường hợp không nắm chắc mã HS của mình, dẫn đến bị động về Thuế, phá sản về kinh doanh, thậm chí bị truy tố về tội trốn thuế…
Khi xét hậu quả trường hợp xếp sai mã HS bị xử phạt, thậm chí Hải quan xếp không đúng mã HS làm doanh nghiệp hao sức tốn của để chứng minh, thậm chí doanh nghiệp chịu oan thuế suất cao…thì thấy rõ việc am hiểu bản chất hàng hóa, để xếp mã HS chuẩn xác là công việc có giá trị kinh doanh thực sự!!
Vì vậy, đối với doanh nghiệp hoạt động XNK cần có cán bộ hiểu sâu về mã HS để xác định đúng,chính xác, không bị động khi mở Tờ khai Hải quan, chủ động kinh doanh.
Tầm quan trọng của phân loại đúng mã HS code, xin mã hs code tại Hà Tĩnh của hàng hóa nhập khẩu
Đối với cơ quan quản lý, vai trò phổ biến nhất của việc phân loại đúng mã HS Code là xác định đúng các loại hàng hóa xuất, nhập khẩu, từ đó đưa ra cách áp dụng các loại thuế và số tiền thuế phải thu các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, góp phần thực thi luật pháp trong nước và các hiệp ước quốc tế; hỗ trợ cho việc phân tích các chiến lược vi mô, vĩ mô và đàm phán thương mại quốc tế. Theo thống kê của Tổng Cục Hải Quan, kết thúc 10 tháng/2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 428,63 tỷ USD, tăng 8% (tương ứng tăng 31,7 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 218,82 tỷ USD, tăng 8,3% và nhập khẩu đạt 209,81 tỷ USD, tăng 7,7%.
Vai trò của việc áp mã HS đúng nhìn từ góc độ quản lý nhà nước:
- Tránh thất thu thuế,
- Kiểm soát cửa khẩu, kiểm soát hạn ngạch các hàng nhập khẩu,
- Rút ngắn thời gian thông quan, giảm lượng công việc cho cán bộ hải quan, tiết kiệm chi phí
- Rút ngắn thời gian giải phóng hàng, tránh hiện tượng ùn ứ hàng tại cảng, tại sân bay, …
Đối với doanh nghiệp, phân loại đúng mã HS Code cho hàng hóa nhập khẩu sẽ là tiền đề đảm bảo cho việc tuân thủ luật pháp trong nước và quốc tế của doanh nghiệp nhập khẩu.
Thứ nhất, phân loại đúng mã HS giúp doanh nghiệp xác định đúng % thuế suất theo quy định của nhà nước, từ đó nộp đủ các loại thuế cần nộp, tránh trường hợp doanh nghiệp phải nộp thuế nhiều lần hay phải làm thủ tục hoàn thuế, gây mất nhiều thời gian và công sức.
Thứ hai, với việc xác định mã HS đúng, doanh nghiệp sẽ được hưởng các lợi ích từ các FTA đúng theo quy định.
Thứ ba, nếu xác định HS code đúng từ trước khi hàng về, doanh nghiệp tìm hiểu được các thủ tục, giấy tờ cần thiết cho việc nhập khẩu, từ đó có thời gian chuẩn bị kĩ lưỡng, đầy đủ.
Nếu áp mã HS sai, doanh nghiệp không tránh khỏi việc trì trệ trong khâu giao hàng, công tác giám định gặp nhiều khó khăn, có nguy cơ bị xử phạt gây tốn kém chi phí, cũng có nhiều trường hợp vì áp sai mã HS mà doanh nghiệp đã nộp số tiền thuế nhiều hơn số tiền lẽ ra phải nộp và kể cả khi đã được thông quan thì việc áp sai mã HS sẽ gây rắc rối cho quá trình kiểm tra sau thông quan của doanh nghiệp.
Ví dụ, khi một doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa, nếu áp sai mã HS code, lúc hàng về đến kho/ cảng, mở tờ khai và nộp thuế xong thì hải quan cho biết là bị sai mã HS code, cần áp mã HS khác, cần kiểm tra chất lượng, công bố hợp quy và nộp thêm thuế. Vì không có sự chuẩn bị trước để chuẩn bị giấy tờ nên doanh nghiệp sẽ mất thời gian làm các thủ tục hơn, phải nộp thuế nhiều lần và chờ vào thuế, phát sinh lưu kho bãi và gây chậm tiến độ giao hàng.
Những lợi ích của việc phân loại HS code đúng đều dẫn tới việc tiết kiệm chi phí, thời gian, tránh phát sinh phí xử lí hải quan, phí lưu kho lưu bãi và đảm bảo lấy hàng nhanh để tránh ảnh hưởng tiến độ giao hàng và các dự án,…
Câu hỏi liên quan đến các vấn đề về Mã HS, xin mã hs code tại Hà Tĩnh
– Rủi ro của Doanh nghiệp trong quá trình hậu kiểm của hải quan/ thuế:
Hiện Doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều rủi ro rất lớn liên quan tới thuế Xuất nhập khẩu. Điều này xuất phát từ việc các mô tả hàng hóa gắn với mã HS hiện vẫn chưa thực sự rõ ràng, chưa giúp người thực thi có thể phân định thuận lợi, nên 1 mã hàng (Mã HS) có thể áp cho vài mặt hàng hoặc nhiều mã hàng có thể áp cho 1 mặt hàng trong thực tế, dẫn đến tình trạng, ở thời điểm nhập khẩu, Doanh nghiệp được cơ quan hải quan ấn định 1 mã, sau vài năm khi kiểm tra sau thông quan thì lại yêu cầu áp mã khác và truy thu thuế.
– Rủi ro của Doanh nghiệp khi khai mã HS khác với mã do hải quan áp, dẫn tới phạt vi phạm hành chính trong một số tình huống:
Doanh nghiệp cho biết, trong thực tế, rất nhiều trường hợp mặt hàng “lưỡng tính” có thể áp các mã HS khác nhau tùy thuộc vào quan điểm của cơ quan hải quan. Khi Doanh nghiệp khai báo, Doanh nghiệp xác định một mã HS và theo mã đó mặt hàng không thuộc diện phải xin giấy phép nhập khẩu. Tuy nhiên, sau khi cơ quan hải quan xem xét hồ sơ, ấn định một mã HS khác thì mặt hàng lại rơi vào trường hợp phải có giấy phép nhập khẩu. Chiếu theo quy định tại Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018, Doanh nghiệp phải có giấy phép nhập khẩu theo hồ sơ khai báo hải quan, nếu thiếu sẽ bị xử phạt hành chính. Điều này rất khó khăn cho Doanh nghiệp khi nhập khẩu các mặt hàng lần đầu.
Quy định về Mã HS, xin mã hs code tại Hà Tĩnh vẫn tạo ra các cách áp dụng, cách hiểu khác nhau.
Theo Điều 16 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 thì mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện phải có giấy phép thì phải xuất trình cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục, nếu khi làm thủ tục chưa có giấy phép xuất nhập khẩu sẽ bị phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan theo Khoản 7 và 8 Điều 14 Nghị định 45/2016/NĐ-CP.
Do (1) sự thiếu nhất quán trong các phán quyết trước hoặc sau; (2) thiếu hành lang pháp lý bảo vệ cán bộ, công chức, tạo nên tâm lý hay đẩy rủi ro cho bên khác; (3) thiếu các quy định ràng buộc trách nhiệm cụ thể từng bên khiến Doanh nghiệp là bên duy nhất phải gánh chịu rủi ro dù nhiều tình huống không phải của Doanh nghiệp.
Đề xuất: Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các Bộ ngành cùng Bộ Tài chính/Tổng cục Hải quan rà soát các mô tả HS để xác định những trường hợp còn gây nhầm lẫn, chồng lấn trong cách hiểu cách áp dụng để sửa đổi, điều chỉnh. Giao Bộ Tài chính/Tổng cục Hải quan chủ trì phối hợp cùng các Bộ ngành rà soát các quy định pháp luật nhằm phân định rõ trách nhiệm các cơ quan, cán bộ công chức trong từng tình huống, bổ sung cả quy định bảo vệ cán bộ công chức khi cần thiết để tạo sự yên tâm cho người thi hành công vụ nhưng cũng bổ sung các quy định để giảm thiểu tối đa tình trạng đẩy rủi ro cho Doanh nghiệp.
Trả lời:
Về mã HS, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đang tiếp tục thực hiện các nội dung sau để phân loại, xác định mã số HS được thuận lợi thống nhất:
– Tích cực phối hợp với các nước đàm phán xây dựng Danh mục HS, Danh mục Biểu thuế ASEAN, đưa các mặt hàng dễ lẫn, khó phân loại vào Danh mục với các tiêu chí phân biệt rõ ràng để thực hiện thống nhất, tránh gây nhầm lẫn, chồng lấn trong cách hiểu.
– Ban hành công văn hướng dẫn thống nhất đối với các mặt hàng khó, phức tạp, các mặt hàng có ý kiến của Tổ chức Hải quan thế giới để đảm bảo việc áp dụng Danh mục HS tuân thủ đúng mô tả và cách hiểu thống nhất với các nước ASEAN và các thành viên WTO.
– Phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng các Danh mục quản lý chuyên ngành, thống nhất việc áp dụng mã số đối với hàng hóa quản lý chuyên ngành, phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong nước và quốc tế, và đảm bảo đủ tiêu chí để phân loại hàng hóa.
– Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý tập trung để tra cứu, thống nhất trong thực hiện phân loại. Hệ thống đang tiếp tục được nâng cấp/ xây dựng mới để tạo thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp có thể sử dụng tra cứu, tham khảo trong quá trình khai báo mã số HS, đồng thời để thống nhất trong thực hiện phân loại.
– Tăng cường đào tạo, tập huấn cho cán bộ Hải quan và cộng đồng doanh nghiệp nâng cao nhận thức, năng lực trong lĩnh vực phân loại hàng hóa.
Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) ghi nhận ý kiến của doanh nghiệp để nghiên cứu, rà soát để sửa đổi bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật nhằm tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
Trên đây là bài viết tư vấn về xin mã hs code tại Hà Tĩnh của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.