Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh là thủ tục mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn khi muốn hoạt động sản xuất ngoài trụ sở chính. Doanh nghiệp cần nắm rõ bản chất và thủ tục thành lập địa điểm kinh để tránh những rắc rối pháp lý sau này. Luật Trần và Liên danh xin cung cấp tới khách hàng thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh tại Hòa Bình như sau:
Địa điểm kinh doanh là gì?
– Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
– Địa điểm kinh doanh có các đặc điểm sau:
+ Địa điểm kinh doanh có thể nằm ngoài trụ sở chính của công ty
+ Ngành nghề của địa điểm kinh doanh nằm trong phạm vi ngành nghề của doanh nghiệp chủ quản. Tức có thể trùng hoặc ít hơn ngành nghề của công ty mẹ
+ Thủ tục thành lập đơn giản, hồ sơ không phức tạp và thời gian nhanh chóng. Khác với thủ tục đăng ký thành lập văn phòng đại diện và chi nhánh, thủ tục tục thành lập địa điểm kinh doanh chỉ là thủ tục thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh và mang tính bắt buộc.
+ Không phát sinh các thủ tục kê khai thuế phức tạp như chi nhánh. Địa điểm kinh doanh sau khi thành lập chỉ cần kê khai và nộp lệ phí môn bài, còn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp thì sẽ được doanh nghiệp chủ quản kê khai và nộp tập trung.
Tại sao nên thành lập địa điểm kinh doanh, thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh tại Hòa Bình?
Một số ưu điểm của việc thành lập địa điểm kinh doanh:
Địa điểm kinh doanh có ưu thế hơn trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh so với văn phòng đại diện.
Có thể thành lập ở nhiều địa điểm khác nhau, không cần cùng tỉnh hoặc thành phố với công ty mẹ
Khi không có nhu cầu kinh doanh nữa thì thủ tục chấm dứt hoạt động gọn nhẹ và tiết kiệm thời gian
Địa điểm kinh doanh chỉ đóng thuế môn bài cho hoạt động kinh doanh của mình (mức thuế môn bài chỉ 1 triệu 1 năm cho một địa điểm kinh doanh, tính theo năm tài chính của doanh nghiệp).
Quy trình thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh tại Hòa Bình
Bước 1: Luật Trần và Liên danh trao đổi, lấy thông tin từ khách hàng và chuẩn bị hồ sơ lập địa điểm kinh doanh.
Bước 2: Luật Trần và Liên danh sẽ chịu trách nhiệm nộp hồ sơ quang mạng hoặc nộp hồ sơ trực tiếp gửi đến Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh thành phố. Thời gian: 3-5 ngày làm việc, kể từ ngày Luật Trần và Liên danh nhận được hồ sơ và giấy tờ hợp lệ.
Bước 3: Nhận kết quả làm công bố thông tin và trả kết quả cho khách hàng
Bước 4: Xin mã số thuế 13 số cho địa điểm kinh doanh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh khác tỉnh thành phố. Cơ quan có thẩm quyền cấp là chi cục thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở của địa điểm kinh doanh. Sở kế hoạch đầu tư cấp giấy phép cho hoạt động của địa điểm kinh doanh.
Khi thành lập địa điểm kinh doanh theo thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh tại Hòa Bình cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
Khi thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp cần chuẩn bị Thông báo lập địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc do người đứng đầu chi nhánh ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh (theo mẫu tại Phụ lục II-7, Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT).
Trường hợp người có thẩm quyền thành lập địa điểm kinh doanh ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh thì ngoài hồ sơ nêu trên, người nộp cần có các giấy tờ sau:
Trường hợp ủy quyền cho cá nhân:
Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục
Bản sao Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của cá nhân được ủy quyền.
Trường hợp ủy quyền cho tổ chức:
Bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến thành lập địa điểm kinh doanh
Giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục
Bản sao Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của cá nhân người được giới thiệu.
Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích:
Nhân viên bưu chính phải nộp bản sao phiếu gửi hồ sơ theo mẫu do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích phát hành có chữ ký xác nhận của nhân viên bưu chính và người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
Chủ thể nào có quyền đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh?
– Theo Luật doanh nghiệp và luật Thương mại thì chỉ 02 chủ thể sau mới có quyền thành lập địa điểm kinh doanh tại Việt Nam
+ Doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Việt Nam. Đây là chủ thể phổ biến nhất khi thành lập địa điểm kinh doanh.
+ Chi nhánh của doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Việt Nam.
– Lưu ý: Doanh nghiệp Việt Nam không được đặt địa điểm kinh doanh ở nước ngoài và thương nhân nước ngoài cũng không được đặt địa điểm kinh doanh tại Việt Nam. Nếu doanh nghiệp Việt Nam muốn hoạt động kinh doanh cụ thể tại nước ngoài thì doanh nghiệp nên lựa chọn hình thức thành lập chi nhánh.
Thủ tục thành lập chi nhánh tại nước ngoài thực hiện theo pháp luật nước ngoài. Ngược lại thương nhân nước ngoài muốn thực hiện hoạt động kinh doanh cụ thể tại Việt Nam thì phải thành lập chi nhánh tại Việt Nam và tuân theo quy định của Luật thương mại 2005.
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp
– Quyền đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh: Doanh nghiệp/chi nhánh có quyền thành lập địa điểm kinh doanh tại các đơn vị địa giới hành chính trên lãnh thổ Việt Nam.
- Nghĩa vụ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh: Ngược lại với quyền thành lập thì khi doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài địa chỉ trụ sở chính thì doanh nghiệp phải có nghĩa vụ gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh (Theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP).
Cùng với đó theo Điều 37 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì hành vi kinh doanh ở địa điểm mà không thông báo với Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000.
– Nghĩa vụ của doanh nghiệp sau khi thành lập địa điểm kinh doanh là:
+ Gắn tên địa điểm kinh doanh tại trụ sở địa điểm kinh doanh.
+ Phải đóng lệ phí môn bài hàng năm cho địa điểm kinh doanh.
+ Phải duy trì hoạt động của địa điểm kinh doanh.
+ Phải thông báo tạm ngừng hoạt động địa điểm kinh doanh nếu đã thông báo tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp.
+ Phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh khi có sự thay đổi thông tin đã thông báo khi thành lập địa điểm kinh doanh, tạm ngừng hoạt động hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
+ Thông báo chấm dứt hoạt động của địa điểm kinh doanh trước khi muốn giải thể doanh nghiệp.
+ Thông báo về việc chấm dứt hoạt động kinh doanh nếu không hoạt động kinh doanh tại địa điểm kinh doanh.
Địa điểm kinh doanh và chi nhánh có điểm gì khác nhau?
Tiêu chí |
Chi nhánh |
Địa điểm kinh doanh |
Địa chỉ |
Có thể đặt ở trong nước và nước ngoài Có thể đặt nhiều chi nhánh trong cùng một đơn vị hành chính |
Chỉ được đặt ở trong nước |
Ngành nghề |
Được đăng ký kinh doanh tất cả các ngành nghề công ty đăng ký |
Được đăng ký kinh doanh tất cả các ngành nghề công ty đăng ký |
Cách đặt tên |
Tên Chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh |
Không bắt buộc phải để tên doanh nghiệp khi đặt tên cho địa điểm kinh doanh |
Mã số |
Có mã số đơn vị phụ thuộc |
Mã số của địa điểm kinh doanh là mã số gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh. |
Hình thức hoạch toán |
Hoạch toán độc lập hoặc hoạch toán phụ thuộc |
Hoạch toán phụ thuộc |
Con dấu |
Có con dấu, tài khoản ngân hàng, hóa đơn riêng của chi nhánh |
Không có con dấu, tài khoản ngân hàng, hóa đơn. |
Thủ tục thành lập |
Đăng ký hoạt động với cơ quan đăng ký kinh doanh |
Thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh |
Nghĩa vụ thuế |
Phải kê khai và nộp lệ phí môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng |
Phải kê khai và nộp lệ phí môn bài |
Những lưu ý khi làm thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh tại Hòa Bình
Trụ sở địa điểm kinh doanh nên đặt ở đâu?
– Theo quy định tại Khoản 2 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Tuy nhiên, điều này đã bị sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP, theo đó Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể nằm ngoài tỉnh của trụ sở chính hoặc chi nhánh.
– Trụ sở của địa điểm kinh doanh phải ghi chi tiết như đối với việc ghi tên địa chỉ của việc thành lập công ty: Số nhà/ thôn/xóm/phố, xã/thị trấn/phường, quận/huyện, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương. Đối với những trường hợp địa điểm dự kiến thành lập địa điểm kinh doanh chưa có số nhà thì chủ nhà cần phải làm thủ tục xin đăng ký số nhà nước. Sau đó mới thực hiện thủ tục thành lập tại Sở kế hoạch đầu tư
– Trụ sở địa điểm kinh doanh phải là nơi có trên bản đồ hành chính và phải thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng của doanh nghiệp
+ Nếu trụ sở thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thì phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên doanh nghiệp.
+ Nếu trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp thì phải có hợp đồng thuê nhà của doanh nghiệp.
– Theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 Nghị định 50/2016/NĐ-CP, nếu vi phạm những nội dung trên thì doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Tên của địa điểm kinh doanh nên đặt như thế nào?
– Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
– Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh. Tên địa điểm kinh doanh được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do địa điểm kinh doanh phát hành.
– Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
– Lưu ý: tên địa điểm kinh doanh không bắt buộc phải có cụm từ địa điểm kinh doanh mà doanh nghiệp có thể thay thế bằng các cụm “nhà xưởng”, “xưởng sản xuất”, “cơ sở sản xuất”, “cửa hàng”, “nhà hàng”….
VD: Địa điểm kinh doanh của công ty cổ phần ABC sẽ có tên là: Địa điểm kinh doanh công ty cổ phần ABC.
Người đứng đầu địa điểm kinh doanh là ai?
– Người đứng đầu địa điểm kinh doanh là người do doanh nghiệp tin tưởng bổ nhiệm để quản lý, điều hành hoạt động của địa điểm kinh doanh và chịu trách nhiệm về hoạt động của địa điểm kinh doanh trước ban lãnh đạo công ty.
Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh tại Hòa Bình Công ty Luật TNHH Trần và Liên danh là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh trọn gói. Ngoài việc đăng ký địa điểm kinh doanh nhanh chóng, chúng tôi sẽ tư vấn, giải đáp miễn phí các thắc mắc của khách liên quan đến việc đăng ký, hoạt động của địa điểm và các điều kiện kinh doanh đối với các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Nếu bạn còn thắc mắc hay chưa hiểu, hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí.
Chúng tôi cam kết:
Phí dịch vụ của chúng tôi báo là trọn gói, không phát sinh thêm dù chỉ 1 đồng.
Bạn sẽ không phải lo các vấn đề về thủ tục hành chính. Bạn sẽ Không phải đi lại – Không phải đợi chờ để nộp Hồ sơ, làm thủ tục.
Giám đốc/Sếp của bạn sẽ chỉ phải ký hồ sơ, chuyển hồ sơ. Việc còn lại là của chúng tôi.
Trên đây là bài viết tư vấn về thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh tại Hòa Bình của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc và cần tư vấn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.