Tiêu chuẩn SA 8000

tiêu chuẩn sa 8000

SA 8000 là một bộ tiêu chuẩn của SAI (Social Accountability International). Đây là tiêu chuẩn tự nguyện và áp dụng được cho đánh giá chứng nhận, dựa trên Tuyên bố của Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền, Tổ chức Lao động Quốc tế, các quy tắc quốc tế về khác về quyền con người và lao động, và luật lao động của các quốc gia. Cùng Luật Trần và Liên dnah tìm hiểu về tiêu chuẩn sa 8000 qua bài viết dưới đây.

Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội tiêu chuẩn sa 8000 là gì?

Vào năm 1997 Hội đồng công nhận Quyền ưu tiên kinh tế đã họp và thống nhất ban hành bộ tiêu chuẩn SA 8000. Nội dung của SA 8000 xoay quanh các yêu cầu về việc quản trị Trách Nhiệm Xã Hội. Bộ tiêu chuẩn này được xây dựng nhằm cải thiện môi trường và điều kiện làm việc trên toàn cầu. SA 8000 được xây dựng dựa trên Tuyên bố Toàn cầu về Nhân quyền, các Công ước của Tổ chức lao động Quốc tế và Công ước của Liên Hiệp Quốc về Quyền Trẻ em .

Đối tượng áp dụng SA 8000 có thể là bất kì tổ chức, Doanh Nghiệp trong và ngoài nước với mọi quy mô từ nhỏ đến lớn….

SA 8000 là gì?

Tiêu chuẩn SA 8000 là tiêu chuẩn quốc tê ban hành năm 1997, đưa các yêu cầu về Quản trị trách nhiệm xã hội nhằm cải thiện điều kiện làm việc trên toàn cầu.

Tiêu chuẩn được Hội đồng Công nhận Quyền ưu tiên Kinh tế thuộc Hội đồng Ưu tiên kinh tế (CEP) xây dựng dựa trên các Công ước của Tổ chức lao động Quốc tế, Công ước của Liên Hiệp Quốc về Quyền Trẻ em và Tuyên bố Toàn cầu về Nhân quyền. Hội đồng Công nhận Quyền ưu tiên Kinh tế là một tổ chức Phi chính phủ, chuyên hoạt động về các lĩnh vực hợp tác trách nhiệm xã hội, được thành lập năm 1969, có trụ sở đặt tại New York

Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho các Công ty ở mọi qui mô lớn, nhỏ ở cả các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển

Tiêu chuẩn này là cơ sở cho các công ty cải thiện được điều kiện làm việc. Mục đích của nó không phải để khuyến khích hay chấm dứt hợp đồng với các nhà cung cấp, mà cung cấp hỗ trợ về kỹ thuật và nâng cao nhận thức nhằm nâng cao điều kiện sống và làm việc.

Chứng nhận giúp các doanh nghiệp đạt được những gì tốt đẹp nhất: đạt được mục tiêu đặt ra và đảm bảo lợi nhuận liên tục. Công việc chỉ có thể được thực hiện tốt khi có một môi trường thuận lợi, và sự ra đời của tiêu chuẩn quốc tế này chính là để tạo ra môi trường đó.

Thuật ngữ  “Trách nhiệm xã hội” trong tiêu chuẩn này đề cập đến điều kiện làm việc và các vấn đề liên quan như: Lao động trẻ em; Lao động cưỡng bức; An toàn sức khoẻ; Tự do hội họp và thoả ước lao động tập thể; Kỷ luật; Thời gian làm việc; Sự đền bù và Hệ thống quản lý. 

Các phương thức chứng nhận tiêu chuẩn sa 8000

tiêu chuẩn sa 8000
tiêu chuẩn sa 8000

Đánh giá nội bộ (Tự đánh giá): Tổ chức đã hoàn thành việc tự đánh giá trước cuộc đánh giá SA 8000. Trong này quá trình, tổ chức phản ánh nội bộ về việc phát triển và thực hiện hệ thống quản lý của mình, sau đó trả lời một loạt câu hỏi về hệ thống của nó và nhận được điểm cho mỗi yêu cầu SA 8000 trên thang điểm từ 1 đến 5 (5 là cao nhất).

Đánh giá Độc lập: Đánh giá độc lập được hoàn thành bởi các chuyên gia đánh giá của một tổ chức đánh giá độc lập trong các cuộc đánh giá tiêu chuẩn SA 8000. Các chuyên gia đánh giá sử dụng một loạt câu hỏi về việc xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý. Nhằm mục đích xác nhận sự phù hợp hệ thống quản lý của tổ chức với tiêu chuẩn SA 8000. Những đánh giá này cung cấp cho các đối tác bên ngoài về mức độ áp dụng của tổ chức đối với trách nhiệm xã hội.

Bảng xếp hạng hiệu suất: Tiêu chuẩn Trách nhiệm xã hội bao gồm một biểu đồ xếp hạng mức độ áp dụng của hệ thóng thành 10 loại. Trách nhiệm xã hội cung cấp cho các tổ chức và người đánh giá một phương pháp luận rõ ràng, nhất quán để đánh giá sự hiệu quả của hệ thống quản lý và sự tuân thủ các yêu cầu của hệ thống quản lý của SA 8000.

Bảng xếp hạng hiệu suất về trách nhiệm xã hội

Một tổ chức thực hiện SA 8000 nhận được điểm số cho mỗi yêu cầu trong số 10 yêu cầu. Không có một điểm số về trách nhiệm xã hội bắt buộc tối thiểu cho tổ chức. Tuy nhiên, chương trình đánh giá của SAI đã được xây dựng 5 cấp độ thường tương ứng với việc đã tuân thủ SA 8000:2014. Mỗi cấp độ được mô tả như dưới đây.

Trách nhiệm xã hội Cấp độ 1:

Tổ chức không có nhận thức về SA 8000 hoặc bất kỳ hệ thống nào để quản lý trách nhiệm xã hội. Các tổ chức ở cấp độ 1 có thể có một số quy trình rất cơ bản để tuân thủ luật pháp địa phương hoặc yêu cầu khách hàng về thực hành lao động, nhưng không có hệ thống giám sát nơi làm việc.

Trách nhiệm xã hội Cấp độ 2:

Tổ chức có hệ thống quản lý được phát triển một phần nhưng việc triển khai là đối phó, không nhất quán và hầu hết là không hiệu quả. Các tổ chức ở cấp độ 2 có sự khởi đầu của một hệ thống quản lý. Nhưng hệ thống chủ yếu là giải quyết việc tuân thủ luật pháp địa phương hoặc yêu cầu của khách hàng. Tổ chức có thể đã phát triển các chính sách và thủ tục cụ thể nhưng không được thực hiện thường xuyên hoặc hiệu quả. Những công ty như vậy là chủ yếu tập trung vào quản lý và đối phó vì lý do kinh doanh, thay vì quản lý trách nhiệm xã hội.

Trách nhiệm xã hội Cấp độ 3:

Các tổ chức ở cấp độ 3 đã phát triển một hệ thống quản lý. Nhưng không thực hiện đầy đủ thường xuyên hoặc nhất quán. Tổ chức có thể có các chính sách và thủ tục bằng văn bản về tuân thủ SA 8000. Và triển khai ở một số bộ phận hoặc nhân viên thực hiện một số thủ tục. Nhưng việc thực hiện không nhất quán trong toàn bộ tổ chức. Việc triển khai hệ thống không phải là một phần hoạt động hàng ngày của tổ chức.

Các tổ chức như vậy có thể đang thực hiện tốt các khía cạnh nhất định của hệ thống quản lý. Chẳng hạn như như các chính sách và thủ tục về An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp. Nhưng có thể không giải quyết các vấn đề một cách tổng thể. Hoạt động về trách nhiệm xã hội của họ có thể vẫn mang tính phản ứng hơn là chủ động. Và họ chỉ thực hiện các thay đổi khi có yêu cầu của các cơ quan, khách hàng bên ngoài. Tổ chức có thể đã có kế hoạch cải tiến, với các mục tiêu, nhưng không đạt được các mục tiêu đó một cách nhất quán.

Trách nhiệm xã hội Cấp độ 4:

Tổ chức đã phát triển một hệ thống quản lý và triển khai nó một cách nhất quán và thường xuyên. Các tổ chức ở cấp độ 4 đã phát triển và triển khai hệ thống SA 8000 hoạt động đầy đủ. Hệ thống quản lý mang tính chủ động và phòng ngừa được thực hiện thường xuyên và hiệu quả.

Các tổ chức này có các chính sách và thủ tục bằng văn bản để thực hiện SA 8000. Tổ chức đã đào tạo nhân sự thích hợp để đảm bảo rằng các thủ tục đang được tuân thủ. Tổ chức có kế hoạch cải tiến phù hợp với các mục tiêu và chỉ tiêu và đang thực hiện các thay đổi để đáp ứng các mục tiêu đó. Tuân thủ SA 8000 là một quy trình động chứ không phải quy trình tĩnh, vì vậy các tổ chức tuân thủ cần liên tục cải thiện hiệu suất của họ để duy trì sự tuân thủ.

Trách nhiệm xã hội Cấp độ 5:

Tổ chức đã phát triển và triển khai một hệ thống quản lý hoàn thiện, và đang liên tục cải tiến hệ thống đó. Các tổ chức ở cấp độ 5 có hệ thống quản lý hoàn thiện mang tính chủ động và phòng ngừa. Đồng thời được thực hiện thường xuyên và nhất quán bởi các nhân viên được đào tạo bài bản.

Họ thường xuyên xem xét hệ thống để đảm bảo rằng nó có hiệu quả nhất có thể và không ngừng phấn đấu để cải thiện. Các tổ chức như vậy đáp ứng các mục tiêu và chỉ tiêu kế hoạch cải tiến của họ. Sau đó thay đổi các mục tiêu và chỉ tiêu đó để thúc đẩy để cải thiện nhiều hơn nữa.

Họ tích hợp hiệu quả hoạt động xã hội của mình với chiến lược kinh doanh và lập kế hoạch, để các quyết định kinh doanh được đưa ra có cân nhắc đến tác động xã hội tiềm ẩn – cả trên người lao động và các bên quan tâm. Để đạt được mức này, tổ chức phải cung cấp bằng chứng về cải tiến liên tục. Vì vậy các tổ chức có thể cần duy trì chứng nhận trong một khoảng thời gian.

Nội dung tiêu chuẩn SA 8000 

Nội dung của SA 8000 là cung cấp một tiêu chuẩn dựa trên các chuẩn mực nhân quyền quốc tế và luật lao động quốc gia để bảo vệ và trao quyền cho tất cả các nhân sự trong phạm vi kiểm soát và ảnh hưởng của một Doanh nghiệp. Họ là những người sản xuất ra sản phẩm hoặc cung cấp các dịch vụ cho Doanh nghiệp, bao gồm cả các nhân viên do Doanh nghiệp tuyển dụng, cũng như nhân sự được các nhà cung cấp/ nhà thầu phụ tuyển dụng và những người lao động tại nhà.

Những yêu cầu của tiêu chuần sa 8000

SA 8000 có đề cập đến các vấn đề về nhân quyền và các điều kiện làm việc cũng như chế độ của người lao động. Cụ thể là:

  • Lao động trẻ em: Nhiều bên tư vấn SA 8000 có cập nhật rằng trong yêu cầu không được phép tuyển dụng công nhân làm việc dưới 15 tuổi, tuối tối thiểu cho các nước đang thực hiện công ước 138 của ILO là 14 tuổi, ngoại trừ các nước đang phát triển; cần có hành động khắc phục khi phát hiện bất cứ trường hợp lao động trẻn em nào.
  • Lao động cưỡng bức: Theo SA 8000 không ép buộc lao động cưỡng bức, bao gồm các hình thức lao động trả nợ hoặc lao động nhà tù, người tuyển dụng khi được tuyển vào sẽ không được phép yêu cầu đặt cọc giấy tờ tuỳ thân hoặc bằng tiền.
  • Sức khỏe và an toàn: Đảm bảo một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh, có các biện pháp ngăn ngừa tai nạn và tổn hại đến an toàn và sức khoẻ, có đầy đủ nhà tắm và nước uống họp vệ sinh.
  • Tự do đoàn thể và quyền thương lược tập thể: Người lao động có quyền thành lập và tham gia công đoàn và có quyền thương lượng tập thể theo sự lựa chọn của người lao động.
  • Phân biệt đối xử: Không được phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, đẳng cấp, tôn giáo, nguồn gốc, giới tính, tật nguyền, thành viên công đoàn hoặc quan điểm chính trị.
  • Kỷ luật lao động: Không có hình phạt về thể xác, tinh thần và sỉ nhục bằng lời nói.
  • Thời gian làm việc: Tuân thủ theo luật áp dụng và các tiêu chuẩn công nghiệp về số giờ làm việc trong bất kỳ trường hợp nào, thời gian làm việc bình thường không vượt quá 48 giờ/tuần và cứ bảy ngày làm việc thì phải sắp xếp ít nhất một ngày nghỉ cho nhân viên; phải đảm bảo rằng giờ làm thêm (hơn 48 giờ/tuần) không được vượt quá 12 giờ/người/tuần, trừ những trường hợp ngoại lệ và những hoàn cảnh kinh doanh đặc biệt trong thời gian ngắn và công việc làm thêm giờ luôn nhận được mức thù lao đúng mức.
  • Thù lao: Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc một tuần cần phải đáp ứng đựoc với luật pháp và tiêu chuẩn ngành. Lương cần phải đủ để đáp ứng được với nhu cầu cơ bản của người lao động như ăn, ở, sinh hoạt vv Ngoài ra không được áp dụng hình thức xử phạt bằng cách trừ lương.
  • Các Hệ thống quản lý: Các Doanh Nghiệp, tổ chức muốn đạt và duy trì chứng chỉ SA 8000 cần phải được xây dựng và kết hợp tiêu chuẩn này với các hệ thống quản lý và công việc thực tế hiện có tại tổ chức mình.

Trên đây là bài viết tư vấn về tiêu chuẩn sa 8000 của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139