Thủ tục đăng ký tạm trú cho người nước ngoài

thủ tục đăng ký tạm trú cho người nước ngoài

Có thể nói, thủ tục đăng ký tạm trú cho người nước ngoài là một thủ tục bắt buộc. Bất kì người nước ngoài nào muốn tạm thời sinh sống tại Việt Nam đều phải thực hiện thủ tục này.

Điều 33 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam có quy định như sau: “Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam phải thông qua người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú để khai báo tạm trú với Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú”. Vậy, thủ tục đăng ký tạm trú cho người nước ngoài cần làm những gì?

Điều kiện cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài nói chung

Thẻ tạm trú được cấp đối với những người nước ngoài thuộc các trường hợp sau:

Điều 36 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại VN 2014 quy định vấn đề này. Các trường hợp được xét cho thường trú của người nước ngoài tại VN gồm:

“1. Người nước ngoài là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ được cấp thẻ tạm trú ký hiệu NG3.

  1. Người nước ngoài được cấp thị thực có ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ, TT. được xét cấp thẻ tạm trú có ký hiệu tương tự ký hiệu thị thực.”

Nói cách khác, chỉ những đối tượng được liệt kê trên đây mới có cơ hội được cấp thẻ tạm trú. Ví dụ, các khách du lịch quốc tế tại Việt Nam hiện nay có số lượng rất lớn. Nhưng với đối tượng này, họ chỉ đến Việt Nam trong thời gian ngắn để tham quan, du lịch. Và tất nhiên, đối với đối tượng này, họ sẽ chưa thuộc đối tượng được cấp thẻ tạm trú.

Một số điều kiện cấp thẻ tạm trú đối với người nước ngoài khác

Hộ chiếu của người nước ngoài phải còn thời hạn tối thiểu 13 tháng.

Đây là quy định quan trọng trong việc cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài. Vì vậy, các khách hàng cần lưu ý về điều kiện này để tránh có sự nhầm lẫn và sai sót đáng tiếc.

Người nước ngoài phải thực hiện thủ tục đăng ký, khai báo tạm trú theo đúng quy định của pháp luật.

Khi làm thủ tục xin cấp thẻ tạm trú: người nước ngoài đó phải có mặt trên lãnh thổ Việt Nam để thực hiện thủ tục.

Điều kiện cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài đối với từng trường hợp cụ thể

Điều kiện cấp thẻ tạm trú đối với người nước ngoài làm việc ở Việt Nam

Người nước ngoài có giấy phép lao động: giấy phép lao động với thời hạn tối thiểu là 12 tháng.

Người nước ngoài được miễn giấy phép lao động hoặc không thuộc trường hợp phải cấp giấy phép lao động: phải có văn bản xác nhận miễn giấy phép lao động.

Điều kiện cấp thẻ tạm trú cho nhà đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải có văn bản tài liệu chứng minh góp vốn, đầu tư vào doanh nghiệp tại Việt Nam. Ví dụ như: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư…. Tương ứng, có một số loại thẻ tạm trú đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam như sau:

Thẻ tạm trú ĐT1: có vốn góp giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên hoặc đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định.

Thẻ tạm trú ĐT2: có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển do Chính phủ quyết định.

Thẻ tạm trú ĐT3: có vốn góp giá trị từ 03 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng.

Khách hàng có thể tham khảo thêm về thủ tục làm thẻ tạm trú cho người nước ngoài để hiểu rõ hơn các bước để được cấp thẻ tạm trú.

Điều kiện cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài là người thân

Đối với người nước ngoài là vợ hoặc chồng của người Việt Nam

Người nước ngoài có vợ hoặc chồng là người Việt Nam thì phải có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Nếu họ kết hôn ở nước ngoài thì phải có văn bản ghi chú kết hôn.

thủ tục đăng ký tạm trú cho người nước ngoài
thủ tục đăng ký tạm trú cho người nước ngoài

Điều kiện cấp thẻ tạm trú cho vợ hoặc chồng của người lao động nước ngoài

Vợ hoặc chồng của người lao động nước ngoài phải có giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân: giấy đăng ký kết hôn. Giấy này cần được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch sang tiếng Việt và công chứng tư pháp), được công ty nơi người lao động nước ngoài xác nhận bảo lãnh.

Đối với người nước ngoài là con của công dân Việt Nam

Người nước ngoài có bố hoặc mẹ là công dân Việt Nam: phải có giấy khai sinh. Bên cạnh đó, họ cũng có thể trình một số văn bản khác chứng minh về mối quan hệ nhân thân, huyết thống với bố hoặc mẹ là người Việt Nam có giá trị pháp lý.

Điều kiện cấp thẻ tạm trú cho con của người lao động nước ngoài

Con của người lao động nước ngoài phải dưới 18 tuổi và phải có giấy khai sinh. Nếu không, họ phải có giấy tờ khác chứng minh quan hệ huyết thống. Đặc biệt là phải được công ty nơi người lao động nước ngoài xác nhận bảo lãnh.

Vì sao phải đăng ký tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam?

Như đã nói ở trên, việc đăng ký tạm trú là thủ tục bắt buộc cần có, cũng là trách nhiệm của người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam. Điều này sẽ giúp cơ quan thẩm quyền nắm được tình hình lưu trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Nếu có vi phạm quy định về khai báo tạm trú cho người nước ngoài, chủ cơ sở lưu trú sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Đó là khi mà cơ quan có thẩm quyền kiểm tra đăng ký tạm trú cho người nước ngoài.

Lúc này, họ phát hiện ra cơ sở lưu trú không đăng ký tạm trú cho người nước ngoài. Mức xử phạt được quy định tại Điều 8 và Điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

Phạt tiền từ 100.000 – 300.000 VND: chủ cơ sở lưu trú không đăng ký tạm trú tạm vắng cho người nước ngoài.

Phạt từ 2 – 4 triệu VND: hành vi không đăng ký tạm trú cho người nước ngoài thuê nhà để ở.

Phạt từ 500.000 – 2 triệu VND: nếu cho người nước ngoài nghỉ qua đêm nhưng không khai báo tạm trú cho người nước ngoài, không hướng dẫn họ khai báo tạm trú theo quy định…

Phạt người nước ngoài từ 500.000 – 2 triệu VND: khi không khai báo tạm trú theo quy định từ 15 ngày trở xuống.

Phạt người nước ngoài từ 3 – 5 triệu VND: khi không khai báo tạm trú theo quy định từ 16 ngày trở lên.

Việc đăng ký tạm trú là một trong những điều kiện bắt buộc để người nước ngoài gia hạn visa và làm thẻ tạm trú tại Việt Nam.

Quy định về vấn đề thủ tục đăng ký tạm trú cho người nước ngoài.

Điều 33 Luật xuất nhập cảnh của người nước ngoài vào Việt Nam năm 2014 quy định về đăng ký tạm trú cho người nước ngoài như sau:

Người nước ngoài thay đổi nơi tạm trú hoặc tạm trú ngoài địa chỉ ghi trong thẻ thường trú: phải khai báo tạm trú theo quy định.

Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam phải thông qua người trực tiếp quản lý của cơ sở lưu trú.

Khai báo tạm trú với Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú.

Cơ sở lưu trú du lịch là khách sạn phải nối mạng Internet để truyền thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài.

Cơ sở lưu trú khác có mạng Internet có thể gửi trực tiếp thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài theo hộp thư điện tử công khai của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú có trách nhiệm ghi đầy đủ nội dung mẫu phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài.

Phải chuyển đến Công an xã, phường nơi có cơ sở lưu trú trong thời hạn 12 giờ. Đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa trong thời hạn là 24 giờ kể từ khi người nước ngoài đến cơ sở lưu trú.

Thủ tục đăng ký tạm trú cho người nước ngoài online.

Bước 1: Truy cập vào website của Phòng Quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh nơi đặt cơ sở lưu trú:

Trong đó “tentinh” là tên của tỉnh, thành phố nơi đặt cơ sở lưu trú. Ví dụ: Hanoi, hochiminh, bacninh, quangbinh, thainguyen, thuathienhue, bariavungtau, cantho…

Chọn mục “Dịch vụ trực tuyến”. Sau đó ấn chọn “Khai báo tạm trú cho người nước ngoài”.

Bước 2: Tạo tài khoản đăng ký

Sau khi vào địa chỉ trên, có thể bấm vào tải xuống để xem hướng dẫn cụ thể. Khách hàng cũng có thể bấm vào đăng ký để tiến hành tạo tài khoản khai báo tạm trú cho người nước ngoài ngay lập tức.

Bước 3:  Điền đầy đủ thông tin

Thông tin trong phần thông tin cơ sở lưu trú nơi có người nước ngoài lưu trú cần được điền cẩn thận và chính xác. Tại mục Loại sơ sở lưu trú có chia làm 5 loại. Người nước ngoài cần tùy thuộc vào loại hình của cơ sở lưu trú để chọn chính xác. bao gồm:

Chung cư, cơ sở y tế, ký túc xá;

Khu công nghiệp, chế xuất;

Khách sạn, nhà trọ;

Nhà dân kinh doanh (Hộ kinh doanh);

Nhà dân không kinh doanh.

Tiếp đó là điền đầy đủ thông tin người đăng kí tài khoản. Khách hàng lưu ý, tài khoản này sẽ được sử dụng để quản lý cũng như khai báo tạm trú cho người nước ngoài đến Việt Nam.

Sau khi nhập đầy đủ thông tin người đăng ký tài khoản, ấn nút “Hoàn tất đăng ký” để hệ thống lưu lại thông tin đã nhập.

Khi đó, hệ thống sẽ tự động chuyển bạn qua trang đăng nhập. Khách hàng tiến hành điền tài khoản vừa đăng ký vào để vào đăng nhập.

Bước 4: Thực hiện nhập và kiểm tra các thông tin khai báo về người nước ngoài.

Để thực hiện bước này, truy cập phần “Quản lý khách”.

Có 2 cách thêm là thêm mới và Import dữ liệu. Chọn thêm mới để thực hiện khai báo tạm trú cho người nước ngoài đơn giản hơn. Còn việc tải tệp tin từ máy tính lên sẽ phức tạp hơn.

Khách hàng cần điền đầy đủ các thông tin theo mẫu. Để kiểm tra xem thông tin có chính xác về khách hay không, bạn ấn chọn vào tìm theo số hộ chiếu và quốc tịch.

Bước 5: Lưu thông tin.

Sau khi đã hoàn thành các bước kể trên, ấn chọn “Lưu thông tin”. Sau đó, hãy kiểm tra lại thông tin trên hệ thống.

Nếu hệ thống xác nhận đã tiếp nhận thì hoàn thành. Trường hợp hệ thống chưa tiếp nhận thì phải thực hiện khai báo lại.

Thủ tục đăng ký tạm trú cho người nước ngoài trực tiếp

Bước 1: Tiếp nhận thông tin, tiến hành khai báo.

Trong bước này, người trực tiếp quản lý, điều hành cơ sở lưu trú sẽ tiếp nhận thông tin đăng ký tạm trú của người nước ngoài. Tiếp đó, tiến hành soạn mẫu khai báo. Mẫu phiếu đăng ký tạm trú cho người nước ngoài được ban hành kèm theo thông tư số 04/2015/TT-BCA ngày 05 tháng 01 năm 2015.

Bước 2: Nộp phiếu đăng ký

Sau khi điền đầy đủ thông tin. Khách hàng đem nộp mẫu đăng ký thủ tục tạm trú cho người nước ngoài. Địa điểm nộp: cho trực ban Công an xã, phường, thị trấn nơi có cơ sở lưu trú.

Bước 3: Nhận kết quả của thủ tục đăng ký tạm trú cho người nước ngoài

Lúc này, khách hàng sẽ nhận lại phiếu khai báo tạm trú. Phiếu này đã có xác nhận của trực ban Công an cấp xã sau khi đã xác nhận xong.

Trên đây là những tư vấn của Luật Trần và Liên Danh về thủ tục đăng ký tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam. Khách hàng có nhu cầu được tư vấn kỹ hơn. Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại để được tư vấn tốt nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139