Quy định của pháp luật về tội giết con mới đẻ ra sao? Khái niệm CON MỚI ĐẺ được quy định cụ thể là gì? Mức xử lý cho tội này là như thế nào? Có phải trong mọi trường hợp người giết con mới đẻ đều sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên. Điều 124 Bộ luật Hình sự quy định về Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
Chi tiết Điều 124 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
“Điều 124. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo khônggiam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Thế nào là con mới đẻ
Theo quy định tại khoản 1 Điều 124 Bộ luật hình sự 2015 con mới đẻ được hiểu là đứa trẻ do người phụ nữ sinh trong thời gian bảy ngày tuổi nếu sau bảy ngày sẽ không còn được xem là con mới đẻ.
Khi nào sẽ trở thành tội giết con mới đẻ
Chủ thể
Chủ thể của tội này là chủ thể đặc biệt chỉ có thể là người mẹ, là người từ đủ 16 tuổi, có năng lực trách nhiệm hình sự và trực tiếp sinh ra đứa trẻ đó.
Tuy nhiên căn cứ theo khoản 1 Điều 124 Bộ luật hình sự 2015 người mẹ này phải chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con của mình.
Hoàn cảnh khách quan đặc biệt của người mẹ trong trường hợp này có thể là mắc bệnh hiểm nghèo, đứa trẻ bị dị tật hay bị bệnh bẩm sinh,…người mẹ không có khả năng nuôi con của mình.
Một số trường hợp người cha sẽ giết con mới đẻ của mình, nhưng khi đó người cha sẽ không bị xử theo tội giết con mới đẻ mà xử tội giết người theo Điều 123 Bộ luật hình sự 2015.
Người nào có hành vi XÚI GIỤC người mẹ phạm tội đó sẽ bị xử là đồng phạm của tội này.
Hành vi tội giết con mới đẻ
Hành vi được thực hiện bằng việc người mẹ CỐ Ý dùng những hành động: bóp cổ, thắt cổ, chôn sống, hoặc bỏ đói dù có điều kiện để chăm sóc,… con mới đẻ. Đó là những hành vi gây nguy hại cho xã hội, xâm phạm đến tính mạngcủa con người. Đồng thời xâm phạm nghiêm trọng đến đạo đức xã hội, vì TƯỚC ĐOẠT đi mạng sống của đứa trẻ mới sinh.
Hậu quả ra sao?
Hậu quả của những hành vi trên làm cho đứa trẻ mới sinh bị chết là dấu hiệu bắt buộc của tội giết con mới đẻ.
Nếu người mẹ có hành vi muốn giết chết con mới đẻ nhưng đứa con không chết thì chưa cấu thành tội giết con mới đẻ.
Và khi đứa trẻ mới sinh nhưng đã qua thời gian bảy ngày theo quy định về con mới đẻ kể từ ngày thứ tám, nếu bị người mẹ trực tiếp sinh ra cố ý giết chết do chịu sức ép nặng nề của tư tưởng thời xa xưa lạc hậu hay vì hoàn cảnh đặc biệt thì người mẹ lúc này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người theo điểm b khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự 2015: giết người dưới 16 tuổi.
Hình phạt tội giết con mới đẻ
Theo quy định tại khoản 1 Điều 124 Bộ luật hình sự 2015, nếu người mẹ giết đứa con mới đẻ do mình trực tiếp sinh ra vì những nguyên nhân: chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu không còn phù hợp với suy nghĩ tiến bộ của xã hội, hay ở trong hoàn cảnh đặc biệt thì sẽ bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Trong trường hợp người mẹ giết chết con mới đẻ nhưng không vì những nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 124 Bộ luật hình sự 2015 thì lúc này sẽ bị truy tố hình sự về tội giết người theo quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự 2015. Mức xử phạt cho tội giết người có thể từ 12 năm đến 20 năm thậm chí là chung thân hoặc tử hình.
Việc đưa ra hình phạt thích đáng cho hành vi giết con mới đẻ nhằm răn đe cho những đối tượng có khả năng vi phạm để ngăn chặn sự xuống cấp trầm trọng của những chuẩn mực đạo đức xã hội. Từ đó đề cao sự bảo vệ của pháp luật đối với quyền sống còn của con người nói chung và quyền trẻ em nói riêng.
Điểm mới tội giết con mới đẻ
Điểm mới của Điều 124 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) về Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ như sau:
“1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Theo đó, tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ được hiểu là trường hợp phạm tội của người mẹ do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi hoặc vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết. Nạn nhân của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là đứa trẻ do người mẹ sinh ra trong vòng 07 ngày tuổi. Kể từ ngày thứ 8 trở đi thì đứa trẻ đó không được coi là con mới đẻ nữa.
Hành vi khách quan là người mẹ thực hiện hành vi giết (bóp cổ, bỏ đói cho đến chết,…) hoặc hành vi vứt bỏ (bỏ vào rừng sâu không có ai qua lại, nhà hoang, thùng rác và đậy nắp,…) dẫn tới đứa trẻ không được ai phát hiện, cứu và bị chết. Hậu quả của hành vi là đứa trẻ bị giết hoặc bị vứt bỏ dẫn đến chết. Lỗi của chủ thể là người mẹ thực hiện hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ với lỗi cố ý.
Qua đó có thể thấy, tính nhân văn trong việc xử lý loại tội phạm này là chủ yếu nhằm giáo dục để người mẹ thấy trách nhiệm của mình đối với đứa con do mình đẻ ra, chống lại tư tưởng lạc hậu, định kiến, sai trái.Trên đây là một số nội dung điều 124 BLHS 2015, nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này, quý khách có thể liên hệ với Luật Trần và Liên Danh để được hỗ trợ nhanh nhất.