Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại Hà Nội

thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại Hà Nội

Hà Nội được mệnh danh là đầu tàu kinh tế đất nước. Với sự phát triển không ngừng của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể đã và đang có nhu cầu mở rộng địa điểm kinh doanh tại Hà Nội để sản xuất kinh doanh. Vậy quy định về thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại Hà Nội là gì? Hãy cùng Luật Trần và Liên danh chúng tôi giải đáp thắc mắc này!

Căn cứ pháp lý liên quan: 

– Luật Doanh nghiệp năm 2020

– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về Đăng ký doanh nghiệp

– Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn Đăng ký doanh nghiệp

thu tuc thanh lap dia diem kinh doanh tai ha noi

                                         thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại Hà Nội

1. Địa điểm kinh doanh là gì?

– Địa điểm kinh doanh (gọi là Business Location) là nơi tiến hành các hoạt động kinh doanh cụ thể. Nói cách khác, địa điểm kinh doanh là nơi thực hiện các giao dịch mua bán tại nhiều tỉnh, thành khác nhau nhằm: Giảm chi phí vận chuyển, tăng doanh thu hay tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh.

– Doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh tại Hà Nội có thể lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh

– Hộ kinh doanh thành lập địa điểm kinh doanh tại Hà Nội là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh. Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.

Tóm lại, địa điểm kinh doanh là nơi tiến hành các hoạt động kinh doanh cụ thể theo ngành nghề mà doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã đăng ký. Thành lập địa điểm kinh doanh ở bất cứ địa điểm, trong phạm vi cùng tỉnh với trụ sở chính Hà Nội hoặc đặt địa điểm kinh doanh tại các tỉnh thành khác nhau. Pháp luật quy định nhằm mở rộng quyền phát triển sản xuất kinh doanh so với các quy định trước đây.

Ưu điểm địa điểm kinh doanh

Thành lập địa điểm kinh doanh có rất nhiều ưu điểm hơn so với chi nhánh hoặc Văn phòng đại diện. Cụ thể:

+ Địa điểm kinh doanh không có mã số thuế mà chỉ có mã số đơn vị trực thuộc.

+ Các loại thuế đối với địa điểm kinh doanh cũng rất đơn giản. Địa điểm kinh doanh chỉ nộp thuế môn bài hằng năm là 1.000.000, VNĐ.  Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 156. Khai thuế môn bài quy định: “1. Người nộp thuế môn bài nộp Tờ khai thuế môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.”

+ Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh đơn giản, nhanh chóng hơn.

+ Khi chấm dứt địa điểm kinh doanh: Trường hợp doanh nghiệp không có nhu cầu muốn kinh doanh lại địa điểm kinh doanh đã đăng ký thì làm thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh, thủ tục rất gọn nhẹ, nhanh chóng thường chỉ từ 05-07 ngày làm việc thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh đặt trụ sở; không phải làm các thủ tục chốt thuế hay trả con dấu chấm dứt hoạt động như chi nhánh, Văn phòng đại diện.

Nhược điểm của địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh không có quyền đăng ký con dấu riêng và phải kê khai thuế phụ thuộc công ty mẹ và không có tư cách pháp nhân.

2. Quy định về thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

2.1. Hồ sơ chuẩn bị thành lập địa điểm kinh doanh

Hồ sơ chuẩn bị thành lập địa điểm kinh doanh tại Hà Nội, bao gồm:

– Mẫu Thông báo về việc lập địa điểm kinh doanh được quy định tại Phụ lục II-7, Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT.

– Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty mẹ;

– Bản sao Chứng minh nhân dân/CCCD hoặc Hộ chiếu của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;

– Giấy ủy quyền về việc thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh cho công ty (Trường hợp người đại diện theo pháp luật ủy quyền cho người khác đi nộp hồ sơ và xử lý hồ sơ và nhận kết quả) kèm bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân:

+ Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.

+ Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

2.2. Số lượng hồ sơ

  • 1 bộ

2.3. Cách thức nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

Có 02 cách thức để nộp hồ sơ, cụ thể:

Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt địa điểm kinh doanh hoặc chi nhánh.

Cách 2: Đăng ký qua mạng tại Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bằng chữ ký số công cộng hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh (đối với thành lập địa điểm kinh doanh tại Hà Nội phải đăng ký qua mạng).

2.4. Địa điểm thành lập địa điểm kinh doanh

Căn cứ vào Điều 31 Nghị định 01/2021 hướng dẫn đăng kí kinh doanh, quy định: “Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh”

Suy ra, doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh ở nhiều địa bàn khác nhau so với trụ sở chính của công ty, như:

– Địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp cùng tỉnh;

– Địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp khác tỉnh;

– Địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh doanh nghiệp;

– Địa điểm kinh doanh mở thêm địa điểm kinh doanh khác

2.5. Cơ quan giải quyết hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

– Địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp cùng tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh –  Sở Kế hoạnh và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính.

– Địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp khác tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạnh và Đầu tư nơi công ty dự định thành lập địa điểm kinh doanh ở tỉnh khác

– Địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh doanh nghiệp: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạnh và Đầu tư nơi công ty dự định thành lập địa điểm kinh doanh

– Địa điểm kinh doanh mở thêm địa điểm kinh doanh khác: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạnh và Đầu tư nơi công ty dự định thành lập địa điểm kinh doanh khác

– Địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp cùng tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh –  Sở Kế hoạnh và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính.

– Địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp khác tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạnh và Đầu tư nơi công ty dự định thành lập địa điểm kinh doanh ở tỉnh khác

– Địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh doanh nghiệp: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạnh và Đầu tư nơi công ty dự định thành lập địa điểm kinh doanh

– Địa điểm kinh doanh mở thêm địa điểm kinh doanh khác: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạnh và Đầu tư nơi công ty dự định thành lập địa điểm kinh doanh khác

2.6. Thời hạn xử lý hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

– Thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ.

– Trường hợp, hồ sơ thông báo lập địa điểm kinh doanh không hợp lệ. Phòng đăng ký kinh doanh ra thông báo doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc.

2.7. Mức thu lệ phí thành lập địa điểm kinh doanh

Căn cứ Điều 4 Nghị định số: 139/2016/NĐ-CP quy định về Mức thu lệ phí là:

“Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm

 Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh…trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm; nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.”

Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về địa điểm nộp hồ sơ khai thuế:

“Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế có nhiều hoạt động… là cơ quan thuế nơi có hoạt động kinh doanh khác tỉnh, thành phố nơi có trụ sở chính đối với các trường hợp sau đây:

Khai lệ phí môn bài tại nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh.”

Do đó,

– Địa điểm kinh doanh được đặt tại cùng tỉnh với trụ sở chính: Khai tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp của doanh nghiệp.

– Địa điểm kinh doanh được đặt khác tỉnh với trụ sở chính: Khai tại cơ quan thuế quản lý địa phương nơi đặt địa điểm kinh doanh.

-Địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh doanh nghiệp: Khai tại cơ quan thuế quản lý địa phương nơi đặt địa điểm kinh doanh.

– Địa điểm kinh doanh mở thêm địa điểm kinh doanh khác: Khai tại cơ quan thuế quản lý địa phương nơi đặt địa điểm kinh doanh khác

3. Tại sao nên chọn dịch vụ thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh của Luật Trần và Liên danh?

Chi phí thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh luôn cạnh tranh với giá thị trường

Được chuyên viên của Luật Trần và Liên danh tư vấn miễn phí các hồ sơ thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

Cam kết luôn đúng hẹn: chỉ 3-5 ngày có giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.

Quý khách không phải đi lại: Nhân viên Luật Trần và Liên danh soạn hồ sơ và đến tận nơi để ký hồ sơ thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

Luật Trần và Liên danh sở hữu đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao, có kiến thức chuyên sâu về vấn đề pháp lý, thủ tục mở công ty. Có khả năng tư vấn và đưa ra các giải pháp phù hợp để giúp khách hàng thuận lợi đăng ký kinh doanh. Đến với Luật Trần và Liên danh, doanh nghiệp sẽ được tư vấn miễn phí mọi vấn đề liên quan đến mở địa điểm kinh doanh công ty một cách tận tâm nhất.

Quy trình làm việc chuyên nghiệp, thời gian giải quyết hồ sơ nhanh chóng, giao giấy phép tận nơi cho doanh nghiệp.

Luật Trần và Liên danh luôn cam kết mang lại dịch vụ uy tín, chất lượng nhất. Đảm bảo không phát sinh thêm chi phí khác, cam kết tiến hành nhanh chóng, rút ngắn thời gian thủ tục mở địa điểm kinh doanh tại Việt Nam tối thiểu cho khách hàng.

Bên cạnh dịch vụ về thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh, Luật Trần và Liên danh còn cung cấp các dịch vụ thành lập công ty, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, kho chứa hàng, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh (thay đổi tên công ty, (thay đổi trụ sở công ty, bổ sung thay đổi ngành nghề, tăng giảm vốn điều lệ, thay đổi thành viên công ty, chuyển đổi loại hình kinh doanh,…), thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài, dịch vụ kế toán, Thay đổi giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, dịch vụ đăng ký chữ ký số giá rẻ, hóa đơn điện tử, đăng ký nhãn hiệu, …

Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn của Công ty Luật Trần và Liên danh liên quan đến thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại Hà Nội, hy vọng qua bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các bước mở địa điểm kinh doanh công ty. Còn bất cứ thắc mắc gì quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua tổng đài tư vấn hoặc gửi thư về các thông tin dưới đây. Chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý khách hàng trên cả nước để chúng tôi ngày một chuyên nghiệp hơn. Hãy liên hệ với chúng tôi để được cung cấp dịch vụ một cách chuyên nghiệp và nhanh nhất. Luật Trần và Liên danh – Đồng hành pháp lý cùng bạn.

 

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139