Tội lăng nhục người khác

toi lang nhuc nguoi khac

Việc một cá nhân có hành vi chửi bới, xúc phạm người khác thì có bị coi là vi phạm pháp luật hay không, hành vi này được xử lý hành chính hay xử lý về hình sự?

Khi bạn gặp trường hợp phạm tội lăng nhục người khác và chưa biết phải xử lý hành vi vi phạm trên như thế nào thì bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

Khái quát chung về hành vi lăng nhục người khác

Hiện nay, với vấn đề xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác và Tội làm nhục người khác được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật hình sự năm 2015, Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Cụ thể.

Hiện nay, trong các văn bản pháp luật hiện hành không giải thích rõ như thế nào là “danh dự”, “nhân phẩm”, tuy nhiên căn cứ vào khái niệm được thể hiện trong từ điển Tiếng Việt có thể hiểu:

“Danh dự” của một người được hiểu là giá trị của người đó (bao gồm cả giá trị đạo đức, và giá trị tinh thần) được nhìn nhận trên cơ sở sự coi trọng và cách nhìn nhận của xã hội, của cộng đồng. “Danh dự” được thừa nhận như một quyền nhân thân, thể hiện vai trò và uy tín của một cá nhân trong xã hội.

Còn “nhân phẩm” của một người được hiểu là phẩm chất và giá trị của một con người. Phẩm chất có thể hiểu như là những đức tính, những tính cách làm nên một người như thật thà, dũng cảm, nhiệt tình…; giá trị của một con người có thể được đánh giá là “cao thượng”, “hèn hạ”… “Nhân phẩm” cũng giống như “danh dự” đều được xác định là một trong những quyền nhân thân của cá nhân được pháp luật bảo vệ.

“Danh dự”, “Nhân phẩm” là những giá trị nhân thân của một người được pháp luật bảo vệ. Nội dung này được quy định cụ thể tại Điều 20, 21 Hiến pháp năm 2013, Điều 34 Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể: cá nhân khi phát hiện có thông tin sai sự thật, làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín mình thì có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin này. Trường hợp, những thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm uy tín của một người được đăng tải trên mạng xã hội, phương tiện thông tin đại chúng thì có quyền yêu cầu gỡ bỏ, cải chính những thông tin này.

Hiện nay, trong quy định của pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể những hành vi nào là xúc phạm, danh dự, nhân phẩm của người khác. Tuy nhiên, có thể hiểu, khi một người có hành vi xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác được hiểu là người đó đã có những lời nói, hoặc có những hành vi động chạm, tác động đến những giá trị đạo đức, uy tín, phẩm giá của một người, gây tổn thương cho người bị tác động.

Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm không chỉ làm tổn thương đến những giá trị về tinh thần, lòng tự tôn, tự trọng của người bị xúc phạm, khiến họ cảm thấy nhục nhã, tức giận, tủi hổ mà còn có thể ảnh hưởng đến cách nhìn nhận của những người khác đến người bị xúc phạm. Điều này dẫn đến những tổn thương về tâm lý của người bị xúc phạm khi tình trạng này diễn ra nhiều lần, trong thời gian dài.

Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác là hành vi trái pháp luật nên người thực hiện hành vi này, tùy vào từng hậu quả có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Lăng nhục người khác trên mạng xã hội có vi phạm pháp luật hay không?

Căn cứ Điều 12 Luật Công nghệ thông tin 2006 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

– Cản trở hoạt động hợp pháp hoặc hỗ trợ hoạt động bất hợp pháp về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; cản trở bất hợp pháp hoạt động của hệ thống máy chủ tên miền quốc gia; phá hoại cơ sở hạ tầng thông tin, phá hoại thông tin trên môi trường mạng.

– Cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm mục đích sau đây:

+ Chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân;

+ Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc;

+ Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác đã được pháp luật quy định;

+ Xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân;

+ Quảng cáo, tuyên truyền hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục cấm đã được pháp luật quy định.

– Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động công nghệ thông tin; sản xuất, lưu hành sản phẩm công nghệ thông tin trái pháp luật; giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác; tạo đường dẫn trái phép đối với tên miền của tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên miền đó.

Theo đó, lăng nhục người khác trên mạng xã hội được xem là hành vi xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân là một trong các hành vi bị nghiêm cấm. 

Người bị hại vì hành vi lợi dụng mạng xã hội để nhục mạ người khác nên làm gì?

Theo Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín như sau:

– Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

– Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

toi lang nhuc nguoi khac
tội lăng nhục người khác

Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

– Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

– Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.

– Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

Theo đó, việc bạn bị những người ghét tôi chụp ảnh trang cá nhân, bôi xấu trên các hội nhóm và nhắn tin chửi bới là xâm phạm đến quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình, bạn có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Ngoài ra, bạn có quyền người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

Hành vi lợi dụng mạng xã hội để nhục mạ người khác bị xử phạt như thế nào? 

Theo Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định mức phạt đối với vi phạm quy định về vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội như sau:

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

+ Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

+ Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

+ Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;

+ Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;

+ Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;

+ Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm;

+ Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;

+ Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

Theo đó, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Ngoài ra, buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, đây là mức phạt đối với tổ chức, doanh nghiệp, đối với cá nhân mức phạt bằng một nửa tức là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. 

Bên cạnh đó, tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015, bị thay thế bởi điểm e Khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội làm nhục người khác như sau:

– Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Đối với 02 người trở lên;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Đối với người đang thi hành công vụ;

+ Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

+ Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

+ Làm nạn nhân tự sát.

– Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, tùy vào mức độ gây ảnh hưởng của tội lăng nhục người khác tương ứng với từng mức phạt cụ thể.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc xin vui lòng liên hệ với đội ngũ chuyên viên tư vấn của Công ty luật uy tín Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139